Hôm nay,  

Một Mùa Xuân Yêu Thương

18/04/200100:00:00(Xem: 4367)
TRÚC LÂM chỉ hai tiếng đơn sơ đó, mà khơi gợi biết bao niềm thổn thức dấu yêu. Ai xa quê hương, lòng không bồi hồi xao xuyến khi hồi tưởng, những năm tháng tuổi thơ, những kỷ niệm ngọt ngào và cay đắng trong ký ức đời mình. Tôi từ giã đất nước ra đi hơn một phần tư thế kỷ, đã trở về vài ba lần thăm quê hương và lần nào cũng xôn xao như buổi ban đầu. Trong tôi tình tự quê hương đã trở nên da diết, thiết tha. Để giữ niềm cảm xúc với nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tôi đã đặt tên cho đứa cháu đầu lòng là Trần Trúc Lâm. Mùa xuân này, Tân Tỵ 2001, gia đình chúng tôi trở về Trúc Lâm thương yêu, thăm xứ Huế thần kinh thơ mộng, thăm bà con nội ngoại, dân làng nghĩa tình…

Một "rừng tre" bạt ngàn hiện ra trước mắt chúng tôi. Làng dài chừng 1,5km có cánh đồng lúa bát ngát mượt mà, có đồi sim tím, có dòng sông Bạch Yến nên thơ và những hồi chuông Kim Sơn, Thiên Mục ngân nga trong chiều buông. Làng có một lịch sử đã 500 năm , dân làng vẫn còn nhiều gia đình đang khổ. Khổ vì hậu quả chiến tranh, loạn lạc, khổ vì đói nghèo, bệnh tật, khổ vì thiên tai hạn lũ, khổ vì xã hội chưa cải tiến... Cuộc đời có đổi thay nhưng cuộc sống ở nơi này chưa thay đổi là bao. Về với gia đình trong những ngày tạnh ráo, những chiều cuối đông, những đêm trăng sáng tỏ, con cháu họp nhau vui chơi những giây phút nầy đây hàn huyên tâm tình câu chuyện về quê cha đất tổ, thắm đượm tình yêu thương, chúng tôi thực sự đã đi giữa lòng đất Mẹ.

Một ngày cận Tết, với thói quen chúng tôi dậy sớm như thường lệ, đi tản bộ dọc bờ đê sông Bạch Yến để thở không khí trong lành và cùng tận hưởng vẽ đẹp yên tĩnh của đường quê lâu ngày xa cách. Vừa ra đến ngỏ, đã thấy bốn cháu nhỏ, lớn nhất độ 10 tuổi và bé nhất là 5 tuổi, trong những lớp áo quần mỏng manh, mặc dù trời đã trở lạnh, chúng tôi vẫn ngỡ là các cháu hàng xóm đến chơi đùa buổi sáng. Sau khi đi vòng bờ đê trở về bốn cháu vẫn còn đứng nguyên đó, chẳng nói một lời nào, hỏi ra mới biết hoàn cảnh thật đau thương. Các cháu là 4 anh em ruột, ở làng Xuân Hòa kế cận (gần chùa Linh Mụ) cha chết sớm, mẹ không nuôi nổi đành bỏ con lại cho bà nội và trốn đi biền biệt, bà Lê Thị Biểu tuổi già sức yếu, bỏ cả cuộc đời cần kiệm nuôi con khôn lớn mong nhờ con vào buổi xế chiều, ai ngờ người con trai duy nhất mà bà đã đặt biết bao hy vọng lại ra đi trước bà để lại cho bà bốn đấu cháu nội, bơ vơ mà bây giờ, bà vẫn còn phải cưu mang trong tuổi già bóng xế, hoàn cảnh thật là bi đát thương tâm. Đứng trước hoàn cảnh này, chúng tôi thật bàng hoàng, xúc động và tràn ngập xót thương...

Cùng ngày hôm nay gia đình chúng tôi cùng anh Nguyễn Văn Kiểm, chị Hạnh Ngọc là những Phật tử có tâm đạo ở Mỹ cùng về với Giáo sư Châu Trọng Ngô đến thăm viếng chùa Diệu Viên. Chùa nằm trên ngọn đồi, núp dưới bóng rừng thông xanh thẳm. Phong cảnh hữu tình như Đà Lạt mộng mơ ngày xưa.

Chúng tôi được Sư bà Thích Nữ Chơn Toàn và Sư cô Diệu Đàm hướng dẫn thăm chùa và thăm hai lớp mẫu giáo tình thương được các cô thăm sóc, dạy dỗ chu đáo tận tình. Được biết ngoài công việc Phật sự đa đoan Sư cô Diệu Đàm còn phụ trách, giúp đỡ và trông coi 40 lớp mẫu giáo ở các làng quê hẻo lánh thuộc quận Hương Thủy (Huế). Tình yêu thương vô vàn của quí sư cô đối với các cháu thật bao la như đại dương suối nguồn từ bi của đạo Phật đã tắm mát các tâm hồn trẻ thơ. Mẹ hiền Quan Thế Âm như hiện hữu trong ánh mắt, nụ cười, bàn tay của quí sư cô kính yêu. Cao đẹp thay tấm lòng của những người xả thân vì tha nhân.

Rời Diệu Viên chúng tôi tiếp tục hành trình lên chùa Đức Sơn nổi tiếng của Sư cô Minh Tú. Quí sư cô, cô giáo của chùa đang chăm nuôi, dạy dỗ 200 cháu bé mồ côi từ sơ sinh đến 15, 16 tuổi. Còn nhớ cách đây trên 10 năm về trước, tiếng tăm của Sư cô Minh Tú và trại nuôi dưỡng trẻ mồ côi của chùa đã vang xa. Ở Mỹ chúng tôi đã hết sức kính phục và ngưỡng mộ, từ một đứa bé mới chào đời bị bỏ rơi cho đến các cháu mồ côi cha mẹ. Tất cả đều được Sư cô Minh Tú dang rộng vòng tay đón nhận. Tình cảm yêu thương và lòng từ bi nhân hậu của quí sư cô là dòng sữa ngọt nuôi dưỡng các cháu trên bước đường vào đời. Ánh Đạo Vàng đã thắp sáng nhân cách cho các cháu lớn khôn. Từ đó gia đình chúng tôi đã gắn liền với Đức Sơn bằng cảm xúc chân thành.

Trưa nay cả nhà chúng tôi, con cháu, dâu rể ở lại chùa sinh hoạt, tâm tình, chuyện trò với các cháu và dùng cơm rau, dưa tương, cải, đạm bạc nhưng rất ngon miệng. Phải chăng đó là hương vị của tình yêu thương.

Sáng hôm sau, ngày 29 Tết trên đường viếng thăm bà con nghèo trong làng. Chúng tôi ghé lại một gia đình neo đơn nhà của góa phụ Phan Thị Bồng đã 80 tuổi đời, chồng mất sớm giữa tuổi thanh xuân, song vẫn thủ tiết thờ chồng, sống cuộc đời hiu quạnh, bà quyết ở vậy nuôi con, một đứa con gái đã theo chồng đi làm ăn xa và không mấy khi trở về để bà mẹ già trong căn nhà xiêu vẹo, dột nát, đêm đêm nhìn được các vì sao trên trời.

Cũng như mọi năm cứ mỗi lần xuân về, Tết đến chúng tôi lại chạnh nghĩ đến những gia đình nghèo khó mà chúng tôi đã có dịp viếng thăm vào những lần trước. Chúng tôi không bao giờ quên được hình ảnh đáng thương, đáng phục của Thương phế binh nghĩa quân Nguyễn Văn Sử, anh đã mất cả hai chân, muốn di chuyển, xê dịch, anh phải kéo lê thân mình trên một tấm lót dưới mông. Sống cô đơn khốn cùng trong túp lều tranh xiêu vẹo ở xóm Bàu, thuộc làng An Ninh Thượng thành phố Huế. Anh đã bị đời quên lãng lâu lắm rồi. Chúng tôi đến thăm anh với ước vọng mang lại cho anh một chút niềm tin, là đời vẫn còn cơ hội cho anh được người nhớ đến, được người chia xẻ với anh phần nào trong sự mất mát lớn lao mà anh đã gánh chịu.

Thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới thật thiêng liêng. Đón giao thừa quê nhà thật thú vị. Đêm hôm nay gia đình tôi tất cả con cháu xa gần, trong ngoài nước đều tập trung ở ngôi từ đường chi tộc. Bên ánh lửa hồng của nồi bánh tét, bánh chưng, tình cảm đại gia đình càng thêm ấm áp trong tình quê hương. Bốn mươi lăm năm rồi mới có đêm hôm nay đông đủ thế này. "Tam Đại Đồng Đường", sum họp quây quần dưới mái nhà xưa trong rừng trúc, tưởng nhớ đến công lao cao dày của tổ tiên. Trong không khí trang nghiêm này bà cô các cháu đã kể lại công đức của ông bà nội, cho các cháu nghe: Ngày xưa ông nội đỗ đạt khoa bảng, nhưng khước từ không chịu ra làm quan, chỉ muốn làm ông Đồ, dạy chữ nghĩa cho các con cháu, dân làng. Nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945) làm chết hơn hai triệu người. Ông bà nội đã bớt phần ăn, nấu cháo cứu được nhiều người. "Miếng khi đói, bằng gói khi no". Có lẽ nhờ lòng thương người đó, mà con cháu hôm nay được hưởng phước báu, phúc âm của ông bà nội và tiếp tục phát huy cách sống "Lục hòa" trong giáo lý Đức Phật từ bi. Thật là: "Cây cỏ chào xuân, cành lá thắm. Tổ tông tích đức con cháu vinh. Nhà đầm ấm, gió xuân phơi phới. Làng yên vui, tình cảm ngọt ngào".

Trong hương khói nghi ngút, chúng tôi bâng khuâng tưởng nhớ ông bà. Xa xa thành phố Huế đang ầm ào tiếng pháo bông. Một góc trời bừng sáng, rực rỡ sắc màu như cố xua tan bóng đêm trừ tịch.

Tờ mờ sáng xuân này, mồng một Tết Tân Tỵ 2001 trong nắng ấm chan hòa của trời đất, gia đình chúng tôi theo nếp cổ truyền, ra chùa Làng dâng hương lễ Phật. Bà con xóm làng xung xính trong những bộ quần áo đẹp nhất, với vẻ mặt tươi vui, hớn hở đi hái lộc đầu năm. Ai ai cũng tay bắt mặt mừng, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Không khí tràn trề nghĩa tình, khác hẳn những ngày Tết ở Mỹ lạnh nhạt, đơn côi. Quang cảnh chùa mỗi lúc mỗi nhộn nhịp đông vui. Đoàn sinh gia đình Phật tử Trúc Lâm hôm nay thật nhiều. Năm năm trước chỉ có 30 em nay đã lên đến gần 180 em. Trong màu áo lam hiền hòa, các em thật hồn nhiên trong sáng và ánh mắt chan chứa tình yêu thương. Chúng tôi hòa chung niềm vui cùng các em bằng những lời chúc năm mới và những phong bao "lì xì" cho các em thêm vui. Những bài hát xuân trong trẻo, những trò chơi vui khỏe, những điệu múa nhịp nhàng đã đem lại sự yêu thích cho con cháu chúng tôi. Lớp trẻ xa quê luôn hướng về quê nhà và mong ước có những ngày tháng êm đềm ấm áp, tình làng, nghĩa xóm như hôm nay. Con cháu chúng tôi đã hòa nhập với các em đoàn sinh GĐPT Trúc Lâm khi nào không biết.

Qua ngày mồng 2 Tết, mùa xuân lất phất bay. Chúng tôi đến viếng từ đường Trần-tộc là nơi phụng thờ ông Tổ họ Trần chúng tôi đã di dân từ Bắc vào Nam định cư ở làng Trúc Lâm. Bà con đông gần 100 người thân mật vui vẻ chan hòa tình cảm yêu thương. Con cháu chúng tôi cảm nhận được câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây". Đó là nét đẹp đạo lý, phong tục tập quán của ông cha ta xưa nay còn lưu lại đến muôn đời sau.

Năm giờ sáng mồng ba Tết, lúc tiếng gà vừa rộn rã và sương mai còn đọng trên cành cây ngọn cỏ, thì tiếng trống tựu làng đã vang lên giục giã dân làng đến họp mặt đầu xuân. Cả nhà chúng tôi khăn áo chỉnh tề hân hoan đến dự. Hôm nay là ngày kỷ niệm ngày khai canh làng Trúc Lâm trên dưới 500 năm. Tại miếu Ông, chúng tôi dâng hương hoa tưởng niệm Ngài. Anh linh Ngài đã che chở cho dân làng có cuộc sống yên ổn hạnh phúc bao đời nay. Trước bàn thờ Ngài, chúng tôi thầm khấn nguyện ngưỡng mong Ngài mãi mãi phò hộ độ trì cho dân làng an khang, sức khỏe làm ăn gặp "Mưa thuận gió hòa" sống đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống chánh pháp. Mong quê hương được thanh bình, thịnh vượng và có tự do...

Tiếng chiêng trống vang lên trong không khí trang nghiêm của ngày cầu an đầu năm ở làng Trúc Lâm. Mọi người như được giao cảm với trời đất, tổ tiên lớp trước mở mang đức sáng lưu truyền vĩnh viễn, phúc cao, thừa kế huy hoàng, nhờ tổ tiên, anh linh phò hộ dìu dắt con cháu tiến bộ trưởng thành. Ngày lễ hội đầu xuân của làng thật giàu ý nghĩa...

Thế là ngày Tết đã trôi qua thật mau. Gia đình chúng tôi lại phải trở về nước Mỹ xa xăm. Hương xuân vẫn còn phảng phất đâu đây trong cõi lòng tràn đầy luyến tiếc, nhưng cũng thật thanh thản sau chuyến về thăm quê lần này. Đây là nhịp cầu để cho các con, các cháu chúng tôi sưởi ấm tình quê hương, đùm bọc ruột thịt sau hơn một phần tư thế kỷ cách xa nhau. Các cháu biết được quê cha đất tổ, mộ phần tổ tiên, bà con xóm làng, để từ đó thấm nhuần thêm đạo lý "Chim có tổ, người có tông". Đây cũng là một cơ hội cho con cháu chúng tôi tận mắt thấy cảnh khổ đau, khốn cùng, neo đơn, côi cút... của một số người bất hạnh mà sinh lòng từ tâm, từ thiện, sẵn sàng san sẻ những niềm vui, nỗi buồn với họ. Ngoài ra, lần này trở về quê hương còn để lại ấn tượng sâu sắc cho con cháu chúng tôi là nhận thức, lãnh hội được những nét đẹp cùng những phong tục tập quán tinh hoa trong đời sống bình dị, đáng yêu của quê hương đất nước. Một tương lai cần được cải tiến ở nhiều mặt sinh hoạt để đất nước và dân tộc đáng yêu ấy ngày càng tốt đẹp đáng yêu hơn, xứng đáng góp mặt với nhân loại, hoàn cầu đang bước vào thiên niên kỷ mới. Mong sao dù ở nơi nào, bao giờ con cháu chúng tôi vẫn luôn hướng về quê hương yêu dấu với thành tâm đóng góp phần tinh hoa nhỏ bé của mình để đem tiến bộ và an lạc phần nào cho người, cho đời, cho cuộc sống bà con chúng ta ở quê nhà.

Kính lạy Đức Từ Phụ, ngưỡng mong Ngài hộ trì cho chúng con được kiên cố Bồ-đề-tâm, hầu hoàn thành viên mãn ước nguyện nhỏ bé này.

Mùa Phật Đản năm 2001,
Trần Dật - Lê Ngô Ái Lan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.