Hôm nay,  

Tin Văn: Dòng Thơ Bên Lò Thiêu Người

23/08/200100:00:00(Xem: 8026)
1. Bạo Mồm

Tin Văn kỳ trước có trích dẫn một số câu trả lời phỏng vấn, từ cuốn “Partis Pris”, nguyên bản tiếng Anh “Strong Opinions”, mà Jennifer tôi tạm dịch là “Bạo Mồm”. Đây là tuyển tập những câu tuyên bố, trả lời phỏng vấn, thư từ trao đổi, những bài viết ngăn ngắn của nhà văn Nga lưu vong Nabokov. Cuốn này trước đây đã được dịch ra tiếng Pháp với cái tên “Intolérances” (Chịu không nổi), nay đổi thành Partis Pris (Định kiến), cho nó đỡ gây sốc. Nhưng Didier Sénécal, trên tờ Đọc (Lire, số tháng Năm 2001), lại chọn cho mình một cái tên dữ dằn hơn nhiều, khi giới thiệu bản dịch: Nabokov bắn trực diện (à bout portant).

Không những bắn trực diện mà còn bắn hàng tràng! Chẳng nể nang ai, ngay cả những bạn văn thân thương, thuộc hạng hiếm quí như nhà phê bình người Mỹ Edmund Wilson. Có khi ông “phạng” luôn người phỏng vấn, do trích dẫn sai, hoặc “ngu quá” không hiểu một câu văn của ông, hay của người khác, hoặc “thừa nước đục” (phỏng vấn), thả câu (để khoe rằng mình đã từng đọc nhiều)! Một vài nhận xét của ông về cuốn “Bác sĩ Zhivago” của Pasternak cho thấy, ông quả có thành kiến, giống như trường hợp những nhà văn phản kháng ở Việt Nam đã từng bị coi là “chống cộng cuội”. Không những có thành kiến mà còn “tự cao tự đại”: “Tôi nghĩ như thiên tài, viết như một tác giả lỗi lạc, và nói như một đứa trẻ” (Je pense comme un génie, j’écris comme un auteur distingué, et je parle comme un enfant), Nabokov đã tự giới thiệu về mình, trong Lời Mở Đầu cuốn sách trên.

Nhưng ông không phải là trường hợp duy nhất trong giới viết lách, vốn thường “iả vào miệng nhau”, nói như trong câu chuyện tiếu lâm từ bắc lưu truyền vào nam, những ngày sau 30 tháng Tư.

Khổ một nổi, độc giả hình như lại khoái những chuyện, nói một cách nhẹ nhàng là “hàng thịt nguýt hàng cá”, giữa mấy ông nhà văn nhà thơ. Ngay tờ báo thuộc loại đứng đắn số một thế giới, phụ trang văn học của tờ Thời Báo London, cũng phải dành một mục cho ba chuyện này, với cái tên NB. Người viết cũng dùng tên tắt, J.C. Chắc cũng ớn! Số mới nhất, đề ngày 10 tháng tám, 2001, là những lời phẩm bình chẳng êm ái chút nào với đồng nghiệp, của nhà văn gốc Ấn V.S. Naipaul. Trong trả lời phỏng vấn mới đây trên tờ Literary Reviews, ông gọi nhà văn Phi Châu Wole Soyinka, từng được Nobel văn học, từng ngồi tù bởi chế độ độc tài ở Nigeria, là “một khuôn mặt Quyền Uy, Establishment figure, tuyệt vời”. Về James Joyce: Không thể đọc được, “tôi không thể hiểu tác phẩm của một người mù”. Ngay cả Dickens cũng không thoát: “Ông ta chết vì cắn phải đuôi mình (vì tự nhại mình).” Khi người phỏng vấn khen ông, về sự thành công của cuốn đầu tay, ông phạng liền: Tôi mà thành công cái quái gì! Tay phỏng vấn cố vớt vát, quay qua cầu cứu những độc giả của ông, nhà văn phạng tiếp: Cái thứ nhà văn như tôi mà cũng có độc giả, hả"

2. Cho đến khi câu chuyện thê lương của tôi được kể…

Trong bài viết của Hoàng Ngọc Hiến, “Đọc văn học Việt Nam hải ngoại”, đã đăng trên VBOL, ông nhấn mạnh đến tính văn học, còn chuyện hải ngoại hay không hải ngoại chỉ là thứ yếu. Chống cộng hay không chống cộng, chính trị hay không chính trị, gì thì gì cũng phải có tính văn học. Nhân đó, ông cho rằng, “Không ít tác giả trong những người cầm bút ở hải ngoại tôi thấy gọi đơn giản bằng từ nhà văn như thế là đúng và đầy đủ, chẳng cần kèm theo bất cứ định ngữ nào. Nhà văn Nguyễn Bá Trạc sớm hiểu ra điều này. Trong thư của ông, gửi Phan Nhật Nam sắp rời Việt Nam sang Mỹ, có đoạn viết: “Nước Mỹ không phải là điểm đến. Nó là điểm khởi hành. Từ điểm này, người ta có thể bắt đầu những hành trình mới để nhìn thế giới một cách toàn bộ hơn. Nếu ông còn muốn tiếp tục viết thì cũng tốt lắm. Sau khi ổn định nên viết. Từ điểm khởi hành mới mẻ này, ông sẽ viết như một nhà văn, chứ không phải là nhà văn quân đội.”.

Nhà văn, đơn giản vậy thôi, nhưng chắc là chỉ…
“cho đến khi nào câu chuyện thê lương của tôi được kể”.

Đây là một dòng thơ, của thi sĩ Samuel Taylor Coleridge, trong “Bài ca của người thuỷ thủ già”:
Since then, at an uncertain hour,
That agony returns:
And till my ghastly tale is told
This heart within me burns.
(v. 582-585).

[Tạm dịch:
Kể từ đó đâu biết giờ nào,
Cơn hấp hối đó trở lại:
Và cho đến khi nào câu chuyện thê lương của tôi được kể
Trái tim này trong tôi bỏng rát.]

***
Primo Levi là một nhà văn người Ý gốc Do Thái, sống sót Lò Thiêu, trở về căn nhà mà ông dự định sẽ sống hết cuộc đời ở đó, cuối cùng tự huỷ mình, một năm sau khi cho xuất bản tác phẩm chót, “Những kẻ chết đuối và những người được cứu thoát”, như là kinh nghiệm sau cùng về Lò Thiêu.

Mấy câu thơ trên được ông dùng làm đề từ cho cuốn sách trên.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Risa Sodi, khi người phỏng vấn cho biết, sử gia H. Stuart Hughes đã liệt kê ông là một trong sáu nhà văn Ý gốc Do Thái, hay nói gọn nhẹ, “nhà văn Do Thái”, và hỏi, “cái định nghĩa ‘nhà văn Do Thái’ có hơi quá đối với ông không”, Primo Levi đã trả lời:

- Ở Ý, chụp cái mũ “nhà văn Do Thái”, hay “nhà văn không Do Thái”, là điều không thể xẩy ra. Cái mũ này, người Mỹ ban cho tôi đầu tiên, chứ không phải người Ý. Ở Ý, người ta biết tôi là nhà văn, và “chuyện cũng thường thôi,” có người còn biết thêm, tôi gốc Do Thái; theo kiểu, ông ấy là con ông A, ông B nào đó. Ở Mỹ lại là chuyện khác. Khi tôi tới đó vào năm 1985, người ta làm cho tôi có cảm tưởng, lại được gắn cho ngôi sao Do Thái ở trên ngực! Nhưng tôi chẳng cần…. Ngoài ra, tôi nhớ, sử gia Hughes đã gọi tôi là “người Do Thái độc nhất”, hay “người Do Thái thực sự đầu tiên”, (le premier vrai juif), tôi không nhớ rõ đúng từ ông dùng. Riêng về phần tôi, những cuốn sách khoa học giả tưởng chẳng mắc mớ gì tới Do Thái, cuốn “Chiếc mỏ lết” cũng chẳng phải là một “cuốn sách Do Thái”. Nhưng nói gì thì nói, tôi thoải mái (de bon gré) chấp nhận cái định nghĩa “nhà văn Do Thái”.

Người phỏng vấn hỏi tiếp, “Ở đầu cuốn ‘Những kẻ chết đuối và những người được cứu vớt’, ông trích dẫn những dòng thơ trong ‘Bài ca của người thuỷ già’; sau khi đọc cuốn sách đó, tôi [Risa Sodi] tự hỏi, liệu có thể ngưng ‘kể’ được không”.

Primo Lévi trả lời:
-Người ta có thể tìm thấy câu trả lời ở trong cùng cuốn sách đó. Một số bạn tôi, những bạn rất thân, chẳng bao giờ nói tới [Lò Thiêu] Auschwitz. Ngược lại, một số khác, không bao giờ ngưng nói. Tôi thuộc một trong số sau đó. Tôi hơi lố (exagéré), khi trích dẫn nhà thơ Coleridge. Trái tim của tôi không thường trực bỏng rát…. Có thể nói, tôi hơi làm dáng (rhétorique: sử dụng tu từ) khi trích dẫn những dòng thơ đó.

Nhưng quả là những dòng thơ thật là tuyệt vời!

Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.