Hôm nay,  

Những Suy Tư Về Cuộc Chiến Tranh Vn - Phần I

29/04/200000:00:00(Xem: 5360)
Trong số những ngày tháng đáng nhớ của lịch sử Việt Nam thời hiện đại, ngày 30.4.75 là ngày dễ tạo nên những xúc động sâu xa, dễ đánh thức những kỷ niệm kinh hoàng nhất của đông đảo người Việt trên khắp bề mặt địa cầu. Vì vậy, mỗi năm, đến ngày 30.4, hầu hết người Việt trên thế giới đều ít nhiều có những suy tư, những hồi tưởng, cùng những trăn trở, thao thức dành cho những kỷ niệm, những người thân còn sống hoặc đã khuất trong quá khứ. Đặc biệt, năm nay, đúng 25 năm kể từ khi cộng sản chiếm được Sàigòn, nên ngày 30 tháng 4 đã có một giá trị đặc biệt đối với người Việt trong nước cũng như hải ngoại. Mỗi năm, cũng đến ngày 30 tháng 4, các cơ quan truyền thông, ngôn luận trên thế giới, nhất là truyền thông Việt ngữ, đều có bài và hình ảnh xoay quanh đề tài chiến tranh Việt Nam. Nhưng tuy cùng nhìn một sự kiện, một biến cố lịch sử, mỗi tờ báo, mỗi đài truyền hình, truyền thanh, mỗi tác giả, tùy theo vị thế chính trị, sự hiểu biết và góc độ đứng khác nhau đều có những dị biệt nhất định trong việc mô tả, đánh giá cuộc chiến tranh Việt Nam. Bên cạnh đó, thời gian 25 năm cùng những biến đổi trên thế giới, chuyển biến trong nhân tâm, trong nhận thức, cũng là những yếu tố quan trọng khiến nhiều người, nhiều tờ báo, tạp chí, ký giả có những thay đổi trong việc đánh giá cuộc chiến tranh Việt Nam. Những thay đổi đó, đôi khi, chưa hẳn là biểu hiện của một thái độ khách quan hơn, khôn ngoan hơn, đến gần chân lý hơn mà nhiều khi lại là kết quả của một trạng thái suy thoái của lý trí, nghiêng ngửa của lập trường, cùn nhụt của nhuệ khí, mòn mỏi của nghị lực trước thời gian, hoặc là kết quả của sự nhân nhượng trước thế lực kim tiền do cộng sản thao túng. Hiển nhiên, 25 năm là một thời gian đủ dài để mỗi người Việt Nam đủ bình tĩnh có những suy nghĩ chín chắn về nguyên nhân, diễn tiến cùng những hậu quả của cuộc chiến tranh Việt Nam, và vai trò, trách nhiệm cùng chỗ đứng của mình trong cuộc chiến tranh đó. Trước đây, mỗi dịp kỷ niệm 30 tháng 4, tôi cũng đã viết bài trên Sàigòn Times trình bầy quan điểm của mình về cuộc chiến tranh Việt Nam. Nay nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày 30 tháng 4, đọc lại những bài viết của mình, tôi thấy có những điểm càng thêm xác tín, và cũng có những điểm cần phải được nhìn lại trong bối cảnh mới. Bài viết sau đây là tập hợp một số điểm tôi đã tin, đã trình bầy, cùng những quan niệm mới của tôi về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hy vọng, quan điểm của tôi sẽ được bạn đọc đóng góp, chia xẻ
(Email: saigon@bigpond.net.au).

CHIẾN TRANH VN LÀ CUỘC NỘI CHIẾN"

Suốt thời gian chiến tranh Việt Nam cũng như sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quan điểm cho rằng chiến tranh Việt Nam là một cuộc nội chiến đã hiện diện trong đầu óc phần đông người ngoại quốc cũng như một số người Việt. Nguyên nhân chính dẫn đến quan điểm này là do họ không hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt Nam, tham vọng của đảng cộng sản Việt Nam và chính sách xuất cảng cách mạng nhuộm đỏ toàn cầu của cộng sản quốc tế. Năm năm trước, tác giả Toàn Chân cũng đã viết một bài trong đó ông cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta lên tiếng nhắc nhở cho cả thế giới biết cuộc chiến tranh Việt Nam chấm dứt cách đây 20 năm là một cuộc nội chiến."

Thực tế, nếu nhìn vào bản chất cùng nguyên ủy dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam ta sẽ thấy đó là một cuộc chiến tranh xâm lăng do cộng sản Bắc Việt chủ trương. Trong khi nội chiến là cuộc chiến tranh bắt nguồn từ những mâu thuẫn về quyền lợi giữa các thế lực trong một quốc gia thì trái lại, xâm lăng là cuộc chiến tranh của một quốc gia nhằm thôn tính bờ cõi, lãnh thổ một quốc gia khác có chủ quyền.

Nhìn vào cuộc chiến tranh VN, ta sẽ thấy rõ ràng, ngay từ năm 1954 dưới sự chỉ đạo của cộng sản quốc tế, cộng sản VN đã cố tình gài người ở lại miền Nam với trách nhiệm phá hoại, nằm vùng hậu thuẫn cho cuộc xâm lăng thôn tính Miền Nam sau này. Đến nghị quyết hội nghị lần thứ 15 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản khóa 2 thông qua vào tháng 1 năm 1959 cũng ghi rõ sách lược đưa bộ đội chính quy cùng vũ khí của Nga, Hoa từ Bắc vô Nam để thực hiện cuộc xâm lăng Miền Nam. Thi hành nghị quyết này, không đầy 5 tháng sau, ngày 19 tháng 5 năm 1959, cộng sản Hà Nội cho thành lập tuyến đường vận tải quân sự chiến lược gọi là đường mòn Hồ Chí Minh. Kể từ đó, binh lính, vũ khí lũ lượt đổ vào Nam. Hậu quả của việc đưa người, vũ khí vào Nam đã dẫn đến một loạt biến cố tại Bến Tre, Ấp Bắc vào cuối năm 1959, đầu năm 1960. Như vậy rõ ràng đây là một cuộc chiến xâm lăng mà cộng sản quốc tế gọi là xuất cảng cách mạng nhằm thôn tính Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia có chủ quyền, có dân, có chính phủ và quốc gia đó đã được quốc tế công nhận. Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, một tổ chức bù nhìn do cộng sản nặn lên, nhằm tạo cho cuộc chiến tranh tại Miền Nam là một cuộc nội chiến đã hoàn toàn bị rữa nát và bị chính cộng sản Hà Nội khai tử ngay sau khi chiếm được Miền Nam.

Đồng ý phần lớn những người tham gia cuộc chiến tranh VN ở cả hai bên chiến tuyến đều là người Việt Nam, nhưng điều đó không phải là yếu tố then chốt để kết luận cuộc chiến tranh đó là cuộc nội chiến. Nếu chỉ căn cứ vào yếu tố đồng chủng ở hai bên chiến tuyến mà đi đến kết luận đó là cuộc nội chiến thì e rằng, nếu Trung Cộng xua quân đánh Hồng Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, hoặc Bắc Hàn xua quân chiếm Nam Hàn... ta cũng cho đó là những cuộc nội chiến hay sao"

Rõ ràng, bất cứ ai hiểu rõ bản chất của đảng cộng sản, tiểu sử của Hồ Chí Minh cùng diễn biến của cuộc chiến tranh Việt Nam, đều phải thừa nhận, chính cộng sản Bắc Việt, đứng đầu là Hồ Chính Minh đã gây nên cuộc chiến Tranh Việt Nam, khiến mấy triệu người bị thảm tử và đất nước Việt Nam bị lạc hậu cả nửa thế kỷ so với thế giới.

Mới đây, trong một bài viết trên tờ tuần báo Việt Mercury, nhan đề "Một quan điểm về vụ Triển lãm chân dung Hồ Chí Minh", ông Robert Templer đã kết luận rất chí lí: Chính Hồ Chí Minh "đã khởi sự một cuộc chiến tranh sát hại 3 triệu người Việt Nam". Ông Robert Templer là một người ngoại quốc, nhưng là một nhà trí thức có tầm cỡ lại được sống tại Việt Nam, giao tiếp với những người cộng sản, nên ông đã nhận ra vai trò cộng sản quốc tế của Hồ Chí Minh và nguyên nhân đích thực dẫn đến cuộc chiến tranh Việt Nam. (Mời độc giả coi bài viết của ông đăng trong số báo này, trang 52).

Đúng ra, vai trò và bản chất cộng sản quốc tế trong con người Hồ Chí Minh không phải chỉ bắt đầu khi cuộc chiến tranh xâm lăng Việt Nam mở màn vào năm 1959, mà đã bắt đầu ngay từ khi Hồ Chí Minh tham gia hội nghị thành Tours của Đảng Xã Hội Pháp vào ngày 25 tháng 12 năm 1920. Lúc đó Hồ Chí Minh mới trên dưới 25 tuổi. Chính trong hội nghị này, Hồ Chí Minh đã đọc diễn văn kêu gọi tuyên truyền tư tưởng cộng sản trong các nước thuộc địa bao gồm cả Việt Nam.

Trong đại hội lần thứ 5 của Quốc tế cộng sản được tổ chức tại Mạc Tư Khoa từ 17.6 đến 8.7.1924, Hồ Chí Minh với tư cách đại biểu của đảng cộng sản Pháp cũng đã đọc một bản tham luận cho rằng, "vấn đề giải phóng dân tộc chỉ là một bộ phận của cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản". Sau này, trong một bài viết nhan đề, "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lenin" Hồ Chí Minh cũng đã cho rằng, "Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ."

Đây là một quan niệm sai lầm và cực kỳ nguy hiểm. Chính vì quan niệm sai lầm này nên chủ nghĩa cộng sản quốc tế đã vội vã dùng Hồ Chí Minh như là một lá bài trong mưu toan bành trướng thế lực cộng sản quốc tế tại Việt Nam. Và cũng vì vậy, Hồ Chí Minh đã xách động một cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam kéo dài suốt 16 năm trong khi những quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á, với tinh thần quốc gia thuần túy, đã thực hiện cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thành công và phát triển thịnh vượng để trở thành những quốc gia phú cường.

Trong thời gian trên dưới một thập niên, từ cuối thập niên 1940 đến đầu thập niên 1950, cộng sản quốc tế, cụ thể là cộng sản Tàu và Nga đã cố tình xuất cảng cách mạng, hay nói cách khác, đã xâm lăng dưới chiêu bài khởi nghĩa, đồng khởi, nổi dậy, giải phóng, tại một loạt các quốc gia trên thế giới trong đó có Burma, Mã Lai, Phi Luật Tân, Nam Dương... May mắn, những quốc gia này không có những lãnh tụ cộng sản cáo già như Hồ Chí Minh và họ cũng không giống Việt Nam cùng chung biên giới với cường quốc Trung Cộng, nên các quốc gia đó đã thoát khỏi thảm họa thôn tính của cộng sản.

Trong khi ông Robert Templer hiểu rõ bản chất của Hồ Chí Minh thì rất tiếc, một số người Việt Nam lại không hiểu như vậy. Thậm chí, có người còn ngây thơ cho rằng, Hồ Chí Minh là một người quốc gia chân chính, một người Việt yêu nước nồng nàn. Chỉ vì Mỹ thờ ơ trước nguyện vọng của Hồ Chí Minh nên Việt Nam mới rơi vào qũy đạo cộng sản. Những người Việt ngây thơ này đã viện dẫn, vào tháng 9, tháng 10 năm 1945, Hồ Chí Minh đã viết cả chục lá thư cho tổng thống Truman xin Mỹ bảo hộ cho Việt Nam. Nếu lúc đó tổng thống Truman quan tâm đến nguyện vọng của Hồ Chí Minh, có lẽ hai dân tộc Việt Mỹ đã không phải trải qua một cuộc chiến dai dẳng và nghiệt ngã.

Hồ Chí Minh viết thư cho Truman là chuyện có thật. Tuy nhiên, khi viết những lá thư đó, Hồ Chí Minh chỉ có ý muốn dùng Mỹ hất cẳng Pháp, giành "độc lập" cho Việt Nam, để rồi sau đó, một khi Việt Nam không còn là thuộc địa của Pháp, Hồ Chí Minh sẽ quay ra phản bội Mỹ, biến Việt Nam thành chư hầu của cộng sản Nga, Tàu. Thời gian đó, Mỹ biết rõ tiềm lực của Việt Minh, uy tín của Hồ Chí Minh đồng thời cũng biết ông là con bài của cộng sản quốc tế, nên tổng thống Truman đã không chấp thuận hậu thuẫn Hồ Chí Minh. Có điều, Mỹ chọn con đường hậu thuẫn Pháp ngăn chặn làn sóng đỏ tại Việt Nam, trên phương diện toàn cầu, chiến lược đó đúng, nhưng trong bối cảnh chống thực dân, giải phóng đất nước của người Việt Nam vào thời điểm ấy, chọn lựa đó là một sai lầm. Việc Mỹ chọn Pháp là đồng minh đã khiến cộng sản thành công phần nào trong việc tuyên truyền, đồng hóa Mỹ với Pháp, kẻ đã xâm lăng và đô hộ trên đất nước Việt Nam suốt một thế kỷ.

Bị sa lầy trong sai lầm này, người Mỹ cũng như người Việt quốc gia tuy có chính nghĩa chống cộng nhưng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, giành giật niềm tin của dân chúng. Thực tế đáng buồn này bắt nguồn từ trình độ chính trị của người Việt có hạn, sự xảo quyệt của cộng sản Việt Nam thì vô cùng, trong khi nội bộ của người Việt quốc gia lại chia năm xẻ bảy vì dị biệt về lý tưởng, quyền lợi, phe phái... khiến người dân Việt Nam càng thêm mất tin tưởng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.