Hôm nay,  

Liên Quân Mỹ-úc-hàn Trên Chiến Trường Vn 1965

07/01/200000:00:00(Xem: 5728)
Trong các số báo trước, VB đã lược trình về hoạt động của lực lượng Quân đội Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Thái Lan trên chiến trường Việt Nam từ năm 1965 đến 1971. Như đã trình bày, vào năm 1965, hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Hoa Kỳ, các quốc gia Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân đã gửi quân sang Việt Nam để cùng với lực lượng Hoa Kỳ yểm trợ cho VNCH trong cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, ngăn chận làn sóng xâm nhập của CSBV vào miền Nam. Đến năm 1967, có thêm lực lượng Quân đội Thái Lan.

Trong số các quốc gia trên, ngay trong năm 1965, Đại Hàn và Úc Đại Lợi đã gửi các đơn vị tinh nhuệ đến Việt Nam. Cũng vào năm này, nhiều binh đoàn Bộ binh và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cũng đã được điều động sang Việt Nam. Vào thời gian này, vị tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam là đại tướng Westmoreland, ông đã gặp khó khăn trong nỗ lực hình thành hệ thống chỉ huy thống nhất các đơn vị tham chiến cũng như tiến hành các cuộc hành quân quy mô với sự tham dự của Liên quân Việt-Mỹ-Úc-Hàn. Sau đây là một số sự kiện liên quan đến sự tham chiến của lực lượng Đồng minh và sự phối trí lực lượng giữa các đơn vị Hoa Kỳ, Đại Hàn và Úc Đại Lợi trong kế hoạch hành quân và phòng ngự do đại tướng Westmoreland đề ra. Phần này được biên soạn dựa theo hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Sự Thật- đối chiếu với tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ và các bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí:

* Hoa Kỳ và sự tham chiến của các nước Đồng Minh:
Theo phân tích và ghi nhận của đại tướng Westmoreland, việc quân Đồng minh tham gia vào cuộc chiến Việt Nam được bàn cãi rất lâu, kể từ khi Hoa Thịnh Đốn xem Việt Nam như Đại Hàn: cuộc thử nghiệm của Thế Giới Tự Do đối với sự bành trướng của chủ nghĩa CS. Từ lâu, kể từ khi Tổng thống Johnson kêu gọi vào đầu năm 1964 để có thêm “màu cờ”, Hoa Kỳ vẫn tập trung trong việc trợ giúp không những về quân sự mà lẫn cả kinh tế kỹ thuật. Đến tháng Hai năm 1965, Đại Hàn phái sang Việt Nam một lực lượng có tên là DOVE, gồm 1 tiểu đoàn Công binh để tiến hành các công tác dân sự vụ. (Bản tin chiến sự được phổ biến trên báo chí ngày 17/3/165 khác với tài liệu của đại tướng Westmoreland về thời gian, theo bản tin này thì ngày 16 tháng 3/1965, đơn vị đầu tiên của Đại Hàn gồm 1,400 quân thuộc một lữ đoàn Công binh Đại Hàn đến Việt Nam). Điều khiến cho đại tướng Westmoreland ngạc nhiên là báo chí và truyền thanh truyền hình Hoa Kỳ hầu như không muốn nhắc đến các đóng góp này.

Trình bày diễn tiến của các cuộc thảo luận về sự yểm trợ của lực lượng đa quốc gia cho Việt Nam, đại tướng Westmoreland viết như sau: Cuộc thảo luận về việc tìm sự trợ giúp quân sự từ các nước khác bắt đầu vào tháng 12 năm 1964, nhưng VNCH lại không thích, nếu không muốn nói là phản đối. Đây là vấn đề tế nhị, như lịch sử đã từng diễn ra, khi có sự hiện diện của nước ngoài trên lãnh thổ. Tuy nhiên khi nhu cầu cần có thêm quân trở nên bức thiết vào tháng Ba và tháng Tư năm 1965, đại sứ Taylor (nguyên Tổng tham mưu trưởng Liên Quân Hoa Kỳ) cũng được sự thỏa thuận của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Khi Úc và Đại Hàn đồng ý gửi quân sang, tôi thấy ngay là cần thành lập lực lượng đa quốc để bố trí dọc theo khu Phi quân sự, nhưng lúc đó, tình hình không cho phép thực hiện được vì nhu cầu các nơi khác cần hơn. Tôi muốn tiểu đoàn Úc đến bảo vệ Vũng Tàu và quân Đại Hàn giữ hải cảng và căn cứ dọc theo bờ biển. Lực lượng dọc theo khu Phi Quân Sự có thể thành lập sau khi các nơi kia được hoàn tất.
Cũng theo đại tướng Westmoreland, trước khi đưa kế hoạch sử dụng lực lượng Đồng minh, ông đã nhận được một kế hoạch do đại sứ Taylor chuyển đến, trong đó có đề ra một phương cách phối trí hoạt động của các đơn vị Hoa Kỳ để ông nghiên cứu có thể mang ra thí nghiệm được không. Đó là việc giới hạn các đơn vị Hoa Kỳ trong các khu vực quanh duyên hải. Ngày 20 tháng 4/1965, tại Honolulu, đại tướng Westmoreland đã có cuộc họp với các yếu nhân Hoa Kỳ gồm có: bộ trưởng Quốc phòng Mc Namara, Tổng tham mưu trưởng Liên quân là đại tướng Wheeler, đô đốc Sharp, tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương. Để việc thi hành bố trí quân theo giới hạn của kế hoạch đã được dự trù, các thành viên tham dự cuộc họp phải cùng đồng ý gửi thêm 9 tiểu đoàn để hình thành 3 lữ đoàn (mỗi lữ đoàn có 3 tiểu đoàn): 1 lữ đoàn Bộ binh đến Biên Hòa và Vũng Tàu, một lữ đoàn đến lập căn cứ tại Qui Nhơn và Nha Trang, cùng một lữ đoàn với 3 tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến đến bảo vệ Chu Lai.

Sau cuộc họp, để có được sự quyết định của Hội đồng An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ vào thời gian đại sứ Taylor có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, đại tướng Westmoreland và các yếu nhân nói trên yêu cầu có đại diện của quân đội vài nước như Úc và Đại Hàn, theo đó Úc tăng phái 1 tiểu đoàn, Đại Hàn tăng phái 3 tiểu đoàn. Tính cả 4 tiểu đoàn TQLC được chấp thuận trước đó, có tất cả 13 tiểu đoàn của Hoa Kỳ và 4 tiểu đoàn của Úc và Đại Hàn, tổng cộng là 17 tiểu đoàn đúng y con số mà đại tướng Westmoreland yêu cầu vào cuối tháng Ba. Tính theo quân số thì sau khi có thêm 13 tiểu đoàn, quân số Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam vào này 82 ngàn quân.

* Hệ thống chỉ huy các đơn vị Đồng minh và kế hoạch phối hợp với Quân lực VNCH:
Trở lại với sự tham chiến của lực lượng Đồng minh, theo phân tích của đại tướng Westmoreland thì vấn đề chính là làm sao có được sự thống nhất chỉ huy. Ông phân vân là có nên thành lập một ban chỉ huy hỗn hợp Việt-Mỹ-Đa quốc hay không, và người Việt hay là người Mỹ sẽ tổng chỉ huy. Phân tích về vấn đề này, tướng Westmoreland ghi lại như sau: Dĩ nhiên người Mỹ sẽ không chịu đặt quân đội của mình dưới quyền chỉ huy của người Việt và người Việt cũng rất tế nhị. Vừa mới giành được độc lập, người Việt rất tha thiết với chủ quyền quốc gia trong khi đó chiến cuộc tiếp diễn. Tình hình không giống như chiến cuộc Triều Tiên vì tổng chỉ huy lúc ấy tuy là người Mỹ nhưng với danh nghĩa Liên Hiệp Quốc. Tại Việt Nam không phải như vậy.
Trước những sự khó xử đó, đại tướng Westmoreland yêu cầu một người nói thạo tiếng Pháp và rất được thiện cảm của người Việt, vừa mãn nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam tên là Jimmmy Collins nán ở lại Việt Nam thêm một thời gian để giải bày với các nhà lãnh đạo chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa là nên duy trì hai hệ thống chỉ huy song hành, Mỹ và Việt, nhưng nên có một bộ phận hỗn hợp chịu trách nhiệm trong việc điều động lực lượng đa quốc gia. Tướng Westmoreland kể lại rằng ông thấy rõ sự tế nhị đó khi ông đặt vấn đề với tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Trần Văn Minh. Lúc bấy giờ trung tướng Thiệu là phó thủ tướng kiêm tổng trưởng Quốc phòng trong nội các của thủ tướng Phan Huy Quát, và trung tướng Trần Văn Minh, còn được gọi là Minh “Nhỏ”, là tổng tư lệnh Quân lực VNCH (từ 1/1/1964 đến giữa năm 1965, chức danh Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH được đổi thành Tổng tư lệnh Quân lực, sau đó chức vụ này trở lại danh xưng cũ. Quân lực VNCH có 4 vị tướng tên Minh: đại tướng Dương Văn Minh (Big Minh), trung tướng Trần Văn Minh (Minh “Nhỏ”), trung tướng Trần Văn Minh-tư lệnh Không quân, trung tướng Nguyễn Văn Minh-nguyên tư lệnh Quân đoàn 3).
Trong cuộc trao đổi về vấn đề trên, cả hai vị trung tướng chỉ huy cao cấp nhất của Quân lực VNCH nói với đại tướng Westmoreland rằng các vị có nghe ông Collins nói sơ qua và cảm thấy khó chịu. Ghi lại sự việc này, đại tướng Westmoreland đã viết trong hồi ký như sau: Nhiều yếu tố khác ngoài tính chất tế nhị về chủ quyền ra, đã làm cản trở một bộ phận chỉ huy hỗn hợp. Người Đại Hàn cũng vậy, rất tế nhị, khi cho rằng họ phải được coi ngang hàng với quân đội VNCH như quân đội Hoa Kỳ, ít nhất trên hình thức. Điều quan trọng nhất là ý niệm họ đến Việt Nam để giúp đỡ chứ không chiến đấu thay cho người Việt, để họ kiện toàn nhiệm vụ tác chiến cùng khả năng tự đảm trách lấy nhiệm vụ một mình.

Hiểu được phương cách vừa bảo vệ tính cách độc lập chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa vừa có thể làm giảm thiểu mọi trở ngại trong phối hợp hành quân, đại tướng Westmoreland liền bỏ ý định thành lập bộ chỉ huy hỗn hợp chính thức trong khi vẫn duy trì ông Jimmy Collins làm nhân vật liên lạc với Bộ Tổng Tham mưu Quân lực VNCH. Sau này nhiều lần vấn đề chỉ huy hỗn hợp cũng được nêu ra, nhưng đại tướng Westmoreland nhận thấy theo lối trên vẫn tốt.

Về vấn đề chỉ huy chiến thuật và hành quân, các đơn vị của Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan đều đặt thuộc quyền điều động của đại tướng Westmoreland- tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Việt Nam. Về hoạt động Dân sự vụ do đơn vị Công binh Đại Hàn và của lữ đoàn Dân Sự Vụ phụ trách, các đơn vị này hoạt động độc lập, và trực tiếp phối hợp với chính quyền VNCH tại các địa phương. Riêng đối với quân đội Đại Hàn, đại tướng Westmoreland đã tế nhị khi sử dụng các đơn vị này. Ông kể lại có lần Tổng thống Phác Chánh Hy đã nói với ông rằng vị nguyên thủ Đại Hàn lấy làm “tự hào được đặt quân đội Đại Hàn dưới quyền chỉ huy của anh (tướng Westmoreland)”, dù thế ông vẫn tôn trọng uy tín và thể diện của “một nước Cộng hòa còn non trẻ” nên chỉ tham khảo với các vị chỉ huy Đại Hàn trên tinh thần hợp tác. Nhiệm vụ của các binh đoàn Đại Hàn tại các khu vực chiến thuật do đại tướng Westmoreland phối trí sau khi thảo luận với bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH và bộ Tư lệnh Lực lượng Đại Hàn tại Việt Nam, chính sự giao nhiệm vụ phụ trách khu vực riêng cho các đơn vị Đại Hàn đã tạo cho họ vị trí bán tự trị trong hệ thống lớn hơn.

Đại tướng Westmoreland cho biết ông thừa hiểu khả năng của các sĩ quan Đại Hàn, như tướng Chae Myung Sing, tư lệnh Lực lượng Đại hàn tại VN, nên bất cứ lúc nào có vấn đề khúc mắc, ông cũng tìm cách giải tỏa một cách dễ dàng. Một ban chỉ huy bán chính thức gồm tướng Westmoreland, vị Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH và tướng Chae thường xuyên gặp nhau để tham khảo ý kiến về các vấn đề liên quan đến Việt Nam và Hoa Kỳ.

Kỳ sau: Lực lượng Đại Hàn trong đội hình Liên quân Việt-Mỹ-Hàn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.