Hôm nay,  

Huyền Thoại Mối Tình Huyền Trân Công Chúa, Vua Chế Mân

11/03/200600:00:00(Xem: 8356)
- (Riêng tặng những phụ nữ làm rạng danh Phan Thiết-Bình Thuận Và Điệp, Mai Minh,Vân, Ngữ, Đào, Mai, Dung, Trong, Sâm, Trang, Trai, Hoàng Hậu.)

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh, tôi thần, nên đã lập được những chiến công hiển hách oanh liệt nhất, qua ba lần đuổi đánh quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Năm Tân Sửu 1301, Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông khi du ngoại tại Chiêm quốc, có hứa với vua Chế Mân, là sẽ gã Huyền Trân công chúa cho người nhưng triều đình, nhất là Vua Anh Tôn không tán thành, nại lý so đường xa, phong tục khác biệt giữa hai dân tộc, nên không muốn đưa em gái mình tới miền đất xa lạ. Cuối cùng vua Chiêm phải dâng hai châu Ô và Lý, làm lễ cưới mới được chấp thuận.

Tháng 6 năm Bính Ngọ (1306), Huyền Trân lên đường sang Chiêm quốc, còn nhà Trần tiếp nhận hai châu trên, đổi thành Hoá và Thuận Châu, tức là tỉnh Quảng Trị và một phần tỉnh Thừa Thiên ngày nay. Dù thời gian có đổi thay và bia lời nọc rắn của vài kẻ đố kỵ ganh hờn, vẫn còn kéo dài tới hôm nay, không ngớt đặt chuyện trách chê biếm nhẽ, nhưng muôn đời Trần Huyền Trân, cũng vẫn là một anh thư nước Việt và trên hết, câu chuyện tình tay ba giữa Huyền Trân-Khắc Chung-Chế Mân, nếu có, cũng là một huyền thoại diễm tình nhất trong những mối tình dẹp có máu lệ, của những phụ nử phi thường đất Việt, mà mở đầu là mối tình đắm đưối của Trọng Thủy-Mỵ Châu,tới nay ai cũng muốn nhắc, cho dù chỉ đề thương sầu và tiếc hận:

Xưa nay, tình là cái gì, chẳng qua cũng chỉ là những niềm đau đứt ruột, nên ta sao dám trách tiền nhân, vì chính ta cũng chẳng thoát được nợ tình:

' Người đến đó rồi đi vào thiên cổ

bỏ trơ ta với nguyện ước mùa xuân

cuộc tình hờ e ấp lắm bâng khuâng

nay thoáng chốc thành tình sầu cô quạnh ..

Ôi đau đớn trót sinh nhằm thế kỷ

nên cho dù có đắm đưới hiến dâng

người là hoa ta đâu dám lại gần

chỉ vĩnh cửu ôm tình hờ bước vội ..'

1- VUA CHẾ MÂN:

Đọc Việt sử, tới những trang viết về cuộc tình của Huyền Trân công chúa và vua Chế Mân, thường thấy bên lề câu chuyện chính sử, có kèm theo những câu ca dao không rõ xuất xứ,

'Tiếc thay cây quế giữa rừng,

để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo

tiếc thay hạt gạo trắng ngần,

đã vo nước đục, lại vần lửa rơm.'

Thực tế không thấy chính sử nào đề cập tới chuyện tình giữa công chúa Huyến Trân và quan Nhập Nội Hành Khiển Thượng Thư Tả Bộc Xạ Trần Khắc Chung, mà toàn là lời đồn bên lề. Chắc là vậy, cho nên thời tiền chiến, đả có một nhà văn viết cuốn tiểu thuyết dã sử 'cánh buồm thoát tục', nói về câu chuyện tình lãng mạn trên. Mới đây trên báo chí VC năm 1995, có Nguyễn Nhân Thống viết bài, nói vua Chế Mân bị bệnh phong lác, nên đã có tên là vua Lác qua tên Chàm là Po Klong Giray (1151-1205). Đây là một sự lầm lẫn vô tình hay giả vờ quên có ác ý, với mục đích đổ dầu vào lửa, làm sống lại một niềm đau quá khứ mà chẳng ai muốn. Theo sử liệu, vua này sinh trước vua Chế Mân hơn một thế kỷ, và nổi danh là một đấng minh quân của Chiêm Thành. Ngài đã xây dựng Ba Tháp và Đập Nha Trịnh, trên sông Dinh tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận ngày nay.

Cũng căn cứ vào sử liệu, ta biết vua Chế Mân có tên là Harijit, con vua Indravarman đệ ngủ, hiện gia phả của dòng họ này, còn thấy khắc trên văn bia Đông Dương I và II, tại tỉnh Quảng Nam (Trung Phần ) như sau: 'Triều đại UROJA, Paramxvara sinh Uroja - Dharmaraja - Rudravarman - Indravarman - Jaya Indravarman - Jaya Sinhavarman, tức thế tử Harijit hay vua Chế Mân - sinh Chế Chi, Chế Đà A Bà Niêm và Chế Đa Đa (con Huyền Trân).’

Theo Việt sử, tháng sáu năm At Mùi (1295), Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông đi tu, sau khi nhường ngôi vua cho con là Anh Tôn. Tháng tám năm Kỷ Hợi (1299), Ngài vào núi Yên Tử, sống đời khổ hạnh và trở thành Tổ của Thiền phái Trúc Lâm, đạo hiệu Trúc Lâm Đại Sĩ. Việc vua Trần Nhân Tông hứa gã công chúa yêu quý nhất của Ngài cho vua Chế Mân, cũng không ngoài việc 'anh hùng trọng anh hùng', qua cái tư cách hào hoa mã thượng của nhà vua trẻ này, đã thể hiện vào năm 1283, vua Chế Mân đã lãnh đạo quân dân Chiêm quốc chống lại quân Mông Cổ khi chúng xâm lăng nước này. Chính vua Trần Nhân Tông đã tăng cường, 2 vạn quân và 500 chiến thuyền sang giúp Chiêm Thành trong lúc đó.

Do tình cảm gắn bó tốt đẹp trên, nên khi Thượng Hoàng cùng với đoàn tăng lữ sang tham quan và nghiên cứu tình hình tôn giáo của nước này, được dịp chứng kiến hành động của vua Chế Mân, khiến ngài quý trọng mới chịu gã Huyền Trân. Theo sử, thì tháng 2 At Tỵ (1305), sứ bộ nước Chiêm do sứ thần Chế Bồ Đài tới Thăng Long, dâng lễ cầu hôn, tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) thì gã công chúa Huyền Trân. Nói tóm lại, qua con mắt của Trúc Lâm Đại Sĩ, việc gã công chúa Huyền Trân cho vua Chế Mân là xứng đáng vì nhà vua là bậc anh hùng thời đại, chứ không phải thằng Mường hay Mán, cũng không phải là lửa rơm hay nước đục gì cả. Ngoài ra hiện nay có ít người không biết dựa vào nguồn sử liệu nào, đã kết tội cho nhà Trần là đem Huyền Trần gã cho Chế Mân, mục đích chỉ để chiếm đất đai của người Chàm. Họ quên là lúc đó, Đại Việt rất hùng mạnh, kể cả đế quốc Nguyên Mông vô địch thế giới, nhưng khi đến nước Nam, cả ba lần đều bi đánh tan. Như vậy lúc đó, trong sức mạnh xẽ núi đó, quân Việt nếu có lòng xâm lăng cướp đất lân bang, liệu người Chiếm chống giữ nổi hay không"

Về việc bia miệng căn cứ chuyện Khắc Chung cứu Huyền Trân, sau đó gần một năm mới về nước, mà cho rằng hai người đã tư thông. Chuyện này đến nay vẫn là huyền thoại vì chính sử không hề nhắc tới. Theo sử liệu, trong phái đoàn sang Chiêm Thành giải cứu công chúa Huyền Trân lúc đó, rất đông đảo, ngoài Chủ tướng họ Trần còn có An phù sứ Đặng Vân..

Phương chi, Thượng tướng Trần Khắc Chung là một người rất có danh vọng đời Trần, ông còn là một thiền sư, đã từng đề bạt cho tập 'Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục' do nhà sư Pháp Loa biên tập, vua Nhân Tông hiệu đính. Bao nhiêu đó đủ thấy đạo đức của ông, vì vậy sau khi về triều, Trần Khắc Chung vẫn được từ vua tới dân chúng kính nể ngưỡng mộ, qua các triều Anh Tông, Minh Tông. Sau rốt theo sử, cho biết vua Anh Tông rất nghiêm khắc, nếu quả thật Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân, làm nhục quốc thể Đại Việt, liệu ông có thoát được sự trừng phạt của triều đình lúc đó, như thượng phẩm Nguyễn Hưng, chỉ can tội đánh bạc, mà đã bị vua Anh Tôn ra lệnh đánh chết vào tháng ba năm Bình Thân 1296.

2--HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA VỀ CHIÊM QUỐC:

Sử đã kể lại cuộc tiễn đưa Huyền Trân công chúa về Chiêm quốc làm vợ vua Chế Mân, thật long trọng. Từ kinh đô Đại Việt đến Bến Đông Bộ Đầu, cờ xí rợp trời, hai bên đường người đứng xem đông nghịt.

Dẫn đầu là sứ bộ Chiêm Thành, kế đó là kiệu hoa của công chúa, bên tả là kiệu của Văn Túc Vương Trần Đạo Tải, bên hữu là kiệu của Thượng tướng Trần Khắc Chung, tiếp theo là Trí Khu Mật viện Sự Đoàn Nhử Hài, Trạng Nguyên Mạc Đỉnh Chi, Hoàng Giáp Nguyễn Trung Ngạn. Đoàn tuỳ tùng gồm các quan văn võ và hoàng gia theo đưa tiễn, trên ngàn người. Riêng dân vì lòng mến mộ một vị công chúa vì nước hy sinh, lại có đức hạnh và nhan sắc thiên kiều bá mỵ, nên nô nức rủ nhau đi xem đông không kể xiết.

Dù cố gạt lệ trước mặt những người đưa tiễn, nhưng công chúa cũng không sao cầm lòng nổi khi bước chân xuống thuyền, nên nàng chỉ còn biết đưa tay vái lạy, non nước và đồng bào trong giờ vĩnh biệt. Người sau cảm thông nỗi niềm cay đắng của một kiếp hoa vì nước quên mình, nên đã trút cạn lòng mình trong lời ca bi thiết của điệu Nam Bình:

'Nước non ngàn dặm ra đi,

Mối tình chi

Mượn màu son phấn

Đền nợ Ô Ly

Xót thay vì

Đương độ xuân thì..'

Và rồi một phát pháo hiệu nổ vang, tiếp theo là hàng chục ánh pháo bông tỏa sáng khắp bầu trời. Đoàn thuyền căng buồm rời bến. Trong khoang thuyền, công chúa ngồi giữa hoa trầm thơm hương ngào ngạt nhưng hồn thì như đã gởi tận ngàn phương. Bên tai, tiếng cha già căn dặn vẫn còn văng vẳng: 'Đây là cuộc tình ngoại giao, con phải cố làm sao giữ hòa khí giữa hai nước và trách nhiệm làm làm vợ đối với Chế Mân '. Thuyền ra khỏi cửa biển Đại Hoàng vừa lúc hoàng hôn ập xuống bao trùm vạn vật. Người buồn gặp cảnh càng buồn hơn, làm ai có thể ngăn được lệ, huống chi là một công chúa đa sầu"

Thật ra nhiệm vụ của Huyền Trân hoàn toàn khác xa với lần đi cống Hồ của Chiêu Quân hay Trần Hạnh Nguyên. Công Chúa lấy chồng vì trách nhiệm với đất nước, vừa đem về bờ cõi thêm hai châu Ô-Lý, vừa kết thân với Chiêm Quốc làm thành thế phên dậu, chống giặc Mông-Nguyên phương bắc. Thế nhưng thiên hạ cứ vô tình, mai mỉa, ngay cả hoàng tộc cũng không tha

'hoài công mà gã chồng xa,

trước là mất giỗ, sau là mất con..'

Sáng hôm sau, trong khi đoàn thuyền hoa còn đang lênh đênh trên biển, thì bỗng vang lên một tiếng pháo lệnh thật lớn, thì ra đoàn thuyền rồng của vua Chế Mân ra tận biển rước công chúa. Khi hai đoàn thuyền xáp lại gần nhau, bên thuyền Hoàng gia Chiêm Thành trống kèn, đàn sáo vang lên rộn rã. Trong lúc đó, đoàn thuyền của Đại Việt cũng đốt pháo mừng, xác pháo theo gió bay đỏ cả mặt biển. Hòa thượng Du Già, trong bộ áo cà sa màu vàng, đội mũ hoa sen, đứng trước mũi thuyền rồng, đại diện cho vua Chế Mân, tiếp kiến Hòa thượng Minh Thái, đại diện cho vua Trần Anh Tôn của Đại Việt. Sau đó hai đoàn thuyền song song tiến vào đất liền, nơi biên giới giữa hai nước.

Thuyến cập bến, cũng vừa lúc vua Chế Mân từ kiệu vàng tiến lại. Nhà vua cao lớn, mình vận áo bào trắng, quần che cũng màu trắng, ngoài khoắc áo giáp đan bằng sợi vàng, chân mang hia đen thêu chim thần Garuda. Ngang ngực thắt đai ngọc, lung lẳng bên hông là một thanh bảo kiếm khắc hình thần Ganesa đầu voi mình người, võ kiếm bằng vàng, chuồi kiếm bằng ngà voi nạm hồng ngọc. Đầu đội mũ trụ bằng vàng, chóp nhọn, trên đỉnh nạm một viên ngọc quí to bằng trứng chim sẻ, luôn luôn tỏa ánh sáng bảy màu.

Vua còn trẻ, da màu nâu sạm nhưng cốt cách thanh kỳ, toát lên cái vẻ hào hoa phong nhã của một quân vương đa tình, đa cảm. Bên này, Huyền Trân e ấp chấp tay khép nép chào nhà vua bằng tiếng Chàm, khiến vua sững sờ không ngờ một nàng công chúa Đại Việt, lại thông thạo tiếng nước mình một cách trôi chảy. Rồi cả hai sóng đôi bước về phía kiệu đang chờ, giữa tiếng hô chào vang dậy của thần dân Chiêm quốc, dành cho một hoàng hậu người Đại Việt. Trước hương án nghi ngút khói hương nơi vùng biên tái, có sự chứng kiến của Hoà thượng Minh Thái, bên cạnh công chúa Huyền Trân, quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân dõng dạc tuyên bố sẽ dâng hai châu Ô-Lý cho Đại Việt như lời hứa để làm sinh lễ cưới công chúa Đại Việt, phong cho công chúa Huyền Trân làm hoàng hậu Chiêm quốc, tên hiệu là Paramervan, cùng với hoàng hậu Tapasi, cả hai đều làm mẫu nghi thiên hạ.

Tương truyền, khi còn cầm quyền, vua Chế Mân đã lập vườn Mai Uyển ở Cà Ná, ranh giới giữa Ninh và Bình Thuận. Tại đây, vua cùng hoàng hậu Paramervan (Huyền Trân) dạo chơi và thưởng ngoạn các loại hoa quý trong vườn, nhất là Mai đủ loại, từ bạch mai, hồng mai hai tầng cánh rất lạ cho tới loại hoàng mai cánh vàng mỏng mà ta thường thấy trong những ngày tết.

Trước khi Việt Cộng từ Nga Tàu tràn vào đô hộ VN, thị xã Phan Thiết có một con đường rất dài, chạy dọc theo bờ sông Mường Mán, từ Trường Trung Học Tư Thục Chính Tâm ở Bình Hưng, qua Ấp Hưng Long và Vĩnh Phú, tới tận cửa biển Thương Chánh, mang tên Huyền Trân Công Chúa. Đây cũng là một trong những con đường diễm tình của Phan Thiết, vì hằng ngày có rất nhiều tà áo dài trắng của các trường trung học xuôi ngược, khiến cho con đuờng đã heo hút vì chiều dài, lại càng thêm gợi tình, khi những cánh hoa đẹp mất hút trong mù sương nhưng vẫn để lại cho khách tình si một mùi hương diễm tuyệt:

'Chào em áo trắng giờ tan học

gót ngọc làm mây vỡ cuối trời

phố nhỏ buồn hiu chờ thức giấc

những hàng phượng cũng vổ tay vui.'

Cảnh vẫn còn đó mà người xưa đâu tá" kể cả tên đường 'Huyền Trân Công Chúa', cũng bị VC xóa sổ và thay vào cái tên lạ hoắc Võ Thị Sáu, không biết đâu mà mò. Đời nay, gần như những bí ẩn của lịch sử thế giới bao đời, bị văn minh khoa học soi sáng, đào bới tới tận âm phủ, vậy mà vẫn còn không ít người cứ cầm đuốc đi giữa ban ngày để tìm ánh mặt trời, thì trách sao được mấy trăm năm trước, miệng đời nọc rắn ganh tị, thêm bớt lịch sử.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật, nên VC ngày nay có tốn cả biển sơn để trét mặt, thì cái tham tàn bạo ngược, bán nước hại dân của Hồ Chí Minh và đảng cọng sản đệ tam quốc tế, vẫn sờ sờ hiện ra trên lớp sơn hào nhoáng trơ trẽn. Cho nên chúng ta cũng đừng bận tâm, khi thấy các nhân vật lịch sử bao đời của dân tộc Việt, thỉnh thoảng bị ai đó ném bùn nhưng có tổn hại gì đâu, trái lại đây là dịp để cho tiền nhân có dịp mĩm cười với nhân thế:

'Trong đầm gì đẹp bằng sen

lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

nhụy vàng bông trắng lá xanh

gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.'

Ngậm máu phun người, trước đỏ và thúi miệng mình là vậy đó, vì chắc gì máu dơ dính được ai " -/-

Xóm Cồn

Tháng 3-2006

MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.