Hôm nay,  

Sử Gia Phạm Quế Dương: Đền Thờ Tướng Đời Trần Bị Chiếm

23/10/200000:00:00(Xem: 3919)
Dưới đây là bản văn Nhóm Nối Kết gửi từ quốc nội: Sử gia Phạm Quế Dương tố cáo nhiều di tích lịch sử bị chiếm đoạt. Toàn văn như sau.

Còn sợ, còn hèn đến bao giờ trước những người bất lương tham ô đang cầm quyền hiện tại! Tại sao ông Phạm Quế Dương đã phải lên tiếng phê phán lãnh đạo và chính quyền trong những vụ việc bất công áp bức trong thời gian qua. Nối kết xin gửi các bạn bài viết dưới đây của nhà sử học quân đội Phạm Quế Dương đang được lưu truyền trong những ngày qua:

VỤ VIỆC TỬ DƯƠNG VỌNG ĐìNH TRONG BÀI "LÃNH ĐẠO VÀ CHÍNH QUYỀN HÀ NỘI NGÀY NAY: BẤT LỰC HAY BẤT LƯƠNG""

Phạm Quế Dương

Nhân dịp Quốc Khánh 2000, tôi có bài "Lãnh đạo và chính quyền Hà Nội ngày nay bất lực hay bất lương"" kính gửi các báo và bạn bè. Sau đó tôi được nhiều người nói chuyện trực tiếp và qua điện thoại. Trong đó có một cuộc gặp qua điện thoại khá găng với một vị lãnh đạo Cựu chiến binh Phường Hàng Đào - Hà Nội, nơi có nhà Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng - 27 Hàng Đường - Hà Nội, bị bán phi lý. Ông ta bảo tôi: Nói láo! Dám nói chính quyền Hà Nội ngày nay bất lực hay bất lương sao" Đồ vô văn hóa! Tôi cười và trả lời: Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật hành vi của tôi phê phán lãnh đạo và chính quyền Hà Nội trong vụ việc này. Ông phê tôi kém văn hóa. Tôi xin nhận vì tôi mới có mấy bằng đại học chưa đi xin phó giáo sư, phó tiến sĩ. Nhưng tôi không phải là thằng hèn. Các ông là Cựu chiến binh Phường mà sự việc xâm phạm danh dự Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng ngay trong Phường mình mà bao năm nay không dám can thiệp. Vậy các ông có phải là lũ hèn không" Các ông khoác áo cựu chiến binh như vậy có làm bẩn danh hiệu cựu chiến binh không"

Đồng thời có nhiều người hỏi tôi về việc Đình Tử Dương Vọng Đình và điện thờ Lão tướng Phạm Nhữ Tăng tôi viết trong bài trên.

Xin phép thông tin:

Tử Dương Vọng Đình: Từ 1767, các cụ làng Tía -Thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, làm ăn ở Hà Nội đã tạo một ngôi Đình đặt tên Tử Dương Vọng Đình để thờ cúng vọng về quê. Ngôi Đình ở số 8 phố Hàng Buồm - Hà Nội. Đồng thời các cụ có 4 căn nhà cũng mang tên chủ sở hữu Tử Dương Vọng Đình: 3 nhà ở phố Ngũ Xã (số 14,17,19) quận Ba Đình và 1 nhà ở ngõ Đào Duy Từ (số nhà 5) quận Hoàn Kiếm. Bốn căn nhà làm nhà hương hoả cho thuê lấy tiền hương khói ngôi Đình.

Cả ngôi Đình và 4 căn nhà bị chiếm đoạt sau thời cách mạng thành công. Dân làng Tía đi kiện đòi hàng mấy chục năm trôi qua không xong mặc dù dân làng còn giữ đầy đủ Địa Bạ và Biên Lai nộp thuế thời Tây, thời Ta của ngôi Đình và 4 căn nhà.

Trong Đình nay còn có văn bia từ 1767, nhiều hoành phi câu đối, cổ vật thờ cúng Tuệ Trung Thượng Sĩ - Trần Tung là anh cả Đức Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Do đó, ngôi Đình được văn bản của Ban Tôn Giáo TP Hà Nội xác nhận ngôi đình này là có thật "trong danh mục di tích", Ban quản lý di tích TP Hà Nội giao cho dân làng "Biên bản Di tích Đình Tử Dương"; Sở Nhà Đất TP Hà Nội cũng có văn bản xác nhận quyền chủ sở hữu ngôi Đình này của dân làng Tử Dương.

Đặc biệt Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học, nhiều sách, báo, Đài vô tuyến truyền hình Trung Ương và Hà Nội, Đài Tiếng Nói Việt Nam giới thiệu về ngôi Đình. Và 9/ 1996, thanh tra TP Hà Nội có văn bản đề nghị chính quyền xử lý vụ việc này.

Sự việc vẫn không được giải quyết. Dân làng phải nhờ các cơ quan văn hoá xuất bản sách tổng hợp vụ việc, vạch mặt bọn quan lại cộng sản ở Thủ Đô tham nhũng mất hết tính người. Đó là quyển sách "Làng Tử Dương qua di sản văn hóa Hán - Nôm", 272 trang, 14x22 cm, Nhà xuất bản Văn Hoá - Thông Tin, Giấy phép xuất bản số 28/CXB - 64/VH-TT, ngày 19/1/96. Toàn bộ văn bản pháp lý, khoa học, đơn thư đòi Đình và 4 căn nhà và những bài báo, đài miêu tả vụ việc đều được in trong sách. (Xin kèm theo bản sao cuốn sách từ trang 241 đến 258 tóm tắt sự việc).

Nhưng, sự việc vẫn rơi vào im lặng. Sau đó, bà con dân làng xin họp báo, đơn thư nhiều lần bị Sở Văn Hoá Thông Tin TP Hà Nội bác bỏ. Lại lên Đoàn Công Tác Chính Phủ do ông Dương Ngọc Sơn làm Trưởng đoàn xin giúp đỡ xét xử, có vô tuyến truyền hình Việt Nam ghi hình, phát tin. Vẫn im lặng. Rồi lại hàng chồng đơn lên Sở Nhà Đất TP Hà Nội. Vẫn im lặng.

Và đến gần đây vẫn im lặng. Ngày 3/9/2000, dân làng làm đơn kiện ông Hoàng Văn Nghiên - Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân TP Hà Nội, đã vi phạm pháp luật vì không xử lý vụ này. Đơn có hàng trăm chữ ký của dân làng và Hà Nội. Nhưng đến giờ phút này lại vẫn còn đang im lặng!!!

Tóm lại, vụ việc Tử Dương Vọng Đình là thế.

Còn vụ Điện Thờ cụ Phạm Nhữ Tăng cũng ở làng Tía (thôn Tử Dương, xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Cụ là võ tướng phò vua Lê Thánh Tông bình định Chiêm Thành (1471), sau được vua phong chức Đô Đốc Đồng Tri quản toàn bộ khu vực này. Đã có nhiều sách báo viết về Cụ và ngôi điện này. Điện cũng còn đang bị chiếm đoạt. Gần đây, lãnh đạo và chính quyền huyện Thường Tín đã hứa sẽ giải quyết nên xin phép không thông tin thêm.
Hà Nội 16/10/2000

Phạm Quế Dương, 37 Lý Nam Đế - Hà Nội. ĐT: 8231372
- Xin kính gửi các báo
- Và các bạn bè.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.