Hôm nay,  

Đôi Điều Suy Nghĩ Về Truyền Thông Hải Ngoại

22/04/200300:00:00(Xem: 4752)
Kính thưa các bạn.
Trước hết tôi xin cảm ơn ban tổ chức Đại hội đã tạo điều kiện cho anh em truyền thông khắp nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, ý kiến, nhằm giúp nhau thăng tiến nghề nghiệp, phác thảo một đường hướng chung đúng đắn, xác định trách nhiệm của giới truyền thông trong công việc đấu tranh cho dân chủ, tự do của đất nước. Vạn sự khởi đầu nan. Đây là đại hội đầu tiên của giới truyền thông hải ngoại, nên khó tránh khỏi thiếu sót. Nhưng bước đầu là quan trọng, rất đáng khuyến khích. Thành tâm nói với các bạn, khi đặt chân lên đất Hoa Kỳ cuối năm 1995, tôi không ngờ báo chí, truyền thanh Việt ngữ lại tràn lan đến thế! Tin tức phong phú, đa dạng, nhanh chóng, chính xác. Tôi như người đang ở trong đêm đen, đột nhiên bước ra ánh sáng chói chang. Tôi nhận thức được đó là một thành tựu lớn lao, đòi hỏi nhiệt tâm bền bỉ, công sức lâu dài của bao người. Nhưng sau khi bớt lóa mắt, được đọc, được nghe nhiều hơn, tôi bắt đầu nhận thấy những khiếm khuyết, những sai lầm, tuy không nhiều, nhưng cũng đủ làm tôi hơi buồn. Tôi tự an uỉ là không có gì hoàn hảo trên đời. Truyền thông cũng không ngoại lệ.
Hôm nay, tôi đã sống ở hải ngoại bẩy năm rưỡi. Với tất cả sự bình tâm và thận trọng, tôi xin phép được nói với các bạn đôi lời.
Cách đây khoảng năm, sáu năm, tôi có tới đài BBC bên Luân Đôn. Ông trưởng ban Việt ngữ hôì đó là một người Anh. Trong cuộc tiếp xúc, ông ta nói: "Chúng tôi chỉ làm truyền thông, không tuyên truyền". Tôi trả lời: "Tôi nghĩ ngoài việc đưa tin tức trung thực, khách quan, truyền thông còn có nhiệm vụ cổ vũ dân-chủ, tự-do, tố giác những vi phạm nhân quyền, những chế độ độc tài đàn áp dân chúng, nhũng bất công xã hội". Ông ta im lặng. Câu nói của ông người Anh làm tôi suy nghĩ: "Truyền thông và tuyên truyền là hai lãnh vực khác biệt, hoàn toàn tách rời nhau"" Nhìn vào thực tế, tôi thấy không phải vậy. Dù ở dưới trời tự-do hay trên đất nô lệ, truyền thông và tuyên truyền tuy có khác nhau chút đỉnh, nhưng luôn hòa quyện vào nhau, chẳng khác gì tình yêu nam nữ Việt-Nam thời cổ xưa "Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai". Ở những xứ sở độc tài, nhất là độc tài cộng sản, quan hệ giữa tuyên truyền và truyền thông là quan hệ CHỦ TỚ. Mọi tin tức không phù hợp với tuyên truyền đều phải bịt kín, hoặc trắng trợn làm méo mó, sai lệch đi để phục vụ tuyên truyền. Đó là một nguyên tắc sắt thép. Nhà tù, trại tập trung luôn rộng mở đón những kẻ dám vi phạm nguyên tắc này. Ở những xứ sở tự do, tin tức khó có thể bị ếm nhẹm, xuyên tạc. (Xin lưu ý các bạn là khó bị, chứ không phải là hoàn toàn không bị). Khó bị vì có nhiều nguồn tin độc lập. Kẻ đưa tin không chính xác dần dà sẽ mất hếy uy tín, không ai tin. Vì vậy mơí có những tờ báo bị dân gọi là lá cải. Mọi người làm truyền thông đều có quan điểm xã hội, chính trị theo một khuynh hướng nào đó. Và ai cũng muốn quan điểm của mình đưọc nhiều người đồng tình - Trừ nhũng "trường hợp đặc biệt" bất chấp tất cả! - Quan điểm này thể hiện qua việc chọn tin, chọn bài, chọn người để phỏng vấn, nhất là qua việc bình luận thời sự, tranh luận chính trị. Ta thấy truyền thông không bao giờ làđưa tin thuần túy, bao giờ cũng gắn liền vơí tuyên truyền, nếu ta hiểu tuyên truyền là phổ biến những quan điểm, những nhận định, những gía trị mà ta tin tưởng. Một số người dị ứng với 2 chữ "tuyên truyền", coi chuyện tuyên truyền là điêu trá, lừa bịp, mị dân. Đối với những chế độ độc tài, qủa đúng như vậy. Hơn thế, tuyên truyền của chúng còn đểu cáng, thô bạo, vô sỉ. Nhưng ở các nước tự do, một số những kẻ muốn tuyên truyền dối dân, mị chúng cũng phải khéo léo, tinh vi, gỉa nhân, gỉa nghĩa, ngụy trang kín đáo. Còn với những kẻ có lòng, đàng hoàng, xứng đáng, tuyên truyền chống cái ác, cái xấu, xiển dương cái Thiện, cái Mỹ, thời nhất thiết phải tôn trọng cái CHÂN, tiếng nói mới có người nghe. Không thiếu những nhà văn, nhà báo, giáo sư, học giả hiểu rộng, biết nhiều, lý luận vững vàng, sắc bén, nhưng một khi uốn lưỡi, uốn bút bênh vực, bào chữa, ca ngợi bọn độc tài tội đồ của dân tộc, cũng trở thành ngụy biện quanh co, lúng túng, mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất. Danh không chính tất ngôn không thuận! Rất dễ hiểu khi người dân gọi họ là lũ "nhà văn nói láo, nhà báo nói càn". Một học gỉa uyên bác, nổi tiếng như ông Hoàng Xuân Hãn khi muốn bênh độc tài Việt Cộng cũng phải nói bậy là Hồ, Chinh, Đồng, Giáp có công to giải phóng thống nhất đất nước, chẳng khác gì Lê Lơị, Nguyễn Trãi; là hồi cải cách ruộng đất, mấy ông bộ trưởng hoàn toàn độc lập với Đảng, bị các cố vấn Trung Quốc bảo làm cải cách là làm theo, không liên quan gì tới Hồ chí Minh tới Đảng; là HCM không phải cộng sản, vì không bao giờ vào Đảng! Ông Hãn nói những điều này vào năm 1995, khi kho hồ sơ mật của Nga đã mở cho nhiều người vào nghiên cứu. Một phụ nữ trung niên xa nước từ hồi còn rất trẻ, khi đọc đoạn văn này cũng bực tức nói với tôi là ông Hãn nói con nít cũng không nghe được. Ấy vậy mà vẫn có một số nhà nghiên cứu, nhà phê bình nghe được! Qủa là không kẻ mù nào bằng kẻ không muốn thấy, không kẻ điếc nào bằng kẻ không muốn nghe.
Xét theo thực tế, khó có thể phủ nhận vai trò tuyên truyền của truyền thông, nghĩa là khó có thể phủ nhận vai trò hướng dẫn dư luận của truyền thông. Nói tới hướng dẫn dư luận là nói tới trách nhiệm. Trong hoàn cảnh VN còn bị ách độc tài đè nặng, trách nhiệm lớn nhất của truyền thông là làm cho người dân trong và ngoài nước hiểu rõ tội ác cộng sản, sự bức thiết phải giải thể chế độ kiềm tỏa sức sống của dân tộc, cội nguồn của nghèo nàn, lạc hậu, của mọi sa đọa tinh thần, của cuộc "Tổng khủng hoảng" nhân cách như Hà Sĩ Phu đã nói. Tiếc thay chúng ta chưa làm tốt công việc này. Nhiều anh em Đông - Âu, kể cả những người viết báo có học, nói với tôi là họ không hề biết gì về vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế. Giới truyền thông cần lưu ý tới khu vực Đông - Âu, Nga, nơi gần nửa triệu người Việt sinh sống. Có người nhận định rằng nói về tội ác cộng sản đã quá nhiều, ai cũng đã rõ, nói mãi thành nhàm chán. Nhận định này sai, và có hại cho cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Ngay cuộc cải cách ruộng đất rùng rợn, "long trời lở đất" mà nhiều nhà nghiên cứu viết về nó còn sai lạc. Người thì đưa ra con số 3000, con số 5000, người thì đưa ra con số mấy trăm ngàn nạn nhân. Và hầu như tất cả đều nghĩ rằng Đảng có sửa sai với những địa chủ bị oan. Khi đứng ra nhận sai lầm, Võ nguyên Giáp có nói con số bị oan là 20,000, đã trả lại tự do 12,000. Có nghĩa là 8,000 người đã bị giết. Xin các bạn lưu ý đây là con số các đảng viên bị vu oan là Quốc Dân Đảng, Đại Việt trong chiến dịch chỉnh đốn tổ chức Đảng tiến hành đồng thới với cải cách ruộng đất. 12,000 đảng viên thoát chết là nhờ Đại Hội 20 của Đảng Cộng Sản Liên Sô lên án Stalin tàn sát bừa bãi các đồng chí của mình. Sau đó, Đảng Lao Động VN mới sửa sai. Đối với địa chủ không hề có sửa sai. Hầu như tất cả đều bị xử tử, hoặc vào tù cho tới chết. Con số ít nhất là 100,000. Không có thống kê nào. Ta chỉ có thể bằng vào tỷ lệ từ 5% tới 7% nông dân phải bị quy là thành phần địa chủ mà tính ra. Năm 1954, miền Nam có 14 triệu dân, miền Bắc có 16 triệu. Nông dân chiếm 90% dân số lúc đó. Nếu tính theo tỷ lệ thấp nhất 5% thì có tới 720,000 là thành phần địa chủ. Cứ tính bình quân một gia đình địa chủ là 7 người, ta có hơn 100,000 địa chủ chủ gia đình bị hành quyết hoặc đi tù tới chết. Chưa kể tới số vợ con địa chủ Đội Cải Cách giam cầm chờ ngày đấu tố bị tra tấn hoặc bỏ đói chết. Trong đời tù của tôi, tôi không thấy một bác địa chủ nào được về. Tuổi tác cao, sinh hoạt cùng cực, mất hết ruộng đất, tài sản, nhà cửa, khủng hoảng tâm lý qua những cuộc đấu tố mất hết tình người của xóm làng, của chính những người thân, địa chủ chết như ruồi rụng trong các trại tù. Ngay ngày hôm nay, ở trong nước, tuy khinh miệt bọn lãnh đạo đương quyền nhũng lạm, vô tài, vô đức, nhưng nhiều người, đặc biệt là trong hàng ngũ đảng viên và trong giới trẻ, vẫn ít nhiều còn tin vào đủ loại huyền thoại về Bác, về Đảng. Nhìn những người Trung Quốc, VN, Bắc Hàn xếp hàng lũ lượt, nghiêng mình trước xác Mao, xác Hồ, tượng Kim nhật Thành, những người có lương tâm không khỏi đau xót thấy truyền thông chưa làm tròn nhiệm vụ. Mike Tyson có thể xâm vào tay hình Mao mà vẫn thoải mái bước lên võ đài. Nếu xâm hình Hitler chắc chắn sẽ không yên! Tội ác cộng sản thực tế vẫn chưa được vạch rõ đầy đử. Sức mạnh truyền thông quốc tế vẫn chưa được huy động triệt để. Mà sức mạnh này khi được tự do phát khởi bên trong bức màn sắt, sẽ quét sạch tất cả mọi thứ độc tài. Sự sụp đổ của Liên Sô, Đông-Âu là một minh chứng.
Thưa các bạn, bản thân tôi từ khi bước ra thế giới tự do, nhờ các nguồn tin tức, các tài liệu, các bài bình luận thời sự, chính trị của các bạn, tôi thấy sáng tỏ thêm nhiều vấn đề, sửa đổi được nhiều sai lầm trong nhận thức. Chỉ một bài báo tố giác ông Hồ và Trần quốc Hoàn ám hại cô Xuân, vợ ông, cũng đủ làm nhiều anh em Đông-Âu có cái nhìn khác về ông Hồ, phá vỡ một mảng lớn huyền thoại HCM mà đảng đã dầy công tạo dựng bao năm! Sự thật khi được phơi trần bao giờ cũng đơn giản, dễ hiểu. Sức mạnh của nó là ở đấy. Chúng ta thử nhìn kỹ vào chiến dịch vì tự to cho Iraq để thấy nên đồng tình hay không. Trước hết, nó vi phạm luật lệ Liên Hiệp Quốc. Nhưng LHQ là gì" Nó thực tế chỉ là một khối mâu thuẫn về quyền lợi, làm được rất ít việc, và rất ít khi đạt tới đồng thuận. Mà mối đe dọa khủng bố của Sadam Hussein và bọn Hồi Giáo cực đoan là có thực, lù lù trước mắt. Đánh Iraq, giải pháp quân sự, chỉ là bước đầu trong việc chống khủng bố. Nhưng "chiến dịch vì tự do cho Iraq" chỉ là một nhãn hiệu ngụy tạo. Từ cổ chí kim, chưa có nước nào đem máu, đem tiền của dân tộc mình ra mưu cầu tự do cho dân tộc khác. Thực chất, chiến dịch này được phát động vì nó phù hợp với quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ. Nhờ may mắn có sự phù hợp đó mà nhân dân Iraq thoát khỏi sự khống chế đẫm máu của tên Hung Nô của thời đại, Sadam Hussein. Chiến tranh là tàn phá, tang tóc. Người dân không bao giờ muốn. Nhưng có những nền hòa bình còn thảm khốc, tệ hại hơn chiến tranh. Từ 1994 đến 1998, dù đã được cứu trợ, 2 triệu dân Bắc Hàn đã chết đói. Suốt 2 cuộc chiến 1946-1954 và 1960-

1975, người dân VN không phải chạy trốn quê hương. Sau tháng 4, 1975, hòa bình lập lại, hơn 300,000 người chết thảm khi luồn rừng, vượt biển tránh họa cộng sản. Những người CS đã thiết lập một hỏa ngục kinh hoàng đày ải dân tộc mình, lương tri và đạo lý loài người đều phải lên án. Giả sử vì quyền lợi và an ninh của Hoa Kỳ mà Hoa Kỳ lại ngụy danh "chiến dịch vì tự do cho VN, cho Bắc Hàn", chúng ta cũng nhiệt liệt ủng hộ. Suy nghĩ tỉnh táo, cân nhắc lợi hại chu đáo, chúng ta phải hành xử như vậy. Trong vụ đánh Iraq, truyền thông quốc tế chia làm 2 phe. Phe bênh cũng như phe chống, đều chỉ đưa ra một nửa sự thực để tuyên truyền cho lập trường của mình. Chỉ những kẻ vờ "ngây thơ cụ" mới đem truyền thông Anh, Pháp, Mỹ ra để làm mẫu mực về sự vô tư, khách quan, cho mọi người noi theo. Tệ hơn nữa, một số người còn đem cả Tu Chính Aùn số 1 của hiến pháp Hoa Kỳ ra bênh vực cho Trần Trường. Cứ thử đem ảnh Hitler, đem cờ Quốc Xã đi trên đường phố Paris, Luân Đôn, New York .... xem kết quả ra sao! Một số nhỏ, nhà văn, nhà báo, giáo sư, tiến sĩ, còn tuyên bố ba láp ba xàm là quốc gia miền Nam và cộng sản miền Bắc đều xấu xa, tàn bạo như nhau, tay sai cho ngoại bang như nhau. Tôi không phân tích về lịch sử ở đây. Chỉ xin hỏi mấy vị đó, nếu các vị thực nghĩ như vậy, tại sao mãi sau tháng 4, 1975, khi cộng sản cai trị miền Nam, các vị mới bỏ cửa, bỏ nhà, liều thân đi tỵ nạn" Các vị chẳng nhẽ không hiểu rằng dù các vị không ưa chính quyền, các vị vẫn được học hành trở thành trí thức, thậm chí được du học đỗ bằng nọ, bằng kia. Nếu ở miền Bắc mà như vậy, số phận các vị sẽ ra sao" Ngày nay, VN, Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba đang ở giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa xã hội sang sọt rác của lịch sử, trắng trợn, ngang nhiên ca ngợi cộng sản, mạt sát Quốc Gia trở thành phản tác dụng, thì việc đóng vai "vô tư", ù xọe san bằng tốt xấu giữa Quốc - Cộng chính là một trong những hình thức tuyên truyền của Việt cộng. Một số vị khác, cứ tạm coi là hiểu sai hai chữ tự do, than phiền là sống ở xứ tự do mà mất tự do trong sinh hoạt văn hóa, truyền thông; là bị kẹt giữa hai làn đạn. Xin lỗi các vị, chúng tôi chỉ ăn có một lằn đạn của cộng sản mà đã tan đời, bao người xác đã bón cho rừng cây, gia đình tan nát. Còn các vị bị những hai làn đạn mà vẫn thảnh thơi cà phê ở Cali, Paris, bia rượu ở Hà Nội, ở "thành phố mang tên Bác!" chẳng lẽ các vị không hiểu tự do ở đây là tự do trước pháp luật. Tòa án không thể truy tố, bỏ tù các vị vì những bài viết thể hiện quan điểm riêng của các vị. Tuy nhiên, người đọc cũng có quyền tự to hoan nghênh, hoặc phản đối, hoặc không buồn đọc các vị. Đó là chuyện bình thường ở xứ tự do. Không thể vì bị đả đảo mà nói là mình không có tự do. Thậm chí nếu các vị bị cá nhân nào đó hành hung, đốt nhà, ám sát, thì đó cũng chỉ là chuyện của cảnh sát, pháp luật. Cũng như tôi giầu, tôi bị cướp, tôi không thể than phiền là ở Mỹ không được tự do giầu có! Tôi chỉ có thể kêu an ninh Mỹ kém, tội phạm Mỹ nhiều. Ở những nước độc tài, giới truyền thông phải có can đảm đấu tranh giành quyền nói sự thật bằng tù đày, bằng mạng sống. Ở những nước tự do, giới truyền thông phải có lương tâm đấu tranh với mọi đố kỵ, mọi mua chuộc, mọi lợi lộc riêng để làm tròn trách nhiệm nói sự thật. Đó cũng là mong muốn, là yêu cầu của độc, khán, thính giả. "Một sự bất tín, vạn sự chẳng tin", "Kẻ nói dối sẽ không ai nghe, ngay cả khi nó nói thật", những lời vàng đó của tiền nhân Đông, Tây, chúng ta phải lấy làm lòng. Giới truyền thông hải ngoại, ngoài quyền được nói sự thật, còn, trong một chừng mực nào đó, có cả quyền nói gian, quyền vu oan, xỏ xiên ba que, bôi nhọ bừa bãi. Những nạn nhân của những ngòi bút bẩn thỉu nhiều khi không chấp, không để ý. Kiện cáo lôi thôi, tốn tiền, cùng lắm là chỉ được một lời xin lỗi xuông. Hơn nữa, người có lương tri coi chúng dưới mức của sự khinh bỉ. Chúng đã không biết tự trọng, làm sao người khác trọng chúng" Ngày nay và cả ngày trước, hay sau này, trong công cuộc chống cộng, dân chủ hóa đất nước, những truy chụp bừa bãi, những chửi bới bất xứng, những dao to búa lớn, những thét gào rỗng tuếch, không bằng cớ, không lý lẽ đều không thuyết phục được ai, chỉ có tác dụng hề hóa, lố lăng hóa hình ảnh những người đấu tranh cho nhân quyền, nhân phẩm, nhân cách. Đa số anh em truyền thông đều có lòng bao dung, có sự nể nang đối với bạn bè quen biết. Đây là một điều tốt. Nhưng khi quá mức sẽ trở thành không tốt. Ở trong nước, tôi biết có những nhà văn, nhà thơ, học giả, nhờ sự coi thường của một số bạn bè đứng đắn, đã biết hãm bớt phanh lại trên độ dốc tôi tớ ca ngợi Bác, Đảng. Ở Đông Đức khi kho hồ sơ mật vụ mở ra, có những nhà văn nổi tiếng từng ngầm làm chỉ điểm cho cơ quan an ninh, đã phải tự sát vì không chịu nổi sự khinh bỉ của đồng bạn, của dư luận. Cộng sản từ tay trắng nhờ tuyên truyền mà cướp được chính quyền nên chúng hiểu rất rõ sức mạnh của ngôn luận. Trong nước, truyền thông là dinh lũy cuối cùng chúng phải độc quyền cố thủ. Hải ngoại, truyền thông là lãnh vực đầu tiên chúng phải xâm nhập. Điều này nhắm mắt cũng thấy. Nhưng chúng ta phải đợi khi nào chế độ độc tài xụp đổ mới có thể biết đích danh những kẻ đã làm việc cho Hà Nội. Bọn tay sai này không lộ liễu mà thay hình đổi dạng đủ cách, đánh phá, gây nhiễu đủ mặt. Chúng ta cần bình tĩnh, không suy diễn, quy kết vội vàng. Nhiệm vụ của chúng ta là khi thấy điều gì, dù vô tình hay cố ý, hại cho công cuộc dân chủ hóa, cho sinh hoạt cộng đồng, lợi cho độc tài Việt cộng, chúng ta phân tích, phê phán ra lẽ để mọi người, nhất là những người đấu tranh, nhận thức rõ; để người sai không bị xúc phạm, dễ bề sửa chữa. Trong truyền thông chỉ có lý lẽ, sự việc cụ thể là đi vào lòng người. Không có cách làm nào khác. Chúng ta cần nhớ rằng ở nơi nào tinh thần chống cộng mạnh, sự nhiễu loạn của Việt cộng yếu. Ở nơi nào tinh thần chống cộng yếu, Việt cộng không nhiễu loạn, mà khống chế hẳn! Tại Đông Bá Linh Đức, người Việt chỉ được phép bán sách báo trong nước. Ở Nga, Ba Lan, nhà văn Vũ Thư Hiên bị đe dọa không viết lách nổi, phải sang Pháp định cư, dù ông không muốn. Chính vì mục đích muốn làm tinh thần chống cộng này nguội bớt, xẹp bớt, Đảng tung ra các đoàn ca vũ nhạc, tuồng chèo, cải lương, vọng cổ, ca trù, múa rối, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, có thể sẽ có cả xiếc, nhằm tạo ra ảo giác về một chế độ hiền hòa, tươi vui. Bước thứ nhất chỉ là thế. Thành công, sẽ tới những bước sau. Mấy học giả an phận thủ thường, ngoan ngoãn, mấy nhà văn bất đồng chánh kiến đã bị mua chuộc, khi ra ngoại quốc, thỉnh thoảng được phỏng vấn thì ú ớ trả lời nước đôi, còn thường thời ăn ở, bù khú với mấy vị nhà văn "về nước như đi chợ". Cũng cùng một mục tiêu gây ảo tưởng về một nhà nước "ít nhiều cũng đã có tự do". Đối với giới trẻ không có kinh nghiệm đau thương thực tế, sự ngộ nhận về chế độ độc tài trong nước lại càng dễ dàng hơn. Mà lớp trẻ lại là lớp kế tiếp chúng ta, lớp già. Một số người thường diễu cợt tình trạng đấu tranh chống cộng hiện giờ. Họ nói thời thế đã khác, không thể giữ lối chống cộng cũ rích của những năm xa xưa, muốn có hiệu quả phải thay đổi. Đúng là như vậy. Tiếc rằng họ không nêu ra được là khác thế nào và phải thay đổi thế nào. Thực tế là từ khi Liên Sô, Đông Âu tan rã, mấy nước cộng sản còn sót lại mất hết niềm tin vào sự "toàn thắng tất yếu" của chủ nghĩa cộng sản. Thảm kịch xây dựng con người mới nghĩa là con người máy đã hạ màn. Nên những thứ trước kia cấm ngặt, bây giờ bùng nổ: nào hoa hậu, người mẫu, vũ trường, hộp đêm, bia ôm, bói toán, đĩ điếm công khai, ăn mặc đủ mốt, văn chương khiêu dâm, lãng mạn ba xu, tình ca sướt mướt rẻ tiền, nhạc rock cuồng loạn, ma túy tràn lan; chế độ tem phiếu hủy bỏ, chính sách hộ khẩu ít ai chấp hành, dân được phép làm ăn, buôn bán, các thành phố trở nên có mầu sắc, không đơn điệu xám xịt như thời HCM, Lê Duẫn. Đó là những thứ thay đổi. Còn những thứ không thay đổi, Đảng vẫn nắm chặt lại là những thứ cơ bản, không thể thiếu cho sự phát triển đất nước, cho quyền sống của con người. Toàn bộ truyền thông Đảng vẫn độc quyền. Mọi bất đồng chính kiến vẫn bị đàn áp thẳng tay. Chế độ tập trung tàn bạo không xét xử từ hồi HCM vẫn duy trì. Chế độ quản chế 2 năm được ban bố thêm. Tòa án vẫn chỉ là phường tuồng. Quyền lập hội, lập đảng, bầu cử, ứng cử, tự do vẫn không có. Tóm lại toàn bộ xã hội VN vẫn là một xã hội độc tài, độc đảng, không có một bóng dáng nào của tự do, dân chủ, nhân quyền, tuy cuộc sống người dân không còn quá đói khổ cùng cực như thời bao cấp HCM, Lê Duẩn. Trước những thay đổi đó, cuộc chiến đấu cho tự do, cho dân chủ của người Việt trong cũng như ngoài nước cần được phát triển lên một mức độ cao hơn, rộng hơn, chủ động hơn, tích cực hơn, để sớm dứt điểm với Đảng cộng sản VN, chứ không phải để đối thoại, giao lưu, hòa giải, hòa hợp, chia chác quyền lực với chúng. Ngay cả những Trần Xuân Bách, Trần Độ, Phạm Quế Dương, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn Trấn, năm sáu chục tuổi Đảng, đứng vào hàng cha anh của lũ Việt cộng đương quyền, cũng còn không được phép đối thoại với chúng, còn bị chúng bỏ tu,ø quản thúc, khai trừ. Đến như Võ nguyen Giáp, một khai quốc công thần của chế độ, lừng lẫy là thế, chúng còn biến thành con rối, thằng hề ngoan ngoãn, bảo sao làm vậy! Khỏi cần bàn tới giấc mơ về hợp tác với Việt cộng để lèo lái chúng, tiến tới chia quyền với chúng của những vị Việt kiều tuổi tác nhiều, trí khôn ít! Trước kia xã hội VN là một xã hội khép kín, mọi sinh hoạt, thậm chí mọi tư tưởng, tình cảm của người dân, cũng bị kiểm soát chặt chẽ, việc thành lập những tổ chức hoạt động bí mật, vận động quần chúng quả là bất khả thi. Ngày nay tình trạng đó đã không còn, Đảng đã phân hóa rệu rã, trở thành Đảng tham nhũng, lý tưởng Mác Lê trở thành lý tưởng đô la. Công an lo xoay tiền, làm việc chiếu lệ. Sinh hoạt xã hội hỗn loạn, bát nháo, khó theo dõi, kiểm soát; việc hoạt động bí mật, rải truyền đơn, ra báo, gây dựng tổ chức có thể làm được. Còn dễ dàng hơn cả thời Pháp thuộc. Tất nhiên là tù đầy, hy sinh vẫn còn đó. Nhưng chiến đấu là phải chấp nhận. Trong nước phải làm đã đành. Các tổ chức chính trị hải ngoại, các thanh niên nhiệt huyết phải về nước hoạt động, phối hợp với các chiến sĩ dân chủ, với giới trẻ trong nước, vận động các tầng lớp nhân dân, trước tiên dành lại bằng được quyền tự do ngôn luận, phá tan sự bưng bít thông tin, sự tuyên truyền điêu trá của Đảng. Có tự do ngôn luận mới tập hợp được sức mạnh quần chúng, tiến tới dành những quyền tự do khác, xóa bỏ chế độ độc tài. Cần phải thấu hiểu là Việt cộng không rút lui trước bất cứ một sức ép nào, trừ sức ép chết người. Sức ép này chỉ đến từ sự phẫn nộ của triệu triệu quần chúng lao khổ, đã từng chịu biết bao tủi nhục, bất công, cùng cực, đầy ải, đã từng đổ bao máu lệ oan khiên dưới gông xiềng của Đảng! Giới truyền thông hải ngoại chỉ có khả năng chọc thủng phần nào sự bưng bít bằng cách phá được bức tường lửa ngăn chặn internet do Pháp giúp đỡ kỹ thuật cho Hà Nội dựng lên. Nếu vận động nổi đội ngũ hơn 300,000 người hàng năm về thăm thân nhân, về du lịch, du hý, có được ý thức thông tin cho họ hàng, bạn bè biết về cuộc sống dân chủ tự do, lợi ích của nó đối với việc xây dựng, phát triển đất nước mang lại nhân quyền, nhân phẩm cho dân tộc, thời đội ngũ tuyên truyền rỉ tai, xì xầm này quả là một mối lo ngại cho độc tài vốn rất sợ tiếng nói như bầy dơi, bầy cú sợ ánh sáng mặt trời! Thực ra tuyệt đại đa số người về VN, kể cả về du hý đều không ưa gì chế độ đương quyền. Người thích chơi gái vẫn có thể là người thích dân chủ, tự do, vẫn có thể là người có lòng với đất nước, muốn đất nước thăng tiến. Người sống khắc kỷ, người tu hành vẫn có thể là người thờ ơ, không màng gì tới chuyện đời.
Nhưng đất có tuần, dân có vận. Người xưa gọi là phải có thời mới làm nên việc. Chữ "thời" hiểu theo nghĩa ngày nay là phải có khủng hoảng toàn diện: tài chính, kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức, mới dấy động được nhân tâm, cách mạng mới bùng nổ. Truyền thông hải ngoại có trọng trách góp phần của mình trong việc chuẩn bị tinh thần quần chúng cho ngày lớn đó. Trọng trách này đòi hỏi một sự nghiêm túc, cẩn trọng, không thể coi như "viết mà chơi" được! Đành rằng một tờ báo có thể có những mục vui cười, tiếu lâm, những "thư gửi bạn" kể chuyện xu-chiêng, xi-lip, lông nách, lông mũi để độc giả thư giãn. Nhưng khi bàn chuyện thời sự chính trị, chuyện đấu tranh không nên để vào mục "ao thả vịt". Thất giáo vô chừng là khi bàn về con người lại để vào mục "đả cẩu", có nghĩa là "đánh chó"!
Thưa các bạn, đây là lần đầu tiên anh em truyền thông hải ngoại hội tụ đông đảo nhất. Hy vọng sẽ có nhiều ý kiến đưa ra để xây dựng một nền truyền thông vững mạnh hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh tỵ nạn của chúng ta, hoàn cảnh đấu tranh khó khăn phức tạp ở trong nước, hoàn cảnh vừa phải hỗ trợ các chiến sĩ dân chủ quốc nội, vừa phải chống trả, vô hiệu hóa sự xâm nhập, gây rối của một thế lực hắc ám, xảo quyệt, thừa tiền bạc, thừa điệp viên là Đảng cộng sản VN. Những ý kiến đúng, chúng ta làm theo. Những ý kiến sai chúng ta bỏ đi. Điều này nghe có vẻ đơn giản. Nhưng để thực hiện được, phải trông vào sự thành tâm, thành ý của các ban.
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe
Ngày 18, tháng 4, năm 2003
Nguyễn chí Thiện

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.