Hôm nay,  

Wal-mart Ép Giá Toàn Cầu; Hoa-ấn Liên Minh Kình Lại

15/02/200400:00:00(Xem: 4527)
Wal-Mart Ép Giá Toàn Cầu; Hoa-Ấn Liên Minh Kình Lại

WASHINGTON (KL) – Wal-Mart là một công ty Hoa kỳ do Sam Walton thành lập năm 1960. Công ty này đã phát triển tới mức để trở thành loại cửa hàng bán lẻ với giá rẻ lớn nhất tại Hoa kỳ. Lượng hàng lẻ bán ra tính vào đầu năm 1990 đã đạt được 32, 6 tỷ Mỹ kim. Sự bành trướng thị truờng của Walt-Mart đang lan ra khắp thế giới.
Công ty Wal-Mart trước đây là một cửa hàng bán lẻ nhỏ mở ra tại Arkansas đặc biệt phát triển thành một hãng hết sức lớn mạnh nhờ vào nhóm quản lý đệ nhất hạng chú tâm vào những chiến lược để canh tân các hoạt động của hãng này.
Chiến lược chính là đảm bảo những mặt hàng có giá cao được bán với giá thực rẻ cho giới tiêu thụ. Nếu như giá của loại hàng này mà Wal-Mart có bán cao hơn các cửa hàng khác, khách hàng đưa ra chứng cớ để chứng minh, Wal-Mart sẵn sàng hoàn lại tiền theo yêu cầu của khách hàng.
Theo ký giả Jayyanthi Iyenga, không có gì bằng nếu Ấn Độ và Trung quốc đoàn kết lại với nhau trên mọi khía cạnh để mở rộng các khu vực bán lẻ ra cho giới đầu tư nước ngoài. Hai quốc gia này là thị trường lớn nhất thế giới và cũng là thị trường tiêu thụ đứng hàng thứ hai trên thế giới, cả hai cũng đang gặp các trở ngại quan trọng trong việc chống lại tiến trình cho phép tự do hóa.
Hiện nay Ấn Độ và Trung quốc đã nhanh chóng cho mở cửa phần nào việc đầu tư trực tiếp của người nước ngoài vào các khu vực bán lẻ, cả hai quốc gia này đã do dự khi cho cởi mở hoàn toàn các khu vực này.
Trung quốc và Ấn độ đang lo ngại phản ứng của dân chúng sau này, nếu không theo dõi và kiểm soát được sự phát triển của giới bán lẻ nước ngoài khi họ đuợc phép mở ra các cửa hàng bán lẻ tự do. Ấn Độ và Trung quốc là hai nền kinh tế đóng cửa tương đối cả hàng chục năm rồi.
“Cái ẩn số gây ra lo sợ càng ngày càng gia tăng, nhất là khi các ẩn số này có tiềm thế ảnh hưởng tới hàng triệu công nhân hiện hữu và hàng trăm ngàn các cửa hàng bán lẻ nhỏ hiện nay của hai quốc gia này,” theo lời của Arvind Singhal, chủ tich công ty KSA Technopak, một công ty tư vấn về ngành bán lẻ tại Ấn Độ chuyên chú vào các sản phẩm tiêu thụ và các lãnh vực bán lẻ.
Những lý do mà công ty tư vấn KSA Technopak đưa ra được tóm gọn như sau:
Việc bán lẻ hiện này có nhiều manh múng và lại phân tán ra quá cao. Việc bán lẻ có tổ chức lớn như các đại công ty Wal-Mart của Hoa kỳ, Tesco của Anh quốc, Carrefour của Pháp quốc , Makro của Hòa Lan và các công ty bán lẻ có tổ chức khác có thể làm cho hầu hết các cửa hàng bán lẻ tại địa phương phải dẹp đi.
Các đại công ty bán lẻ quốc tế này sẽ làm cho cán cân hàng nhập khẩu mất quân bình vì chạy theo nguồn hàng cung cấp trên thế giới với giá rẻ hơn giá nguồn hàng do cơ sở địa phương sản xuất ra.
Các đại công ty bán lẻ quốc tế dùng giá cả làm mồi để đè bẹp các cửa hàng bán lẻ lớn cũng như cửa hàng bán lẻ nhỏ của địa phương.
Hiện thời tính ra cứ 11 cửa hàng bán lẻ cho một ngàn dân Ấn Độ. Công nghiệp bán lẻ manh mún tại Ấn độ càng ngày càng cao không có thể nào so sánh hay bắt kịp được với các đại công ty bán lẻ như Wal-Mart.
Trung quốc và Ấn Độ vốn là hai quốc gia bảo thủ đi theo hướng xã hội. Hai quốc gia dự đoán và đã cho mở lãnh vực bán lẻ từng phần trong khi vật lộn để phát sinh luật lệ khống chế các cửa hàng bán lẻ của người nước ngoài vi phạm qui luật cho phát triển việc bán lẻ ngoài tầm kiểm soát của nhà cầm quyền.
Tuy bị gò bó vào luật lệ, giới bán lẻ người nước ngoài thấy thị truờng của hai quốc gia này vẫn hấp dẫn nhiều để sẵn sàng lăn lưng vào.
“Trung quốc được họ coi như là một quốc gia có triển vọng lạc quan cao nhất nhờ có sự thay đổi trong năm qua, lợi tức để tiêu dùng của dân Trung quốc có một triển vọng dài hạn, lại còn có cả đống lao động có đủ khả năng đang gia tăng nhờ vào việc đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nền công kỹ tại Trung quốc.”
Hơn nữa không gian bán lẻ có việc cạnh tranh theo lối đi tắt xẩy ra mạnh trong các thị truờng đang nhô lên; vì thế giới bán lẻ nước ngoài cũng không quản ngại để tìm ra một số lối đi tắt.
Như tại Trung quốc, chuỗi cửa hàng Carrefour của Pháp bán lẻ đã bị nhà nước Trung quốc trừng phạt nặng năm 2000 về việc vi phạm cho cửa hàng bành trướng ngoài vùng ấn định. Vụ này có sự lây lan khiến cho Trung quốc phải thắt chặt lại điều luật để bàn thảo với giới bàn lẻ về số vốn cần có tối thiểu, việc xử dụng mặt bằng và thanh toán các khoản khác theo thời gian ấn định. Việc bành trướng hay mở rộng thêm việc bán lẻ chỉ được chấp thuận sau khi các dự án đã được minh bạch theo đúng luồng và những nhân viên vi phạm phải được trừng phạt theo huấn thị như đã đề nghị.
Công ty bán lẻ Metro Cash & Carry GmbH của Đức, một công ty bán lẻ đứng hàng thứ tư trên thế giới, cũng đang bị Ấn Độ khép vào tội vi phạm vào các điều kiện theo môn bài cho phép. Công ty này cùng với công ty Shoprite Checker của Nam Phi khi vào Ấn Độ đã cam kết chỉ bán sỉ hàng theo lối trả tiền mặt trước khi cho chở hàng đi. Các cửa hàng bán lẻ lớn và nhỏ của dân Ấn Độ cho rằng công ty này đang bán lẻ trực tiếp cho giới tiêu thụ, trong khi đó công ty Metro GmbH đứng trên cương vị theo luật của Ấn Độ, công ty có quyền bán lẻ cho những khách hàng được cấp thẻ trung tín (loyalty cards). Vụ này đang thưa kiện, công ty Đức bán lẻ này có tội hoặc vi phạm qui luật còn tuỳ thuộc vào tòa án của Ấn Độ.
Thẻ trung tín thường là do đảng phái hay các cơ quan của Ấn Độ yêu cầu công ty cấp cho một số nhân viên nằm trong tổ chức của các đảng hay cơ quan và đã bị đảng Cộng sản Ấn Độ đưa ra để tố giác.
Tìm hiểu cái không khí khép tội chung quanh việc cởi mở khu vực bán lẻ tại Ấn Độ và Trung quốc, người ta cần phải tìm hiểu ý kiến của dân chúng trước ảnh huởng của sự cởi mở này.
Lúc đầu Ấn độ cho phép các cửa hàng bán lẻ bán trực tiếp cho các khách tiêu thụ. Năm 1997, Ấn Độ đã rút lại. Hội đồng FIPB ( Foreign Investment Promotion Board) về khuyến cáo đầu tư của nước ngoài đã nghị quyết để khuyến khích giới đầu tư nước ngoài lập ra các cơ sở sản xuất tại Ấn Độ thay vì cho phép vào chỉ có hành nghề thương mại. Chuyện naỳ phát sinh ra từ tiếng nói lo sợ chính của các nhà buôn Ấn Độ là sẽ có hàng triệu cửa tiệm mà Ấn gọi là các “kirana” (tiểu thương), tựa như Hoa kỳ sẽ bị người nước ngoài làm cho chết.
Hội đồng này nhận được quá nhiều đơn xin buôn bán hơn là theo đề nghị đầu tư đã đưa ra. Các đơn xin môn bài để buôn bán tại Ấn độ phần đông là của Hoa kiều.
Ấn Độ đâm ra lo sợ về những Hoa kiều này, được biết những người Hoa này có tài bán phá giá và các mánh đi tắt tạo ra giá cả thực rẻ.
Quan hệ Trung-Ấn đã căng thẳng nhiều năm trong việc bảo vệ thương trường để cho giới Hoa thương vào Ấn Độ, nhất là khi Hội đồng FIPB không có đủ khả năng để kiểm soát loại Hoa thương này.
Cuối cùng Ấn đưa ra qui luật mới năm 1997 để xếp loại các công ty nước ngoài vào ba dạng về các công ty có cơ sở chế xuất và bán sản phẩm do nội địa chế ra. Qui luật áp dụng cho những công ty mở ra buôn bán trước khi ra qui luật năm 1997 và qui luật áp dụng cho những công ty mở ra buôn bán sau khi ra qui luật năm 1997:
Dạng công ty thứ nhất mà Ấn Độ ưa nhất là những công ty chế ra sản phẩm và bán ngay tại Ấn Độ. Việc buôn bán sản phẩm của dạng công ty thứ nhất không bị giới hạn. Những công ty có giới tiêu thụ sẵn từ truớc tới nay là các công ty như SONY, LG, Samsung và Phillips chế hàng ra và bán ngay tại Ấn Độ. Các công ty dạng thứ nhất này cũng nhập cảng và bán các sản phẩm thuộc hàng Hi-Tech như máy in loại Laser và máy copy có chứng nhận kỹ thuật chế tạo mà giá phí không có thể nào thực hiện được tại Ấn Độ. Các công ty này được quyền tiếp tục bán lẻ các loại hàng này trong tương lai.
Dạng thứ hai chỉ có hai công ty được cam kết để được phép hoạt động tại Ấn Độ là Nanz và Spencers. Hai công ty này có quyền bán thẳng sản phẩm của công ty cho các khách mua lẻ.
Dạng thứ ba là những công ty nước ngoài vào Ấn Độ sau năm 1997, các công ty bán lẻ nước ngoài có thể làm chủ các chi nhánh mở ra tại Ấn Độ, nhưng những công ty này chỉ có thể bán sản phẩm của mình cho các nhà buôn sỉ (Các cửa hàng bán lẻ của Ấn Độ), không được bán trực tiếp cho khách hàng mua lẻ. Dạng thứ ba này xoay ra lập các cửa hàng “franchisee” như tổng đại lý có vốn thế chân hay cửa hàng bán sỉ trả tiền mặt trước khi mang hàng đi.
Theo Dân chủ Bình đẳng, tiếng nói của đảng Cộng sản Ấn Độ đã đưa vần đề này ra hồi tháng chạp 2003. “Lý do chính là có sự ủng hộ của vài nghị viên quốc hội và các đảng chính chính trị mà chính quyền Ấn Độ buộc lòng phải ra quyết định không cho phép người nước ngoài được đầu tư vào việc buôn bán lẻ.”


Theo giới quan sát Âu Tây, giới bán lẻ tại Ấn độ là chủ nhân ông lớn đứng hàng thứ hai sau giới chủ nhân của nông nghiệp. Giới chủ nhân bán lẻ xử dụng khoảng 10 phần trăm dân số lao động của Ấn, tính theo năm 2001 giới này đã dùng 39,3 triệu người lao động. Giới chủ nhân bán lẻ phát triển rất nhanh. Giữa khoảng năm 1996 và 2001 tính ra giới này đã tăng lên hàng năm khoảng 17% cho tới khi bị tiến trình BPO (Business Process Outsourcing) về kinh doanh bằng cách tìm nhà thầu đẩy lui.
Tìm hiểu về cái nhiệt tình giảm đi để mở rộng khu vực bán lẻ tại Trung quốc, nguời ta cần phải xem xét tới hai tài liệu. Đó là thỏa ước gia nhập tổ chức WTO về mậu dịch thế giới và những qui luật đầu tư nước ngoài đã phổ biến và nối kết vào với những phản ứng của dân chúng.
Tổ chức WTO buộc Trung quốc phải chấp nhận giới bán lẻ nước ngoài theo những gì Trung quốc đã cam kết. Năm thứ nhất của năm năm trong giai đoạn giao thời chấm dứt vào tháng chạp 2004, Bắc Kinh đồng ý cho mở cửa lãnh vực bán lẻ cho giới bán lẻ nước ngoài làm hai giai đoạn (phases).
Hai năm đầu giới bán lẻ nước ngoài phải đầu tư theo kiểu liên doanh với người Trung quốc, hai năm sau liên doanh này có quyền mở ra các chi nhánh.
Giai đoạn đầu tiên Trung quốc đồng ý cho phép các liên doanh đầu tư được lập ra tại năm biệt khu kinh tế và sáu thành thị.
Các biệt khu này là Shenzhen, Zhuhai, Shantou, Xiamen và Hainan cùng với các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Dalian và Qingdao.
Tại các biệt khu kinh tế, các nhà cung cấp nước ngoài được phép cung cấp toàn bộ dịch vụ cho việc phân phối sản phẩm của mình kể cả hậu mãi dịch.
Còn vế thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải, giới bán lẻ nước ngoài chỉ được phép thành lập mỗi nơi bốn liên doanh dầu tư, trong khi bốn thành phố còn lại số liên doanh dầu tư tối đa là hai hãng bán lẻ mà thôi.
Các đô thị như Chongqing của tỉnh Chongqing và đô thị Ning bo của tỉnh Zhejiang phải mở cửa cho giới đầu tư nước ngoài trong năm thứ hai.
Vào tháng giêng 2003, toàn vùng, số lượng và việc giới hạn cổ phần hóa được bãi bỏ. Có nghĩa là kể từ năm 2003. một công ty nước ngoài có biệt lệ nào đó có thể làm chủ 100 phần trăm các chi nhánh tại Trung quốc. Đối với các departo có mặt bằng rộng trên 20 ngàn mét vuông với một chuỗi trên 30 cửa tiệm, cổ phần của người nước ngoài được chiếm tối đa là 50 phần trăm.
Ngoài ta thỏa hiệp WTO cũng cho phép Trung quốc có quyền áp đặt để cấm khu vực cho giới bán lẻ nước ngoài hoạt động trong một số lãnh vực. Chỉ những khu nào đã kinh doanh trên một năm là được phép bán sách, bán báo và bán tạp chí.
Thời biểu cho phép giới bán lẻ vốn nước ngoài để mua bán dược phẩm, thuốc trừ sâu và các sản phẩm của dầu mỏ vào năm thứ tư và phân bón hóa học vào năm thứ năm.
Chính quyền Trung quốc trung ương đã thỏa thuận với tổ chức WTO về thời biểu này.
Song vẫn còn có trở ngại khi đại công ty bán lẻ Carefour của Pháp tiến tới việc thanh toán tiền phạt để mở ra các cửa hàng bán lẻ tại các tỉnh theo thứ tự.
Thiếu sự phối hợp cũng như có sự cạnh tranh giữa các tỉnh với nhau, các tỉnh để cho công ty Carefour thanh toán tiền phạt trước và thành lập thêm liên doanh theo như giấy phép và thỏa hiệp WTO. Trước khi giới lãnh đạo trung ương nhận ra những gì đang xẩy ra, công ty Carefour đã có các cửa hàng điểm lên quang cảnh của Trung quốc rồi.
Chính quyền Trung quốc quở trách đại công ty Carefour của Pháp, nhưng không trừng phạt nặng, người ta thấy công ty này cho rút đi các cửa hàng vi phạm mà không bị lỗ, sau đó các công ty bán lẻ nước ngoài khác theo chân của công ty này để rút đi.
Kết quả ngày nay còn vài công ty bán lẻ nước ngoài vẫn lẩn điều kiện của giấy phép. Phần vì lý do chính trị, chính quyền Trung quốc không có thể nào chống lại các công ty đã vi phạm vì thiếu hẳn cơ chế pháp lý để cho thi hành.
Các công ty bán lẻ nước ngoài đổ sô vào để chia thị phần. Hầu hết các công ty này coi sự vi phạm như pha. Có trên 300 công ty lớn và nhỏ đã xô đẩy nhau trong không gian bán lẻ này, chạy đua với nhau bằng cách đi tắt để chiếm thị phần được phần nào hay phần nấy trước khi Trung quốc hoàn toàn hội nhập vào cộng đồng mậu dịch toàn cầu dưới quyền của tổ chức WTO.
Trong khi lời chỉ trích của công chúng về các công ty bán lẻ nước ngoài càng ngày càng gia tăng tại Trung quốc. Giới truyền thông của Trung quốc đưa lên đầy tràn các câu chuyện về các cửa tiệm bán lẻ của dân Trung quốc bị dẹp đi vì các chuỗi công ty có vốn bạc tỷ như Wal-Mart, một công ty bán lẻ lớn nhất trên thế giới.
Hiện nay tờ Trung hoa Nhật báo đã dẫn theo tạp chí Wall Street cho loan tin là các nhà cung cấp hàng của Trung quốc đã buộc phải sa thải nhân viên vì Wal-Mart, 95 phần trăm hàng hóa của công ty này là do các nhà cung cấp tại Trung quốc đang bị ép giá. Bản tin này cũng dẫn chứng ra tại Ấn Độ để thấy cái ý đồ quái ác của những công ty bán lẻ nước ngoài.
Một mối hăm dọa thuờng thấy mà giới truyền thông Trung quốc đang lo sợ là cái lợi thế về giá phí mà các nhà xuất cảng Trung quốc đang hưởng sẽ bị soi mòn, nếu như các công ty bán lẻ nước ngoài thu mua hàng của các nhà cung cấp tại Trung quốc.
Phó chủ tịch Zhang Hongwei của Tổng Liên Nghiệp đoàn Trung quốc ACFTU (All-China Federation of Trade Union) đã dẫn theo tin loan của báo chí Trung quốc cho biết : “Nghề buôn bán lẻ tại Trung quốc đang tuyệt chủng. Các đại công ty bán lẻ nước ngoài đã hoàn tất việc dàn dựng các cửa hàng bán lẻ qua những đường bất hợp pháp vô hình bóng và các nhà đầu tư khác cũng đi theo con đường này.”
Được biết Tổng Liên đoàn ACFTU có 131 triệu đoàn viên đã nhắm vào Wal-Mart như là một biểu tuợng đàn áp của công ty nước ngoài. Trung quốc Công đoàn (China National Union) đã phải chủ động thay vì bị động để công đoàn hóa ban quản trị của các cửa hàng Wal-Mart tại Trung quốc từ năm 2000.
Trong hội nghị Quốc hội thứ 14 với Trung quốc Công đoàn mở ra hồi tháng chín 2003, liên đoàn nghiệp đã dả kích công khai : “Các công ty đang tước quyền lập nghiệp đoàn công nhân, chúng ta phải dành quyền để kiện lại các công ty này.”
Công đoàn hóa được hợp pháp tại Trung quốc, nhưng chỉ công nhận những nghiệp đoàn có sự chấp thuận của nhà nước. Các công ty nước ngoài có thể đến pháp đình vì không cho phép công nhân tổ chức để đòi lên luơng, đòi điều kiện lao tác an toàn và đòi các vấn đề liên quan tới công nhân.
Theo các số liệu của giới quan sát Tây Aâu đưa ra khoảng năm 1996-2001, Trung quốc có tới 20,3 triệu cửa hàng bán lẻ vào năm 2001. Từ năm 1996 tới 2001 số cửa hàng bán lẻ đã tăng lên 32,6 phần trăm. Thuơng vụ bán lẻ đạt tới mức 3,2 ngàn tỷ Yuan tăng 38,5 phần trăm trong suốt thời gian này. Khu vực bán lẻ đã xử dụng từ 32 triệu lên tới 39,2 triệu người vào năm 1996, tuợng trưng cho mức phát tirển kinh tế 22,5 phần trăm.
Ngoài các chiến lược thu mua hàng theo kiểu dân Việt Nam gọi là “mua tận gốc bán tận ngọn”, công ty Wal-Mart còn có những chiến thuật để ép giá cả của các nhà sản xuất hàng trên trên thế giới.
Đã thế công ty Wal-Mart còn có cái lợi thế là đầu tư vào việc áp dụng kỹ thuật tin học và điện toán tối tân xuyên qua hệ thống vệ tinh liên lạc với một sở hụi hay đầu phí (overhead) nhất định cho toàn bộ mà các công ty bán lẻ khác trên thế giới chưa làm nổi để vận dụng hàng hóa, dịch vụ, hàng dự trữ kho và các thông tin từ những cửa hàng dư hàng sang các cửa hàng đang thiếu hàng để bán hay thông tin về giá cả lên xuống của các mặt hàng để cho nhân viên tìm ra những nguồn hàng có giá thực rẻ ở khắp nơi trên thế giới.
Công ty Wal-Mart còn tạo ra một cái phong hóa (culture) bình đẳng (egalitarian) và năng động giữa các trưởng khu hàng, các quản đốc cửa hàng và từng cá nhân của công ty để có cùng một quyết định quan trọng khi nhận trách nhiệm để thi hành hết mức theo cái mà Wal-Mart gọi là Associates (liên minh, giao kết, hội ý...) theo sự đãi ngộ của công ty.
Cái phong hóa này được hỗ trợ bằng chương trình có lời thì chia cho và bằng chương trình cho tất cả mọi nhân viên phục vụ cho Wal-Mart đều có cổ phần riêng.
Cái lợi thế của Wal-Mart là tổng hợp phong hóa với hệ thống tiếp vận nhờ kỹ thuật tin học khiến cho “franchisee” (cấp quyền đại lý) khó có thể nào thực hiện được khi một quốc gia nào đó muốn mua.
Nói theo cách khác, có nghĩa là cái mánh khóe nhà nghề nằm trong cái phong hóa và những hệ thống không có thể nào dẫn tới việc có thể bỏ tiền ra để mua cái quyền đại lý cho công ty Wal-Mart.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.