Hôm nay,  

Kịch Tác Gia Anton Chekov Và Nàng Olga Knipper

23/03/200300:00:00(Xem: 11048)
gd_03232003_2
PHOTO: Kịch tác gia Anton Pavlovich Chekov và nàng Olga Knipper.

Kịch tác gia Anton Pavlovich Chekov thu hút phụ nữ với sức quyến rũ riêng của chàng - trí thức, khôi hài, sự yếu đuối của chính tâm hồn mình và nỗi buồn lúc nào cũng hiển hiện trên nét mặt. Nhưng nếu có cô nào muốn gắn bó lâu dài, thì chàng lại lảng xa ra. Một lần chàng viết thư cho một người bạn, "Đúng vậy, tôi muốn cưới vợ, nhưng hãy cho tôi một cô vợ nào mà không đứng ở chân trời đời sống của tôi mỗi ngày, y hệt như mặt trăng, với cô ta ở Moscow và tôi ở miền quê."
Sự lạnh lùng của nhà văn Nga Chekov trải rộng rải rác ở các tiểu thuyết, sổ tay, thư tín và kịch bản, "Thế giới thì tuyệt đẹp. Một điều duy nhất tệ hại: chúng ta."
Đã có nhiều mô tả về sự lạnh lùng của chàng từ giới văn chương, như "y hệt như tảng thủy tinh không thể đổi dời bên trong chàng." Hay như lời nhận xét, "anh ta có thể tử tế và rộng rãi mà không yêu thương gì; anh ta dịu dàng và chăm sóc mà không hề tự gắn bó [với ai]."
Người biến đổi được Chekov, nhà soạn kịch vĩ đại nhất trong thời đại của chàng, chính là nữ diễn viên gốc Đức, Olga Leonardovna Knipper, người đóng vai chính trong các vở kịch cuối cùng của chàng. Chàng 41 tuổi và nàng nhỏ hơn 10 tuổi khi họ kết hôn bí mật vào ngày 25-5-1901, sau hai năm làm quen nhau.
Kịch nghệ đã là nỗi đam mê cho Chekov từ thời thơ ấu nghèo cùng tại Taganrog, gần Biển Azoz. Rồi lớn lên thành một bác sĩ, và rồi các tiểu thuyết và truyện kể của chàng dần dần rất mực thành công, mặc dù các vở kịch đầu tay của Chekov kể như thảm bại. Buồn phiền vì thất bại của vở The Seagull tại St. Petersburg năm 1896, chàng tự giấu mình về miền quê ẩn dật.
Cũng chính nơi đó mà Đoàn Kịch Nghệ Moscow, với giám đốc Konstantin Stanilavski, đề nghị chàng làm lại vở kịch. Buổi ra mắt ở Moscow ngày 17-10-1898 là một thành công lớn. Nhân vật Irina Arkadina được đóng bởi Olga Knipper, nữ diễn viên tóc sậm với khuôn mặt đầy nét biểu hiện. Chekov tuy6en bố rằng chàng bị hớp hồn bởi "giọng nói của nàng, phẩm cac1h của nàng, và sự chân thật của nàng."
Đó là chấn động lớn cho chàng để tự khám phá, ở tuổi của chàng, tìm ra tình yêu đam mê cho phụ nữ thông minh và xinh đẹp này.
Khi các bác sĩ khuyên chàng nên dọn về vùng khí hậu khô và dịu như Crimea, thì Chekov quyết định về ở Yalta, nơi chàng đã có 1 căn nhà đã xây nơi đó. Chính nơi đó, chàng viết những tác phẩm cuối cùng, các vở kịch và tiểu thuyết dài.
Chàng đã yêu say đắm một nữ diễn viên, và chàng viết các vai cho nàng. Vào ngày 26-10-1899, nàng đóng vai Elena Andreevna trong vở "Uncle Vanya," và ngày 31-1-1901, nàng đóng vai Masha trong vở "Ba Chị Em."
Chàng viết cho nàng, "Sức khỏe của anh đã trở thành sức khỏe của một ông già. Có nghĩa là, với em thì em sẽ không nhận được một ông chồng, nhưng là một ông nội. Anh thực sự lo sợ các buổi lễ kết hôn, các phong tục và rượu sâm banh mà em phải cầm trên tay với một nụ cười trống rỗng trên khuôn mặt em."
Để làm thêm huyền thoại với các bạn và người quen, họ cùng tổ chức một buổi ăn đêm lớn mà trong đó họ không xuất hiện, để biến dạng và làm lễ kết hôn. Rồi họ đi tới một nơi kỳ dị để hưởng tuần trăng mật: một bệnh viện gần thị trấn Ufa, nơi Chekov đang chữa trị. Chàng đang khạc ra máu: lao phổi, bệnh từng làm chết người anh của chàng, đã làm suy nhược chàng từ năm 1885.
Sau đó thì họ về lại Yalta, và khi bắt đầu mùa trình diễn, Olga phải về lại sân khấu và họ không gặp nhau lại cho tới mùa hè. Cưới nhau không có nghĩa sống với nhau, ít nhất là trong mùa đông, bởi vì khí hậu khắc nghiệt ở Moscow sẽ đan1h gục người bệnh, và Olga thì không có ý từ chối một vai diễn để ở bên chàng tại Crimea.


Chekov than phiền về nỗi cô đơn, "Anh thiệt buồn chán, rất mực buồn chán, khi không có em..."
Chàng đã để thì giờ ra viết The Cherry Orchard cho nàng, một vở kịch trong đó tên nhân vật nữ là Lyubov, một chữ có nghĩa là "yêu thương."
Chàng ghen tị với sự tươi trẻ của nàng, tinh thần của nàng, sự sống động của nàng và sức khỏe nàng. Chàng mong mỏi tuyệt vọng một đưa con, nhưng lại không được nỗi vui đó.
Tình yêu, một tình yêu sâu thẳm và đam mê, đã biến đổi chàng và cũng đổi cac1h chàng nhìn về thế giới. Trong truyện ngắn Gooseberries, một trong các tuyệt phẩm cuối cùng của chàng, chàng viết, "Nếu cuộc đời chúng ta có ý nghĩa, một mục đích, thì nó không liên hệ gì tới hạnh phúc cá nhân của chúng ta, nhưng là cái gì thông minh hơn và vĩ đại hơn."
Khi thấy chàng tuyệt vọng, mặc dù lúc ấy là mùa đông, các bác sĩ bèn cho phép chàng rời Yalta, và một lần nữa chàng gặp kịch nghệ và vợ chàng. Nàng đã thắng lớn với vai diễn trong The Cherry Orchard, buổi ra mắt vở này là ngày 17-1-1904. Tới tháng 5, thấy là cháng đã suy kiệt, chàng mới theo chàng sang Đức, tới thị trấn Badenweiler ở Hắc Lâm (Black Forest) để an dưỡng, và chàng từ trần nơi đây ngày 2-7.
Olga Knipper-Chekova sống tới năm 1959 và vẫn là nữ diễn viên chính của Arts Theatre cho hết cuộc đời nàng, đóng trong các vở kịch viết bởi Gorki, Ibsen và của người chồng quá cố.
Năm 1943, nàng đóng lần cuối trong vai Lyubov Ranyevskaya, mà nàng đã sáng tạo ra 39 năm trước, trong The Cherry Orchard. Nàng nói, "Để đóng các vở kịch Chekhov, bạn phải yêu thương con người như anh ta đã yêu thương, với tất cả mọi lỗi lầm và yếu đuối của họ."

+

Lời Khen Không Mất Tiền Mua

Lời khen không mất tiền mua, lựa lời mà khen cho vừa lòng nhau.
Một lời khen có thể làm cho chàng/nàng, cho những người thân quen khác của bạn yêu đời hơn, và cũng khiến cho người ấy yêu thích bạn hơn. Nhưng cũng nên lựa lời mà khen, không phải cứ khen "búa xua" là "ăn tiền" đâu nha.
Sau đây là một số điều cần biết để lựa lời khen:
· "Hay" và "tốt" là những lời khen được dùng nhiều nhất, đến 42%, nhưng không "work" lắm đâu. Nên vận dụng óc sáng tạo, tạo ra những lời khen đặc biệt hơn, vì những lời khen "có một không hai" luôn được người nghe tán thưởng và nhớ lâu hơn.
· Theo thống kê, đàn ông hà tiện lời khen hơn phụ nữ, nhất là khen vẻ ngoài của người khác (sao kỳ dzậy ta, các bà các cô thích được khen đẹp lắm mà, dzậy mà mấy ông lại hổng thèm khen"""). Bù lại, mấy ông cũng ít được khen: trong một cuộc nghiên cứu, có 78% phụ nữ được khen đẹp, và chỉ có 22% các ông nhận được lời khen này.
· Những người có quyền uy (như các vị xếp) ít khi được khen nhất. Nhưng các vị xếp cũng thích được khen lắm. Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy là những người nào biết khen xếp một cách thành thật thường được xếp đặc biệt yêu thích. Nhớ là phải khen thành thật, chứ khen "xạo" thì các vị xếp sẽ có thừa thông minh để nhận ra.
· Những lời khen được ghi nhớ nhất, và cũng hiếm hoi nhất, là những lời khen các phẩm chất tốt đẹp, thí dụ như khen ngợi sự thông minh của chàng hay đáng yêu của nàng. Vậy khi bạn khen, không nên chỉ khen vẻ đẹp bên ngoài mà bỏ qua các vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong.
· Khi được khen, chúng ta phải làm sao" Người Việt Nam chúng ta thường hay mắc cỡ khi được khen, và lắc đầu nguầy nguậy "hổng dám đâu". Theo các nhà tâm lý, chúng ta nên nhận lời khen như một món quà tặng, chứ không nên từ chối chúng. Nhận, nói lời cám ơn, thưởng thức, và tặng lại cho người kia khi có dịp.
Nguyễn M. Hà (st)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.