Hôm nay,  

Asean Mua Vũ Khí, Ngừa Hoa Lục Lấn Tài Nguyên

12/05/200200:00:00(Xem: 3648)
SYDNEY (KL) - Lo ngại về cường độ tranh chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên gia tăng, 10 quốc gia thành viên trong khối Hiệp hội ASEAN đã bỏ ra hẳn ba tỷ Mỹ kim năm nay vào các chương trình hiện đại hóa vũ khí. Có nghĩa là sự chi tiêu này đã gấp hai lần sự chi tiêu hàng năm của chục năm trước khi có biến động tài chánh đột xuất vào năm 1997. Vìù áp lực kinh tế, hầu hết các gói chi tiêu này đã được nới dài ra hai năm.
Mã Lai có sự đóng góp thiếu cân xứng đối với ngân qũy chiến tranh hai tỷ có tiếng là để mua các phản lực cơ chiến đấu đa dụng, các xe tăng dã chiến, các trực thăng và tầu ngầm. Mã Lai đã chi ra mất 400 triệu Mỹ kim của ngân qũy này vào hệ thống phòng không và các loại hỏa tiễn phóng cầm tay.
Singapore đang tìm cách để thay thế loại phản lực cơ A-4 dùng để nghênh chiến trên không và muốn cho nâng cấp phi đoàn phản lực chiến đấu F-5 mà Hoa kỳ trước đây đã từng xử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Thái Lan đã có thêm loại phản lực chiến đấu F-16 loại dùng rồi sang tay và có kế hoạch để trùng tu loại phi cơ F-5 của Thái Lan và lên kế hoạch để mướn hai chiếc tầu ngầm.
Phi Luật Tân lại bắt đầu chương trình chi ra 1,9 tỷ Mỹ kim để trùng tu hệ thống vũ khí thành hình từ năm 1996, nhưng đã bị ngưng trệ vì các trở ngại kinh tế. Trong sổ đặt hàng của Phi Luật Tân có 24 chiếc phản lực chiến đấu đa nhiệm mới, 19 chiếc máy bay Skyhawk loại đã dùng rồi sang tay, dàn radar dưới đất và phi cơ tuần tiễu trên biển.
Song chỉ có riêng Phi Luật Tân là bị dính ngay vào cuộc chiến tranh liều mạng của bọn Hồi giáo phân ly có lập liên hệ trực tiếp với bọn chủ trương dùng khủng bố để đạt các mục tiêu chính trị. Phi Luật tân đang trông đợi Hoa kỳ cung cấp cho các vũ khí và các trang thiết bị dã chiến trị giá 250 triệu Mỹ kim, coi như phần đóng góp với Manila trong việc chống lại phong trào của Abu Sayyaf dùng chủ trương khủng bố và bắt cóc để đòi quyền tự trị dưới danh nghĩa một quốc gia Hồi giáo trong quần đảo của Phi Luật Tân.
Ngoài ra, khối Hiệp hội ASEAN đang nhìn thấy viễn vọng mở rộng hơn về sự căng thẳng đang nằm ở hậu trường giữa Nhật và Trung quốc, viễn vọng này sẽ dần dần tách khối ASEAN thành ra hai liên minh xuất hiện như bóng ma.
Hoa kỳ lúc nào cũng sẵn sàng đứng sau lưng Nhật Bản lấy sự đe dọa của chủ trương khủng bố làm chiếc đòn bẩy để cho khôi phục lại cán cân chiến luợc: Các quốc gia Đông Nam Á đã được nói cho biết rõ, trong các điều kiện bất trắc xẩy ra các quốc gia này phải đứng vào hẳn một phe. Không cho đứng giữa. Vấn đề này đã xẩy ra trong khi Hiệp hội ASEAN khi đang cho thảo vấn đề an ninh ngày xưa mà Kampuchia có đuờng lối ngoại giao con thoi khi cuộc chiến tranh lạnh đã đưa ra kẻ thù dễ nhận dạng, nhưng ngay lúc đó khó có thể phân biệt được kẻ nào tốt, kẻ nào xấu về mặt đạo đức.
Một cái trở ngại cố hữu là các thành viên trong Hiệp hội ASEAN cũng đang tranh chấp nhau về mặt kinh tế, họ thường đôi co với các lân bang về tài nguyên khan hiếm như mỏ dầu và biển cá. Hậu quả là hầu hết các quốc gia này đều con mắt cho ghé sát vào các biên giới gần nhất của họ để mua vũ khí và có khuynh hướng cho thấy hình ảnh của mình " khi cần ông sẽ ra tay".
Ví thế Thái Lan có một mẫu hạm chở trực thăng hoạt động rất tốn kém. Mã Lai, Nam Dương và Thái Lan thực ra chỉ nên xử dùng loại tầu tuần nhẹ đi trên sông rạch nông cạn, nhưng cả ba lại đòi mua cả một hạm đội tầu ngầm không thích hợp để xử dụng.
Việc cạnh tranh này đã từng xẩy ra vào đầu năm 1990, khi Nam Dương và Thái Lan đổ xô mua những phản lực cơ chiến đấu F-16 tối tân hồi đó, vì Singapore đã mướn các phi cơ loại này và sau đó đã bỏ tiền ra mua lại để lập ra phi đoàn phản lực chiến đấu sở hữu.
Không còn phải nghi ngờ, các lực lượng quốc phòng trong Hiệp hội ASEAN đang cần phải chuyển sang cái mới.
Hiện nay Phi Luật Tân chỉ có 11 chiếc chiến đấu cơ có thể bay được và một tốc đĩnh chạy bảo vệ các lãnh hải.
Tất cả đều có cùng một quan tâm là vùng Đông Nam Á thiếu chiến lược giữ an ninh và có cái trách nhiệm cách mơ hồi là bảo vệ lãnh thổ riêng mà không có cái nhìn tập thể.
Việc xây đắp vũ khí hăng say của Mã Lai sẽ tiếp tục dẫn tới đường lối đơn phương, khi vùng Đông Nam Á đã nhận ra quá trễ về cái ẩn ý sâu của Trung quốc trong triển vọng làm cho kinh tế đi lên nhờ vào bàn tay lao động của dân số một tỷ hai với những nguồn tại nguyên còn nguyên si chưa từng bị khai thác.

Quân đội của Mã Lai kém trang bị, có 60 chiếc máy bay vừa dùng vào chiến đấu và vừa dùng vào việc huấn luyện, bốn tốc đĩnh, còn những xe bọc sắt không có cái nào có thể dùng vào chiến trường được vì không chịu nổi một quả đạn B-40.
Còn so sánh với dân số thì quân đội Phi Luật Tân thực còn bé nhỏ hơn nữa.
Thực ra Mã Lai có những vấn đề lôi thôi về chương trình tái cấp quân dụng bị gián đoạn vì cuộc khủng hoảng tài chánh.
Chính quyền Kuala Lumpur của Mã Lai không có vấn đề tranh chấp ranh giới với Nam Dương, Thái Lan và Trung quốc, kể cả việc lên tiếng chủ quyền về một phần quần đảo Hoàng Sa chưa được giải quyết. Còn Bắc Kinh và vài quốc gia khác đang tranh nhau xí phần trên mặt các đảøo san hô đã chết, trong khi Tây phuơng thừa hưởng việc khai thác trữ lượng vàng đen và khí thắp nằm dưới lòng biển.
Tuy nhiên Mã Lai hầu như không bao giờ giữ đuợc tư thế có hành động phòng vệ, ngay cả khi Mã Lai có thêm các phản lực chiến đấu đa dụng có đường bán kính hoạt động xa, nhưng Mã Lai thiếu mất hải quân để yểm trợ và không có máy bay tiếp tế xăng trên trời. Giả sử nói xa hơn nữa, Mã Lai có bị quốc gia khác đe dọa đi chăng nữa cũng phải giải quyết phù hợp với quyền lợi của quốc gia có chân trong Hiệp hội ASEAN. Còn Hoa kỳ có lẽ cũng đành phải đồng ý như thế, mặc dầu không muốn công nhận thiệt tình.
Thủ tướng Mahathir Mohammed của Mã Lai đã phải dịu giọng khi lớn tiếng chống Hoa kỳ vì tự ái sau khi các tổ khủng bố quậy bấy đất ngay sân sau nhà, nhưng thủ tuớng này vẫn chưa chịu ôm lấy Hoa kỳ để làm một đồng minh chống lại khủng bố. Ngoài ra thủ tướng này còn gửi thông điệp cho Trung quốc và bất cứ quốc gia nào khác có tham vọng về một quốc gia nằm trong Hiệp hội ASEAN để có đuợc một sự bảo vệ nghiêm túc trong khi những quốc gia còn lại trong vùng không lập được ý chí tập thể.
Singapore có sự chi tiêu theo đầu người cao nhất trong vùng Đông Nam Á, hiện tại Singapore đang trên đà đi xuống, nhưng vẫn còn có một lực luợng quân đội có khả năng khá cao. Còn phản ứng của nhóm bảo thủ của Mã Lai sẽ một ngày một phân hóa theo như cái nhìn của một số người trong đó có người kế vị đương nhiên của tổng thống Suharto từng lèo lái Hiệp hội ASEAN. Ông Mahathir đã thúc đẩy từ năm 1999 để lập ra một thỏa hiệp an ninh có sự ký kết của tất cả các quốc gia Á châu kể cả các quốc gia kẻ thù như Trung quốc và Nhật Bản. Sáng kiến này chẳng đi tới đâu vì không cho Hoa kỳ nhúng vào, còn những mặt khác Hoa kỳ là một đối tác thân cận và cung cấp hầu hết các vũ khí mà quốc gia trong Hiệp hội ASEAN đang xử dụng. Các căn nguyên mà Washington cho thông qua vào thập niên năm 1990, vì lúc đó Hoa kỳ đang cho chuyển tập trung vào an ninh tại vùng Đông Âu. Nhưng đối với chính quyền Hoa kỳ hiện nay đã có ý định rõ ràng là tái kết dính vào Á châu theo ý nghĩa chiến lược về địa dư chính trị toàn cầu, chứ không phải ý thức về tư tưởng như trong chiến tranh Việt Nam.
Chịu trách nhiệm về việc xây đắp quân đội cho xứ sở, ông Mahathir đã ra dấu rằng việc làm giảm căng thẳng với Trung quốc sẽ không thành theo điều kiện đơn độc của Á châu mà ông muốn. Các điều kiện này trở thành nằm ngoài, khi cái trục tứ hướng phát sinh giữa Hoa kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn và Uùc Đại Lợi với chủ ý để cho Trung quốc phải nằm y nguyên tại vị trí hiện nay.
Singapore cũng có thỏa ước phòng vệ với Hoa kỳ, cũng như Thái Lan và Phi Luật Tân.
Mã Lai và Singapore được liên kết với các đồng minh của Hoa kỳ như Úc Đại Lợi và Anh quốc chiếu theo hiệp ước của năm quốc gia quyền lực trên thế giới, trong đó có cả Tân Tây Lan.
Nam Dương và Mã Lai đang hợp tác với nhau trong một thỏa thuận để trùng tu phi cơ.
Thái Lan, Singapore, Hoa kỳ và Úc có cuộc thao dượt tập trận cùng chung với nhau, có quan sát viên của Trung quốc hiện diện.
Toán quân Nhật đi giữ hòa bình là đội quân đầu tiên được biệt phái sau chiến tranh thứ hai dưới quyền các chỉ huy truởng của Thái tại Timor.
Cái cấu trúc này hiện nay đã có sẵn để nhận thêm đồng minh giữ an ninh và bắt đầu để giao các vũ khí . Tất nhiên là Hiệp hội ASEAN phải công nhận các lằn ranh an ninh đã vẽ theo ngón tay chỉ của Hoa kỳ. Hiện nay việc cần thiết là có quốc gia nào đó cho móc vào đầu mối này mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.