Hôm nay,  

Xin Cám Ơn, Nước Úc Của Tôi Ơi!

05/05/200100:00:00(Xem: 5499)
Kéo tấm rèm cửa, ánh sáng ùa vào phòng từng vệt nắng rực rỡ. Khoác vội chiếc áo len mỏng, tôi bước ra vườn, hít thở không khí trong lành của buổi ban mai. Trời đã lập Đông, gió se se lạnh, một cái lạnh nhẹ nhàng mát dịu làm tâm hồn tôi cảm thấy lâng lâng. Tiếng chim hót ríu rít trên cành, cùng tiếng gà gáy đâu đây gợi nhớ trong tôi về một trời quê hương cũ. Tôi thầm nói với chính mình: "Chóng thật, thấm thoát thế mà đã hai mươi năm xứ người". Như một khúc phim quay chậm, hồi tưởng lại quá khứ, tôi còn nhớ rất rõ cách đây hơn hai mươi năm...

Ngày đó, sau biến cố 30.04.75, Cộng sản tiến chiếm miền Nam thì Huy, chồng tôi, cũng cùng chung số phận với những anh em khác khăn gói lên đường "học tập cải tạo". Sau những năm tháng tù đầy, khổ ải, cuối cùng chồng tôi cũng được thả về. Vì quá hiểu chế độ hà khắc vô nhân của bọn Cộng sản, nên một hôm Huy khẽ bảo tôi:

- Phải tìm đường đi thôi em à!

Tôi ngạc nhiên hỏi lại:

- Anh đã được tha rồi, có gì phải ra đi"

Chồng tôi giọng cương quyết:

- Em nên hiểu anh là sĩ quan của chế độ cũ, chúng không để anh yên đâu. Anh hiện giờ như cá nằm trên thớt, muốn bắt lại lúc nào mà chẳng được.

Phải, tôi hiểu điều đó chứ. Chung quanh tôi mọi người đều đã lần lượt trốn đi. Nhưng khi nghĩ tới phải rời khỏi mảnh đất thân yêu này, lòng tôi chợt đau nhói. Nhìn con thơ đang ngủ say, nó còn bé quá, không biết nó có chịu được cuộc hành trình đầy gian nan nguy hiểm này hay không" Nhưng chúng tôi cũng không thể ở lại dưới một xã hội mà không có một chút tự do, nhân quyền.

Vào một đêm tối trời, mưa phùn rơi lất phất, vợ chồng tôi cùng đứa con nhỏ ra khơi, bỏ lại sau lưng cha mẹ, anh em... bỏ lại tất cả...

Sau bao ngày lênh đênh trên biển, với con thuyền nhỏ bé mong manh, gió dập sóng vùi, tưởng chừng tất cả sẽ bị chôn vùi dưới lòng đại dương xanh thẳm, nhưng nhờ ơn trên, tất cả đều được bình an. Đặt chân đến bến bờ tự do, mọi người ôm nhau mừng rỡ mà nước mắt rưng rưng. Ngoảnh nhìn lại chỉ thấy mây nước chập chùng. Quê hương ơi giờ đã nghìn trùng xa cách.

Ngày đầu đặt chân lên nước Úc, tất cả đều xa lạ và ngỡ ngàng. Nhờ tấm lòng yêu thương rộng mở của tất cả mọi người dân bản xứ, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các hội từ thiện, cuộc sống mới của những người tỵ nạn chúng tôi dần dần đã được ổn định. Huy đã có việc làm trong một hãng xưởng, chúng tôi đã có thêm một cháu nhỏ. Rồi ngày tháng qua mau, thấy chồng làm lụng vất vả để nuôi cả nhà, con tôi giờ đã lớn, tôi muốn kiếm công việc để phụ lo trong gia đình. Tình cờ có một chị bạn rủ tôi đi làm cho một hãng đóng đồ hộp. Tôi e ngại hỏi chị:

- Vì mải lo cho các cháu, em không biết một chút tiếng Anh nào, không biết em có làm được không"

Chị vui vẻ trấn an:

- Công việc giây chuyền mà. Chị chỉ việc nhìn người ta làm sao mình làm vậy.

Mọi chuyện tưởng dễ dàng như lời chị nói nào ngờ khi va chạm, thực tế mới thấy phũ phàng. Khi vào làm, lúc đầu ai nấy đều hỏi han trò chuyện với tôi. Nhưng khi biết tôi chỉ lõm bõm vài chữ tiếng Anh, thì lần lần họ không còn muốn nói chuyện với tôi nữa. Vì nói làm gì với một người vừa câm vừa điếc như tôi" Tới giờ nghỉ giải lao, nhìn mọi người xúm xít nói huyên thuyên bỏ tôi một mình bơ vơ cô độc, cầm hộp cơm trong tay mà cổ như nghẹn lại, nước mắt chỉ chực trào ra. Rồi một hôm khi đón xe bus trở về nhà, trong một phút lơ đãng tôi đã quên không xuống đúng trạm như mọi lần (chị bạn đã chỉ cho tôi). Lần lượt mọi người đều đã từ từ xuống xe hết chỉ còn lại mình tôi trơ trọi. Mồ hôi tôi toát ra, tay chân run lẩy bẩy, tôi đang ở đâu đây" Tôi phải làm gì bây giờ" Đầu óc tôi bấn loạn. Xe đã ngừng hẳn lại, ông tài xế nhìn tôi hỏi một tràng dài, tôi chỉ biết lắc đầu và khóc. Dường như ông đã hiểu, ông ra hiệu cho tôi ngồi xuống ghế chờ ông. Ông đi được một lát rồi trở lại với một người đàn ông Á châu. Anh nhìn tôi rồi hỏi:

- Chị là người Việt Nam"

Mừng như bắt được vàng, tôi gật đầu lia lịa, thật may mắn cho tôi anh là người đồng hương của tôi. Trên đường chở tôi về nhà, anh khuyên tôi nên cố gắng học Anh văn để giao tiếp với mọi người vì đây là quê hương thứ hai của mình. Nếu mình không vượt được hàng rào ngôn ngữ thì mình không thể hội nhập vào xã hội này được.

Đúng như lời anh nói "bất đồng ngôn ngữ" là một trở ngại to lớn đối với tôi, tôi không thể trở thành một kẻ tàn tật mãi như thế này được. Tôi phải quyết tâm học cho bằng được. Với sự hỗ trợ của chồng, tôi ghi danh học lớp đêm. Thời gian đầu vào lớp, thật là khổ sở, tôi nghe như "vịt nghe sấm", tôi chẳng hiểu gì cả. Có những lúc tôi cảm thấy tuyệt vọng và chán chường, muốn buông xuôi tất cả để chui vào lớp vỏ ốc câm nín của mình. Tôi rất đỗi ngạc nhiên khi bà Lan, học cùng lớp với tôi đã có thể "trò chuyện" tay đôi với những người chung quanh. Tôi hỏi "bí quyết" nào đã giúp bà học nhanh như vậy, thì bà cười trả lời.

- Điều đầu tiên là cô phải nói, đi bất cứ chỗ nào nếu nói được thì cứ nói.

Tôi rụt rè bảo:

- Em có nói ra câu ra cú gì đâu mà nói.

Bà xua tay:

- Ôi, cứ nói đại. Đây là xứ đa văn hóa mà. Cô có nói sai cũng không ai cười cô đâu. Nếu chữ nào không biết thì mình nói bằng... tay.

Nghe bà nói tôi đã nhận ra khuyết điểm của mình. Chỉ vì sợ nói sai không đúng văn phạm nên tôi cứ ấp a ấp úng mãi cũng không nói được một câu cho ra hồn. Chính vì vậy mà vốn liếng Anh ngữ của tôi vẫn "dậm chân tại chỗ". Từ đó, đi bất cứ nơi đâu: trên xe lửa, xe bus, hay vào trung tâm siêu thị, nếu có cơ hội là tôi tìm cách gợi chuyện với mọi người. Sau bao ngày tháng "vật lộn" với chữ nghĩa, bây giờ tôi đã nói khá trôi chảy, bức tường câm nín đã được phá vỡ. Những buổi họp ở trường của các con tôi, giờ đây tôi sẵn sàng tham dự, không còn rụt rè e ngại như trước. Mấy bà bạn láng giềng của tôi, lúc trước tôi tìm cách xa lánh, nay gặp mặt tôi đều vui vẻ chào hỏi, và sung sướng thấy tôi đều được đáp trả bằng những tấm lòng nhiệt tình và cởi mở. Ôi! Còn gì hạnh phúc bằng khi tôi đã hiểu họ và họ đã hiểu tôi.

Khi chúng tôi mới dọn về ngôi nhà này, thấy chung quanh đều là người bản xứ chính gốc, chúng tôi cũng có hơi e ngại. Không biết họ có "kỳ thị" mình chăng" Nhưng sau một thời gian chung sống, tất cả nghi ngại lúc ban đầu đã tiêu tan. Bên cạnh nhà chúng tôi là hai vợ chồng người Úc già, con cái đều đã ở riêng. Họ rất thương mến gia đình tôi, thỉnh thoảng bà Anne, tên bà, làm bánh đem sang cho và ngược lại tôi cũng "hì hục" cuốn chả giò để đem sang đáp trả. Hai vợ chồng bà đều rất thích món này và chiếu cố một cách tận tình. Tình láng giềng từ đó càng ngày càng trở nên thắm thiết. Tôi nhớ có một lần ông bà mời chúng tôi sang dự "party" có đầy đủ con cháu cùng bạn bè hàng xóm. Sau khi đã no say và thưởng thức một bữa thịt nướng thơm lừng thì mọi người quay qua tán gẫu với nhau. Chúng tôi hết nói chuyện về thời tiết mưa nắng rồi tới chuyện học hành của con cái. Cuối cùng bà Mary quay qua hỏi tôi:

- Tại sao chúng tôi lại lưu lạc sang xứ sở này"

Đây là lúc tôi cần phải nói cho mọi người hiểu. Thế là tôi say sưa kể lại từ đầu: Những bắt bớ dã man của bọn Cộng sản, những chuyện vượt biên hãi hùng đầy máu và nước mắt. Một số lớn vùi thây trong lòng biển cả, một số sống sót trên xứ người trở thành kẻ điên loạn vì chứng kiến vợ con bị bọn hải tặc hãm hiếp. Phải, chúng tôi ra đi đánh đổi chính mạng sống mình chỉ vì hai chữ "tự do" chứ không phải vì miếng cơm manh áo như một số người đã lầm tưởng. Nói tới đây tôi thấy có bà giơ tay chùi nước mắt còn các ông cặp mắt cũng đỏ hoe. Thấy mọi người chăm chú lắng tai nghe, tôi liền giải thích cho họ hiểu, thời gian đầu vì trở ngại ngôn ngữ nên dân tộc chúng tôi phải sống co cụm như một "ghetto". Nhưng sau hai mươi năm, thế hệ con cái chúng tôi đã trưởng thành và có thể nói đa số đều đã thành tài. Với thế hệ trẻ ngày nay, con cái của chúng tôi đã tỏa ra trên khắp nẻo đường xứ Úc, hầu góp một bàn tay cùng tạo dựng xã hội đa văn hóa này càng ngày càng giàu mạnh.

Khi tôi nói xong mọi người nhìn tôi với ánh mắt thông cảm lẫn thán phục. Tôi cảm thấy nhẹ cả cõi lòng.

Xin cảm ơn những tấm lòng, xin cảm ơn những vòng tay mở rộng. Và cuối cùng, xin cảm ơn nước Úc, quê hương thứ hai của tôi ơi!

Thanh Vân, Bankstown NSW

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.