Hôm nay,  

Cấm Mở Rộng Vai Trò Lãnh Sự Tới Khi Xong Hồ Sơ Ho, Rovr

26/07/199900:00:00(Xem: 4885)
Hoa Thịnh Đốn (tin của UBCNVB) — Trong một buổi họp khoáng đại vào khuya ngày Thứ Tư 21 tháng 7 vừa qua, Hạ Viện Hoa Kỳ đã biểu quyết thông qua Dự Luật Chuẩn Chi Ngân Sách Ngoại Viện, trong đó điều khoản 274 liên quan đến các hồ sơ tị nạn thuộc chương trình HO, U11, và ROVR.

Trước đây dự luật này hiện mang số HR 1211, nhưng đã được gộp chung với một dự luật khác (về việc tăng cường an ninh cho các toà đại sứ Hoa Kỳ trên thế giới), và do đó mang số mới là HR 2415.

Điều khoản 274 của dự luật này cấm không cho Bộ Ngoại Giao mở rộng hoạt động lãnh sự quán ở Việt Nam cho đến khi giải quyết xong các bế tắc đang ảnh hưởng đến hàng chục ngàn người xin tị nạn trong các chương trình HO dành cho các cựu tù nhân cải tạo, U11 dành cho các cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, và ROVR dành cho một số thuyền nhân hồi hương. Phần phụ đính giải thích chi tiết về điều khoản 274 này.
Trước đây, khi vận động bãi miễn điều kiện Jackson-Vanik cho Việt Nam, chính Đại Sứ Pete Peterson đã thừa nhận rằng có thể có từ 20 đến 30 ngàn người đủ tư cách xin tị nạn trong chương trình HO và U11 nhưng đã bị loại trừ một cách oan ức. Ông ta hứa hẹn sẽ bằng mọi cách can thiệp cho họ. Tuy nhiên vì không thấy tiến triển gì, đầu năm nay nữ Dân Biểu Loretta Sanchez đã gởi thư cho Đại Sứ Peterson để nhắc nhở điều này.
Với chủ trương phát triển quan hệ ngoại giao và mậu dịch với Việt Nam, BNG đã cố tình làm ngơ trước những bế tắc trầm trọng trong các chương trình kể trên. Họ chủ trương chấm dứt các chương trình này vào cuối tháng 9 năm nay. Họ không muốn các sự vi phạm của Hà Nội đối với điều kiện Jackson-Vanik về quyền tự do xuất cảnh cứ tiếp tục đe doạ và gây trắc trở cho việc ký kết thương ước với Việt Nam mà BNG đang thúc đẩy.
Tại buổi điều trần ngày 9 tháng 3 về các chương trình tị nạn của Hoa Kỳ, DB Christopher Smith đã chỉ trích BNG về thái độ này. Qua các điện thư của vị Giám Đốc Văn Phòng ODP mà tờ báo Washington Times chặn bắt được, DB Smith đã nêu lên lời lẽ miệt thị người tị nạn Việt Nam và những tổ chức bênh vực cho họ của vị Giám Đốc Văn Phòng ODP. DB Smith cũng đặt vấn đề với BNG về lệnh huỷ nhiều ngàn hồ sơ xin tị nạn trong chương trình U11 mà DB Smith đã ngăn chặn kịp thời.
Đại diện cho BNG tại buổi điều trần là Bà Julia Taft, Giám Đốc Văn Phòng Dân Số, Tị Nạn, và Di Dân. Bà ta hứa sẽ cứu xét cho những hồ sơ HO, U11 và ROVR bị oan ức. Tuy nhiên BNG sau đó chỉ đồng ý tiếp tục cứu xét cho số hồ sơ U11 đã bị đình hoãn phỏng vấn trước đây. Việc mở lại số hồ sơ này thực ra BNG đã hứa từ năm 1997 nhưng mãi đến nay mới thực hiện.
Vì thái độ này của BNG mà qua ngày 22 tháng 3 DB Christopher Smith đã đưa điều khoản 274 vào dự luật HR 1211. Điều khoản này được Tiểu Ban Quốc Tế Vụ và Nhân Quyền thông qua ngày 23 tháng 3, và Uỷ Ban Ngoại Giao thông qua ngày 15 tháng 4. Trước đó, một số tổ chức cùng với nhiều nhóm gia đình bị ảnh hưởng đã ráo riết vận động các dân biểu thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao ủng hộ cho điều khoản 274 và đã tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của lưỡng đảng.
Trước diễn tiến này, BNG bắt đầu vận động để đánh bại điều khoản 274 tại buổi họp khoáng đại của Hạ Viện. Họ đã phổ biến tài liệu với nhan đề “Lập Trường của Hành Pháp.” Bản lập trường này ca ngợi những thành quả tốt đẹp trong chương trình HO, U11 và ROVR, xuyên tạc nội dung của điều khoản 274, và tuyên bố là các chương trình này đã thành công và nay cần chấm dứt. Họ cử phái đoàn đi tiếp xúc với nhiều vị dân biểu để yêu cầu đánh bại điều khoản 274 tại Hạ Viện.

BNG đã vận động hết sức ráo riết DB Sam Gejdenson (Connecticut), là thủ lãnh của khối Dân Chủ tại Uỷ Ban Ngoại Giao. Tại một số buổi họp nhân viên của ông ta bắt đầu công kích điều khoản 274.

Trước tình hình đó, Uỷ Ban Cứu Người Vượt Biển soạn thảo một tài liệu giải thích lại từng điểm một những sai sót trong bản lập trường của BNG. Dựa trên tài liệu này, một số tổ chức người Việt cùng với trên một ngàn gia đình có thân nhân bị ảnh hưởng đã hợp sức nhau vận động ngược lại với BNG. Nhiều tổ chức cựu chiến binh Hoa Kỳ, kể cả hội American Legion, tổ chức cựu chiến binh lớn nhất của Hoa Kỳ, cũng đã hỗ trợ cho cộng đồng Việt để vận động cho điều khoản 274.

Nhiều nhóm gia đình đã lập phái đoàn tiếp xúc trực tiếp với dân biểu hay phụ tá dân biểu nơi vùng mình, như ở San Jose và Atlanta. Nhờ vậy nhiều vị dân biểu đã hiểu ra vấn đề sau khi chứng kiến những cảnh ngộ cụ thể, khác hẳn với lời lẽ trong bản lập trường của BNG. Đáng kể nhất là DB Cynthia McKinney (đơn vị Atlanta), thủ lãnh của khối Dân Chủ thuộc Tiểu Ban Quốc Tế Vụ và Nhân Quyền, đã sát cánh với DB Smith thay vì nghiêng theo BNG. Đồng thời, ông Nam Lộc, Hoà Thượng Thích Đức Niệm, cùng với các tổ chức cộng đồng Việt ở Nam Cali đã tranh thủ được sự ủng hộ của các DB Howard Berman và Matthew Martinez.

Để giảm bớt sức ép của DB Gejdenson, Bà Lâm Thiên Hương, hiện là chủ tịch cộng đồng Việt ở Connecticut, đã cùng với một số thân hữu Hoa Kỳ lập phái đoàn đến tận văn phòng địa phương của ông ta để giải thích thực trạng trong các chương trình tị nạn của Hoa Kỳ ở Việt Nam không như BNG mô tả. Phái đoàn này đã cung cấp nhiều tài liệu làm dẫn chứng cùng với hồ sơ của gần 300 trường hợp điển hình. DB John Larson, cùng đảng Dân Chủ với DB Gejdenson và rất thân quen với cộng đồng Việt ở Connecticut, đã liên lạc riêng với DB Gejdenson để yểm trợ cho phái đoàn.

Qua sự vận động của Ông Lê Phát Được báo Thế Giới ở Houston, bà DB Sheila Jackson-Lee và DB Ken Bentsen ở Texas, cùng đảng Dân Chủ, cũng đã đích thân gọi cho DB Gejdenson để giải thích thêm và kêu gọi ông ta hợp tác với DB Smith thay vì chống đối như BNG mong muốn. Nhiều vị dân biểu thuộc đảng Dân Chủ như Loretta Sanchez và Zoe Lofgren thuộc đảng Dân Chủ ở California cũng làm tương tự.

Nhờ sự phối hợp vận động nhịp nhàng và rộng khắp này mà khi dự luật HR 2415 được đưa ra Hạ Viện, trong số 52 tu chính được đưa ra không một tu chính nào liên can đến điều khoản 274. BNG đã thất bại trong ý định của họ.
Có lẽ BNG đang chuyển nỗ lực của họ nhằm đánh bại điều khoản 274 ở chặng kế tiếp trong tiến trình lập pháp: tại Uỷ Ban Hội Nghị (Conference Committee).
Thượng Viện cũng đã thông qua bản Dự Luật Chuẩn Chi Ngân Sách Ngoại Giao ở Thượng Viện. Tuy nhiên bản dự luật ở Thượng Viện không có điều khoản tương tự như điều khoản 274 ở Hạ Viện. Hạ Viện và Thượng Viện mỗi bên sẽ cử một phái đoàn, khoảng 10 đến 12 vị mỗi bên, vào Uỷ Ban Hội Nghị để thảo luận và biểu quyết về từng điều khoản khác biệt một. Trong tuần lễ đầu tháng 8, các nhân viên lập pháp đặc trách về dự luật HR 2415 sẽ họp sơ bộ. Sau đó Quốc Hội sẽ nghỉ hè; các vị dân cử trở về địa phương làm việc từ ngày 7 tháng 8 đến ngày 7 tháng 9. Chúng tôi ước tính vào trung tuần tháng 9 Uỷ Ban Hội Nghị sẽ được triệu tập để biểu quyết về dự luật này.

Trong những ngày tới đây BNG có lẽ sẽ bắt đầu vận động số dân biểu và thượng nghị sĩ mà họ tiên đoán là sẽ được cử vào Uỷ Ban Hội Nghị.
Các thành phần tranh đấu cho người tị nạn cũng cần chuyển trọng tâm sang Uỷ Ban Hội Nghị. Chúng tôi kêu gọi sự đồng tâm hiệp lực của toàn bộ cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trong thời gian 2 tháng tới đây. Đặc biệt là trong suốt 4 tuần từ 7 tháng 8 đến 7 tháng 9 là thời gian thuận tiện nhất để các nhóm gia đình thành lập phái đoàn tiếp xúc với từng vị dân cử một. UBCNVB sẵn sàng giúp quý vị trong việc sắp xếp buổi hẹn và tìm người hướng dẫn và thông dịch nếu cần.

Tóm Tắt Nội Dung Điều Khoản 274 Của Dự Luật HR 2415
Ngày 22 tháng 3, Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey) đưa vào Dự Luật Chuẩn Chi Ngân Sách Ngoại Giao, HR 1211 (nay là HR 2415), điều khoản 274 nhằm giải quyết tình trạng bế tắc trong chương trình ROVR và HO.
Điều khoản này đòi hỏi Bộ Ngoại Giao phải giải quyết một cách công bằng và hợp lý cho những hồ sơ HO hội đủ điều kiện nhưng nộp trễ hạn (1 tháng 10, 1994) vì lý do bất khả kháng, chẳng hạn như vì đến năm 1994 vẫn còn bị tù đầy, bị quản chế, bị đòi tiền hối lộ, v.v. Số này bao gồm cả quả phụ của những tù chính trị chết trong trại cải tạo mà trước đây đã không nộp đơn vì thiếu giấy chứng tử của chồng theo như đòi hỏi của Bộ Ngoại Giao.
Điều khoản này cũng đòi hỏi Sở Di Trú tái xét cho những trường hợp bị từ chối tư cách tị nạn một cách oan uổng, đặc biệt là các trường hợp cựu nhân viên chính phủ Hoa Kỳ, vì đã không dám trình bày đầy đủ về cảnh ngộ cá nhân trước sự hiện diện của thông dịch viên của nhà nước Việt Nam.
Kế đến, điều khoản này nới rộng Tu Chính Án McCain để bao gồm cả các trường hợp con cái bị kẹt lại vì lý do không cùng hộ khẩu liên tục.
Điều khoản này cũng ấn định một số điều chỉnh trong tiêu chuẩn để được tham gia chương trình HO dành cho những người Thượng FULRO làm việc cho Hoa Kỳ trước đây và đã tiếp tục cầm súng chiến đấu sau năm 1975. Theo thể thức hiện nay, những trường hợp này không được tham gia chương trình HO vì Bộ Ngoại Giao viện dẫn rằng họ bị cải tạo vì những hoạt động sau 1975, không liên quan gì đến Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, điều khoản còn yêu cầu Bộ Ngoại Giao cứu xét cho những trường hợp của những người bị bắt đi cải tạo trước 30 tháng 4, 1975 khi mà quân đội cộng sản tiến chiếm những tỉnh miền Trung. Hiện nay, Hoa Kỳ chỉ tính thời gian cải tạo từ ngày 30 tháng 4, 1975 trở đi mà thôi.
Về chương trình ROVR thì điều khoản này đòi hỏi Bộ Ngoại Giao phải cứu xét cho những trường hợp vì bị biệt giam mà đã không thể ghi danh trong trại và cho những người đã ghi danh hồi hương trong thời gian 22 tháng 4 đến 30 tháng 6, 1996 nhưng lại không ghi danh ROVR.
Cuối cùng, điều khoản này yêu cầu Bộ Ngoại Giao phải có thể thức rõ ràng trong việc thực hiện chương trình P1 và P2 (Ưu Tiên 1 và 2) dành cho những nạn nhân của sự ngược đãi trầm trọng mà không hội đủ tiêu chuẩn để tham gia chương trình ROVR và HO. Hai chương trình này vẫn có từ trước đến nay nhưng không được công bố, và Bộ Ngoại Giao cũng chỉ thực hiện tuỳ hứng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.