Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Uùc: Vạn Lý Tầm Phu

16/09/200200:00:00(Xem: 4776)
“Đừng khóc nữa em, mỗi dịp hè anh sẽ về thăm, anh đi vì tương lai chúng mình, ba năm rồi sẽ qua nhanh. Dầu xa cách nhưng hình bóng em lúc nào cũng ở bên anh...”

Những lời nói đầy yêu thương của Tuấn lúc nào cũng văng vẳng bên tôi. Ngày tiễn anh lên đường đến Australia du học, nước mắt như mưa, tôi vùi mặt trên vai anh nức nở,cặp kính đen khổng lồ không che đậy nổi đôi mắt sưng vù vì khóc...

Phi trường người tiễn người đi,
Long lanh ngấn lệ, em ghì chặt tôi.
Bềnh bồng mây nhẹ lướt trôi,
Chợt nghe vai áo tơi bời mưa Ngâu......

Hôm sau ngồi cạnh chiếc điện thoại cả ngày, mỗi lần chuông reo, tôi là người chụp chiếc máy đầu tiên. Khi tiếng anh cất lên từ bên kia đầu giây, giọng nói quen thuộc với những lời tha thiết nồng nàn, làm tôi càng nhớ anh hơn......
Nhà tôi và Tuấn ở sát cạnh nhau. Tuấn bằng tuổi và học cùng lớp với anh Đức của tôi, và trên tôi hai lớp. Thuở nhỏ chúng tôi chơi đùa cùng nhau, mặc dầu là gái, nhưng mỗi khi anh Đức và Tuấn bày trò chơi gì tôi đều được tham gia, nếu không cho chơi là tôi khóc nhè mãi, không bao giờ nín. Những trò chơi bắn bi, thẩy lỗ, búng thun, đánh vật nhau, cho tới đá bóng... tôi đều thành thạo.
Khi đi học, Tuấn là ông thầy nhỏ của tôi , những bài toán cộng, trừ, nhân, chia vỡ lòng bậc tiểu học, cho đến những bài toán, bài văn rắc rối sau nầy tôi đều nhờ Tuấn giảng. Anh Đức tôi tánh hay nóng, mỗi lần chỉ dẫn mà tôi hơi chậm hiểu hoặc hỏi đi hỏi lại là anh cau có, cắn nhằn, nhiều lúc tôi bật khóc, mẹ la anh luôn, nhưng anh chứng nào tật nấy, nên tôi thích nhờ Tuấn giảng hơn.
Theo thời gian chúng tôi lớn lên, tình cảm giữa hai đứa càng ngày càng khăng khít, từ tình bạn xóm giềng đổi thành tình yêu lúc nào không biết. Hai gia đình chúng tôi rất thân, nên cha mẹ hai bên đều vui mừng khi thấy chúng tôi thương yêu nhau.
Ngày Tuấn hoàn tất chương trình Phổ Thông, anh đắn đo rất nhiều khi thấy bạn bè lên đường du học. Gia đình hai chúng tôi đều thuộc dạng khá giả, Tuấn là con út, các anh chị Tuấn đều tốt ngiệp và thành đạt, nên gia đình muốn anh du học nước ngoài, mở mang kiến thức và mang về cho gia đình niềm hãnh diện.
Mặc dù rất yêu tôi, nhưng không thể nào phản đối quyết định hợp lý của gia đình, và một phần cũng do sự thôi thúc của tuổi thanh niên, cái hình ảnh tuyệt vời về những miền đất lạ, và viễn ảnh một tương lai rực rỡ, vả lại chỉ có vài năm xa cách, rồi chúng tôi lại là của nhau. Cuối cùng sau những lời thề non hẹn biển, chúng tôi gạt lệ chia tay...
- Tạm biệt anh, tạm biệt tình yêu của em, em sẽ chờ đợi ngày anh trở về...
Vài ngày là tôi nhận được một phong thư, thỉnh thoảng Tuấn điện thoại nói chuyện với tôi, nhưng vì tiết kiệm, chúng tôi thường dùng những phong thơ làm phương tiện chở chuyên niềm thương nhớ nhiều hơn.
Để nguôi phần nào nỗi nhớ thương, cả ngày tôi vùi đầu vào việc học....
Thấm thoát mà một năm qua, vào kỳ nghỉ hè đầu tiên, Tuấn về thăm gia đình. Nói làm sao hết nỗi mừng vui của hai kẻ yêu nhau sau một năm dài xa cách. Chúng tôi không rời nhau nửa bước, như bóng với hình. Ngày anh sắp lên đường, trong một chuyến đi chơi Vũng Tàu, không kìm hãm được tình cảm dâng trào, chúng tôi đã sống trọn vẹn cho nhau, tôi không chút ân hận vì nghĩ trước sau gì chúng tôi cũng thuộc về nhau......
Hết hè, anh lại lên đường, và tôâi lại trở về với cuộc sống cô đơn, làm bạn với những lá thư đầy nhớ nhung, mong đợi.
Cho đến một ngày những phong thư anh gởi về càng lúc càng thưa thớt, cả tháng anh không gọi điện thoại. Gia đình anh cho biết cũng ít nhận được thư. Tôi nghĩ chắc có lẽ anh bận bài vở, thi cử..... Tôi vẫn cố gắng tìm mọi cách liên lạc, nhưng điện thoại không người trả lời, và những bức thư sau cùng tôi viết cho anh bị trả về, không người nhận.
Tôi hết sức lo lắng, hay là anh gặp một tai nạn gì! Tôi không bao giờ dám nghĩ đến tình huống xấu xa nhất: Phản bội! Đêm ngày tôi sống trong một trạng thái âu sầu, mệt mỏi. Cũng may là lúc ấy tôi vừa thi xong mảnh bằng tốt ngiệp Phổ Thông...
Thế là sau bao ngày đêm suy tính, và sau bao cố gắng dùng lời lẽ thuyết phục cha mẹ, tôi được chấp thuận lên đường du học.
Ngày tôi bước chân lên phi cơ để đến Uùc, tôi không khỏi mỉm cười thầm nghĩ : Ngày xưa nàng Mạnh Khương đời nhà Tần "Vạn lý tầm phu", ngày nay tôi có khác gì đâu, nếu không vì Tuấn, giờ nầy tôi đâu phải xa quê hương, cha mẹ, anh em, bè bạn, một mình thân gái dặm trường...
Sau khi tạm yên ổn với nơi ăn, chốn ở mới. Tôi gọi một chiếc Taxi, đưa địa chỉ Tuấn cho bác tài, khoảng 10 phút sau, tôi bấm chuông căn hộ chung cư.
Khi cánh cửa mở ra, trước mắt tôi là một người đàn ông xa lạ, khi nghe tôi giãi bày tường tận, ông ta cho biết là đã thuê căn nhà nầy cách đây sáu tháng, sau khi người thuê trước đã dọn đi và không để lại địa chỉ. Cả một bầu trời như sụp đổ trước mắt tôi. Như thế là có một sự kiện gì bí ẩn đến độ khi thay đổi nhà và trường học, anh không báo cho tôi và cả gia đình anh hay mà lại cố tình giấu giếm.
Sự thất vọng ban đầu không làm tôi lùi bước. Sau cả tháng lần dò tôi cũng tìm ra tung tích anh hiện đang theo học tại ngôi trường khác, và sau cùng tôi cũng nắm được địa chỉ anh qua bao tìm hỏi khó khăn.
Vào một buổi chiều chúa nhật, tôi tìm đúng địa chỉ ngôi nhà mà tôi dò hỏi được, đưa nắm tay run run bấm vào chuông cửa.
Một thiếu nữ xinh đẹp trong bộ quần áo mặc nhà mát mẻ xuất hiện trước mặt tôi. Cô ta nhìn tôi với ánh mắt dò hỏi thay cho lời nói. Tôi lí nhí:
- Xin lỗi cô. Tôi muốn hỏi thăm anh Tuấn.....
Cái nhìn đổi qua soi bói. Quay mặt vào nhà, cô gọi to:
- Anh yêu, có ai tìm anh nầy!...
Tim tôi thắt lại, đầu óc quay cuồng, cả một bầu trời tối sầm trước mắt, người tôi như mê đi... Tôi chưa bao giờ nghĩ đến tình huống nầy. Sự thật sao quá phũ phàng. Giá tôi nghe cô ta báo tin Tuấn chết có lẽ còn hạnh phúc hơn nhiều.
Những lời nói của Tuấn văng vẳng bên tai, tôi nghe như vọng lại từ cõi mơ hồ nào:
- Em hãy thông cảm và tha thứ cho anh, sự cô đơn và nỗi buồn xa nhà đã khiến anh phản bội em.... Anh có lỗi với em thật nhiều, xin em hãy tha lỗi và quên anh đi...
Tôi bịt chặt hai tai, ù té chạy...


...Tiếng xe rít rợn người bên cạnh khiến tôi bừng tỉnh, khựng người ngay lại. Một người đàn ông nghiêng đầu qua cửa kính xe, định lên tiếng cằn nhằn, nhưng im bặt khi nhìn thấy mặt tôi đầm đìa nước mắt. Anh ta với giọng nói nhẹ nhàng pha lẫn lo ngại:
- Chắc cô có điều gì lo lắng, trong tâm trạng thế nầy cô không nên đi thơ thẩn một mình, nếu có thể được tôi xin đưa cô về nhà giùm hoặc đến trạm xe bus hay taxi cách đây cũng khá xa.
Nhìn con đường vắng vẻ, bầu trời cũng bắt đầu sậm lại. Tôi không còn cách nào khác hơn là đánh liều mở cửa bước lên xe sau hai tiếng cám ơn...
Sau khi hỏi địa chỉ nhà tôi, anh ta lẳng lặng lái xe. Qua những giây phút bàng hoàng, dần dần bình tĩnh lại, tôi khẽ liếc và quan sát người bên cạnh. Anh ta còn trẻ, khoảng trên ba mươi tuổi, gương mặt nhìn nghiêng thật khôi ngô. Làn da rám nắng nâu hồng, sóng mũi thật cao, mái tóc gọn gàng, màu vàng pha nâu hơi gợn sóng.
Để phá tan bầu không khí ngột ngạt, dầu sau mình cũng chịu ơn anh ta, tôi lên tiếng:
- Cám ơn anh thật nhiều, tôi tên Kim, vừa từ Việt Nam qua du học, tìm người quen nhưng không gặp, đường xá thì quá xa lạ với tôi. Nếu không gặp anh, không biết tôi phải làm thế nào khi đêm sắp đến...
Anh khẽ cười, nhẹ nhàng đáp:
- Không có chi, tôi nghĩ, nếu không có tôi, cô sẽ gặp người nào khác thì người ấy cũng sẵn sàng giúp cô mà thôi.
Trong câu chuyện, anh cho biết tên là Jimmy, ông cha anh là những người di dân đầu tiên từ Ăng Lê đến Úc. Anh đã từng ở Việt Nam hai năm, vì Ngân Hàng nơi anh làm việc, có mở một chi nhánh tại sài Gòn. Lúc ấy anh mới tốt nghiệp, thích du lịch đó đây, nên tình nguyện đi làm việc xa nhà cũng nhằm mục đích tìm hiểu xứ lạ đường xa.
Trước khi từ giã, anh ngỏ lời xin phép thỉnh thoảng được điện thoại hoặc đến thăm tôi. Tôi đồng ý ngay. Nơi xứ lạ, quê người có được những người bạn tốt là điều may mắn cho tôi, vừa có người hướng dẫn, vừa học hỏi trao dồi thêm Anh ngữ.
Ngày qua ngày, vết thương lòng do Tuấn để lại trong tôi cũng dần dần thành sẹo. Tôi dồn tất cả tâm trí vào việc học, tên tôi lúc nào cũng được các giáo sư nêu lên trong danh sách các học sinh ưu tú. Tôi chịu khó học với ý chí mãnh liệt: Làm thế nào phải hơn người đã bỏ rơi mình.
Song song bên cạnh, Jimmy lúc nào cũng khuyến khích tôi khi gặp khó khăn, mỗi cuối tuần rảnh rỗi anh dạy tôi lái xe, giúp tôi chữa những câu tiếng Anh thật correct trong bài làm. Ngoài tôi ra anh cũng có những bạn bè Việt Nam khác, những người mà anh quen biết gia đình họ khi công tác tại Sài Gòn. Thỉnh thoảng cả nhóm chúng tôi cùng đi barbecue, dự những buổi party......
Anh không bao giờ nói ra, nhưng qua lời bạn bè, tôi biết anh từng viếng thăm và giúp đỡ những bệnh nhân ở những trại cùi, câm điếc, tâm thần, các trẻ em mồ côi và khuyết tật trong thời gian làm việc tại Việt nam. Càng gần gũi anh, tôi càng khám phá ra những bản chất tốt nơi anh.
Có một dạo, có lẻ không quen với khí hậu lạnh, tôi bị cảm nặng. Nằm vùi mấy ngày, không đến lớp. Anh là người săn sóc, đưa tôi đến khám Bác Sĩ, mua thuốc cho tôi, mỗi khi nghĩ lại tôi thấy mang ơn anh thật nhiều.
Tôi còn nhớ, một lần nọ sau buổi party kết thúc hơi muộn, chúng tôi ra về đã quá nửa khuya, khi đến car park vắng vẻ để lâáy xe. Một người đàn bà đỗ xe cách chỗ chúng tôi hơi xa kêu gào vừa bị một tên vô lại đập bể kính xe, cướp mất chiếc ví tay trong đó tiền bạc, giấy tờ và cả xâu chìa khóa .....
Sau khi hỏi han và giúp người đàn bà mở máy xe để đến đồn cảnh sát, Jimmy nói với tôi:
- Nếu câu chuyện vừa rồi xảy ra tại những nước nghèo như Việt nam chẳng hạn, người ta vì miếng cơm manh áo mà cướp giựt nhau, thì anh cho đó là điều không đáng ngạc nhiên, nhưng khi xảy ra trên đất Úc, nơi mà vấn đề An Sinh Xã Hội được xếp hạng nhất nhì trên thế giới, thì đó lại là một hành động nhục nhã, một tội ác không tha thứ được...
Tôi nhận xét anh là một người công bằng, lúc nào cũng nhìn sự việc một cách khách quan. Một con người tốt.
Chuyện xảy ra giữa tôi và Tuấn lúc nầy cả hai gia đình đều biết qua những lá thư tôi gởi về. Tôi không bao giờ trách móc Tuấn, tôi chỉ cho là tại số phần chúng tôi không có duyên nợ với nhau, tôi yêu cầu gia đình tôi vẫn coi Tuấn như trước kia. Tôi viết thư thăm hỏi ba má Tuấn với những lời giải thích cho đẹp cả đôi bên. Tôi cũng thông cảm Tuấn vì tôi cũng là một kẻ xa nhà, có những lúc cảm thấy thật cô đơn......
Mùa hè thứ nhì, trong chuyến về Việt Nam thăm nhà. Jimmy lấy phép holliday cùng đi với tôi, anh ở khách sạn. Mỗi ngày tôi lái xe Honda đến, đưa anh đi viếng thăm nơi nầy nơi nọ, chụp rất nhiều hình ảnh hai đứa với những danh lam thắng cảnh Việt nam, bù lại khi tôi ở Úc, anh là người hướng dẫn tôi.
Có một kỷ niệm đáng nhớ khi tôi cùng anh đi dạo trên con đường nhộn nhịp nhất sài Gòn. Một đứa bé cho tay vào định móc túi anh. Anh hay được, một tay nắm chặt tay kẻ cắp, một tay anh lấy chiếc bóp ra khỏi túi. Đứa bé nói nó chưa lấy gì của anh cả, van xin anh tha thứ. Anh không nói tiếng nào, lẳng lặng lấy ra tờ bạc 50.000 đồng VN cho vào tay đứa bé và bảo:
- Hãy mang tiền nầy mua thức ăn và kiếm công việc gì làm, đừng ăn cắp, xấu lắm...
Những người đi đường chứng kiến sự việc xảy ra đều nói với anh đừng nên cho những kẻ xấu xa tiền như thế. Anh bảo:
- Tội nghiệp, vì nghèo đói, người ta mới ăn cắp, chứ nếu có tiền thì không ai làm như thế đâu.
Con người anh thật nhân từ và quan niệm sống của anh thật giản dị.
Năm học cuối cùng của tôi cũng là năm thay đổi cả cuộc đời tôi. Ngày nhận mảnh bằng tốt nghiệp, Jimmy là người thân duy nhất của tôi đến dự, anh ôm hôn tôi với lời chúc mừng nồng nhiệt nhất...
Tối đó, trong buổi tiệc mừng ngày thành đạt của tôi. Anh hỏi tôi có đồng ý kết hôn với anh không" Tôi không trả lời câu hỏi, chỉ nhìn anh tha thiết và nép sát vào anh hơn... Một chiếc nhẫn đính hôn không biết anh đã chuẩn bị từ bao giờ, được anh lấy ra lồng vào ngón tay áp út của tôi. Tiếp theo một chiếc hôn gắn bó suốt đời....
Bây giờ thì tôi sống trong hạnh phúc, một mái nhà nho nhỏ xinh xinh, một việc làm ổn định, bên cạnh một "Nửa Cái Tôi" rất đáng yêu của mình, "Nửa Cái Tôi" mà tôi phải vượt hàng chục ngàn cây số để... không tìm mà gặp.
Đài Trang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.