Hôm nay,  

Kinh Tế Tq Tăng Ào Ạt Sẽ Biến Đổi Bộ Mặt Đông Nam Á

26/01/200300:00:00(Xem: 3876)
HONG KONG (KL) - Á châu là một điểm sáng chói nhất trong nền kinh tế thế giới, hiện nay nhiều người trong vùng này kinh hãi như các nước khác làm thế nào có thể sống dưới cái bóng dáng của thế lực kinh tế Trung quốc đang đi lên.
Kinh tế tăng trưởng trung bình trên 7 phần trăm mỗi năm, nền kinh tế Trung quốc đã vượt xa bất cứ nền kinh tế nào trong vùng này.
Giá lương thấp, lao động dư thừa và đồng tiền lại rẻ tiếp tay nhanh cho việc tăng xuất cảng, trong khi đó chính sách của Trung quốc lại mở rộng ra để tăng thu hút các lượng vốn đầu tư.
Đầu năm 1990, vùng Đông Nam Á đã bao sân để nhận đầu tư của Nhật bản và Hoa kỳ, Trung quốc chỉ nhận đuợc sự đầu tư trong số còn tồn động lại mà thôi.
Ngày nay tình thế này đã ngược lại.
Các xưởng chế xuất tạị Trung quốc đã biến nước này thành một cái xưởng làm hàng cho cả thế giới, chặt đầu các đối thủ cạnh tranh trên khắp vùng này và gia tăng sản xuất các sản phẩm cao kỹ phức tạp.
Sự lôi kéo của Trung quốc đã ảnh huởng xa tới tận Mexico, công ty điện tử Royal Philips Electronics đã đóng hai phần ba dây truyền sản xuất TV tại xứ này để rời dây truyền sản xuất sang Trung quốc.
Riêng về vùng Á châu, cựu thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore và thủ tướng Mahathir bin Mohamad đã cảnh báo các nhà cầm đầu kinh doanh là họ sẽ phải đối đầu với các thách thức khi Trung quốc đang lên.
Tuy nhiên trước những ray rứt và lo sợ tầm mức thế giới, các kinh tế gia trong vùng lại nhấn mạnh là Trung quốc thăng tiến cùng sẽ đưa lại nhiều cơ hội cho vùng này.
"Người ta chỉ cho rằng có tiếng đồn thấu tận xương là Trung quốc đang nuốt chửng các nền kinh tế tại Á châu. Thực tế thì cứ mỗi đô la thu về nhờ hàng xuất cảng, Trung quốc phải chi ra 92 cents cho hàng nhập cảng" theo như lời tuyên bố của Jim Walker, nhà kinh tế cầm đầu của công ty môi giới và đầu tư 'CLSA Emerging Markets'.
Theo lời của ông Walker, các hàng nhập cảng này đại diện cho khuynh hướng tăng trưởng giữa các nước Á châu với nhau để cho Á châu tái thành vùng kinh tế thịnh vượng thêm lấy Trung quốc làm tâm điểm.
Ông Walker cho biết, có các công ty và các quốc gia đứng chung với nhau trong chuỗi nguồn cung cấp đang hướng về Trung quốc, tất cả có thể tìm thấy những mối lợi mới nhờ vào sự đi lên của Trung quốc.
"Việc phục hưng của Trung quốc không phải là ván bài vét cạn láng Á châu hay phần còn lại trên thế giới. Hơn nữa để gây ổ cơ hội cho các quốc gia khác, giai tầng trung lưu của Trung quốc đi lên sẽ đẻ ra đủ các nhu cầu về đủ các loại hàng họ cho tha hồ mà khai thác," theo như lời nói ra của ông Walker.
Nhưng một số nhà học giả Á châu vẫn nghi ngại trước cái nền văn hóa hàng thiên niên kỷ của Trung quốc với cái thói tính kiêu kỳ của dân Trung quốc, họ đã cho điều mà ông Walker nói ra chỉ là lời môi miệng chào hàng.

Tại Trung quốc, nhu cầu của giới tiêu thụ đã tiếp tay để nâng số thu nhập của dân thành thị lên 17% hàng năm kể từ năm 1998. Trong khoảng thời gian này, thu nhập hàng năm của dân nông thôn tại Trung quốc cũng tăng lên được 6%.
Ông Walker cũng cho biết rõ nhu cầu trong nước tăng lên trên toàn Á châu đã làm cho mậu dịch tương tác trong vùng này bùng hẳn lên. So với cả chục năm trước khi có vụ khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, mậu dịch nội trong vùng Á châu đã tăng nhanh hơn bất cứ cơ cấu xuất cảng nào, hiện nay mậu dịch này đã vượt xa hẵn cỡ hàng hoá đã cho xuất cảng sang Hoa kỳ. Năm 2001, các xuất cảng tương tác nội vùng tính ra đã chiếm 34% tổng số hàng xuất cảng của vùng này.


"Thực trạng này thực ra hoàn toàn đi ngược với các nhận thức thông thường. Sự thu nhập của Trung quốc không chi cho nền kinh tế Đông Nam Á chỉ dùng toàn sức lao động," theo lời của ông Thomas Dawson, giám đốc ngoại tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.
Theo lời ông Dawson, Trung quốc và các quốc gia tại Đông Nam Á có nền kinh tế đang đổi chỗ với nhau để công nghiệp hóa hơn nữa trên các lãnh vực chế xuất về máy gia dụng, giầy dép và các sản phẩm được dùng trong gia đình.
Ông Dawson cho biết : "Đây là một sự phát triển lành mạnh hơn là việc gây rối. Sự phát triển này đang bắt trước ngày xưa khi nền kinh tế mới được công nghiệp hóa tiến vào nền công nghiệp đã bị nền công nghiệp tiền tiến của Nhật bản làm cho lỗi thời."
Trong khi các quốc gia được công nghiệp hóa hơn đã tiến tới các lãnh vực trên thực chất của các nhà chế xuất tại Trung quốc, phần lớn nền công nghiệp của Đông Nam Á xử dụng toàn sức người đang phải đương đầu với sự cạnh tranh của Trung quốc.
Làm cho thích hợp với các thay đổi về kinh tế, sự nhô lên của Trung quốc đã khiến cho Á châu cho thấy có một số trường hợp phải cho xoay chiều. Do ông Mathir với các nhà lập chính sách kinh tế của Malaysia cầm đầu, họ đã cho san bằng đồn điền cao su thời thuộc địa để dựng lên các khu kỹ nghệ chuyên về chế xuất hàng điện tử. Các dự án đại loại như thế tượng trưng cho việc nâng cấp kinh tế của Malaysia từ nông nghiệp chuyển sang cái thế giới cao kỹ về chế xuất.
Song trước ảnh huởng của sự đi lên của Trung quốc, cái lợi của Malaysia về mặt chế xuất hàng điện tử biến mất trong khi số dầu dừa để bán cho Trung quốc đã tăng lên gấp ba, gấp bốn lần trong ba năm qua.
Một số hàng chế xuất của Thái Lan cũng biến mất, theo kinh nghiệm được biết Thái Lan đành phải xoay sang cho phát xuất ngành du lịch Trung quốc.
Dong Tao là nhà kinh tế đứng đầu của ngân hàng tín dụng CSFB (Credit Suisse First Boston), ông này cho biết :
"Trung quốc sẽ áp đặt những thay đổi cấu trúc lớn cho mọi nền kinh tế tại Á châu. Nó sẽ có nhiều cái tiêu cực cũng như tích cực cho đa số nền kinh tế, các quí ngài không có thể đơn giản để cho vào một đúc kết nào đó."
Một trong những cái thay đổi chắc chắn nhất xẩy ra ngay trước mắt, dân số Trung quốc tại miền nông thôn quá đông, không có thể nào nâng cao mức lương của thành phần lao động không có tay nghề cho nguyên cả vùng được.
Ông Tao cho biết : "Lao động thặng dư sẽ tràn ngập thị trường vào chục năm tới khi Trung quốc cho giải tỏa lãnh vực nông nghiệp. Việc đầu tư của chính quyền Trung quốc để mở đường xá và dựng các nhà máy điện sẽ giúp cho những dân lao động vùng quê có thế để vào làm trong các cơ xưởng."
Ngoài ra ông Tao không trông mong gì Trung quốc dập khuôn để cho phát triển nhanh việc xuất cảng hàng điện tử theo như các lãnh vực khác.
"Việc phát triển nhanh về mặt chế xuất trong lãnh vực dệt may, đồ chơi và hàng điện tử có rất nhiều là do các cơ xuởng sản xuất tại Hong Kong và Đài Loan cho dời đi và dọn tới. Cái này hiện nay cũng đang đi xuống," theo lời của ông Tao.
Theo ông Tao, giai đoạn tới cho công việc chế xuất sẽ đều do các công ty đa quốc chú trọng vài việc kiếm lợi trong vùng hay toàn cầu thúc đẩy.
Ông Tao cho biết : "Cho tới nay, các công ty đa quốc chủ chốt đã tỏ ra sự chú ý tới những chi phối có tính cách địa dư. Ngay như cho phát triển nhanh việc chế xuất hàng điện tử tại Trung quốc, tất cả các quốc gia nằm trong vùng này cũng đều cho tăng hàng điện tử xuất cảng của họ."
Tóm lại các công ty đa quốc nằm trong tay Tây phương chỉ cần ấn nút vào tâm điểm như Trung quốc là có thể chi phối tất cả các quốc gia nằm trong vùng Á châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.