Hôm nay,  

Tinh Trùng Và Nhiếp Ảnh

14/01/200000:00:00(Xem: 5646)
Chiều Chủ Nhật vừa rồi, Con Hươu đang thơ thẩn ngồi trước cửa ngắm cảnh hoàng hôn, bỗng thấy một vị đại hán mặt đen như lọ chảo, râu quai nón xồm xòa, khí vũ hiên ngang, ào ào tiến vô như một cơn lốc. Con Hươu nửa mừng nửa sợ. Mừng vì bỗng nhiên nhà tranh vách đất, thân phận nghèo hèn, đột nhiên có một vị tướng mạo anh hùng như vậy giáng lâm. Sợ vì cước bộ của đại hiệp quá nhanh, thần khí lại dũng mãnh, so với Trương Phi trên cầu Tràng Bản cách đây hai ngàn năm, xem ra lại có phần hơn. Thấy Con Hươu, vị đại hiệp cất tiếng rổn rảng như chuông:

- Ta vốn là người gốc Mít nhưng sinh ra ở đất Phi Châu, lớn lên ở Mỹ, mà làm việc thì tận bên Thụy Điển. Mấy chục năm nay, ta lưu lạc giang hồ nay đây mai đó, lấy chén rượu làm lẽ sống, lấy bốn biển là nhà, lấy muôn năm làm một phút, lấy mặt trời, mặt trăng làm đèn... Bôn ba bốn biển năm châu ta có nhặt được một tập tài liệu và cuộn băng video giá trị vô song nói về tinh trùng. Vì vậy, ta ghé lại trước là cho ngươi coi để mở rộng tầm con mắt, sau là tặng độc giả Sàigòn Times Úc Châu…

Lời nói chưa dứt, Hắc Diện tráng sĩ đã phất tay áo... Một chiếc túi vải bằng lụa vàng, trước nhỏ sau to, lừng lững bay trong không trung... Con Hươu thảng thốt, vội đưa tay ra đỡ, miệng chưa kịp thốt một lời, tráng sĩ đã phiêu hốt như mây như khói, thoáng trong chớp mắt chỉ còn là một vệt mờ tận cuối chân trời... Sau giây phút bàng hoàng, Con Hươu sực nhớ trong lời tráng sĩ có hai chữ “tinh trùng”... Không biết, qúy vị anh hùng trong bốn bể, thơ văn đầy bụng, chữ nghĩa mấy bồ, nghĩ sao, với Con Hươu, hai chữ này có một sức thu hút lạ lùng... Vì vậy, Con Hươu vội vàng vô nhà, bật đèn, mở video coi ngay tắp lự…

Thì ra, đó là cuộn phim toàn nói về tinh trùng, có tên “From Sperm To Worm”. Tác giả bộ phim này, là một nhiếp ảnh gia Thụy Điển tên Lennart Nilsson. Con Hươu vốn dốt nát về nhiếp ảnh, nhưng nhờ quen thân với bạn Vũ Vân Anh, một nhiếp ảnh gia vừa có tài vừa có lòng, hiện đang phụ trách mục “Nhiếp Ảnh” trên báo Sàigòn Times, nên Con Hươu mới biết được, trong lĩnh vực chụp hình bào thai lúc mới tượng hình, Lennart Nilsson là một nhiếp ảnh gia ngoại hạng của thế giới xuyên suốt thời gian hơn 40 năm qua. Ngay từ năm 1964, ông đã là nhiếp ảnh gia đầu tiên của thế giới đạt được sự thành công trong việc thu vô ống kính hình ảnh của bào thai khi bào thai mới có ba tuần lễ.

Ông bạn Vân Anh cho Con Hươu biết, nhờ những bức hình độc đáo đó nên tạp chí Life số tháng 4 năm 1964 đã bán được 8 triệu cuốn, một con số kỷ lục trong suốt lịch sử mấy chục năm của tờ tạp chí này. Vui mừng trước thành công ngoại hạng đó, cộng với sự khuyến khích vô cùng to lớn của người thưởng ngoạn, và đặc biệt cùng với sự phát triển của kỹ thuật endoscopy, nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson đã thực hiện một loạt những phóng sự hình ảnh về sự sống con người từ khi tinh trùng và trứng kết hợp, tạo thành bào thai cho đến khi con người cất tiếng khóc chào đời. Kết quả, qua những phóng sự hình ảnh này, ông đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý trong lĩnh vực phim ảnh bao gồm cả hai giải Emmys. Xem cuộn băng vedeo, Con Hươu ngạc nhiên không thể ngờ được trước những khám phá với những góc độ đầy mới lạ, nhiệm màu và kỳ bí…

Có thể nói, trước khi những tấm hình đầy quyến rũ của phóng viên Lennart Nilsson được công bố, những nhiệm màu quanh lĩnh vực thụ thai, di truyền nòi giống cùng vai trò của tinh trùng, đều không được thế giới tìm hiểu và đánh giá một cách chính xác. Mặc dù ngay từ những năm tháng xa xưa, con người đã nhận thức được sự hiện hữu của tinh trùng và vai trò quan trọng không thể thiếu được của nó trong quá trình thụ thai nhưng con người vẫn nhầm lẫn khi cho rằng sự hình thành một thai nhi là do kết quả pha trộn giữa tinh trùng của người đàn ông và máu của người đàn bà khi người đàn bà có kinh.

Đúng ra, ngay từ trong những năm tháng xa xưa trước khi học thuyết Darwin ra đời, nhân loại đã nhận thức được phần lớn các giống đực trong các loài đều trải qua những cuộc tranh hùng giành giật giống cái để có thể thỏa mãn những đòi hỏi của bản năng dục tính mà kết quả của những bản năng này chính là sự tiếp nối liên tục của nòi giống. Cũng vì định luật cạnh tranh sinh tồn giành giật một con mái hay giống cái giữa các con trống, con đực như vậy nên thông thường một cuộc giao phối giữa hai giống bao giờ cũng là kết quả giữa một con cái với một con đực có nhiều ưu điểm hơn, hào hùng hơn, dũng cảm hơn, cường tráng hơn…

Nhưng một con mái tuy đã thuộc quyền sở hữu của một con đực, cuộc cạnh tranh giữa các giống đực vẫn còn được tiếp tục bằng một cuộc chạy đua giữa các tinh trùng trong cuộc giao phối. Kết quả cuộc chạy đua này chỉ có một tinh trùng thắng cuộc thực hiện sứ mạng tiếp nối nòi giống trong khi hàng chục triệu tinh trùng khác thua cuộc sẽ bị đào thải. Cũng nhờ những phát hiện mới mẻ này trong thời gian gần đây nên các nhà sinh vật học trên thế giới đã đi đến kết luận, các cuộc cạnh tranh sinh tồn trong cuộc sống thường nhật đều được chi phối bởi bản năng truyền giống và kết quả cuối cùng của bản năng truyền giống sẽ được quyết định qua cuộc chiến tranh giữa các tinh trùng.

Nhìn người trở lại thời gian, Con Hươu được biết, ngày xưa, các cụ nhà mình rất ngây ngô về tinh trùng. Thậm chí ngay cả những nhân vật khoa bảng, kiến thức quán tuyệt trần gian như một ông triết gia Hy Lạp mà Con Hươu quên mất tên, cũng ngây ngô cho rằng người đàn bà thụ thai là nhờ nước tiểu của người đàn ông và huyết của người đàn bà trong thời kỳ người đàn bà có kinh. Đọc đến đây, qúy độc giả đừng cười Con Hươu “hươu vượn” vì mãi đến hai ngàn năm sau, nếu Con Hươu nhớ không lầm thì năm 1554, trong một tác phẩm hướng dẫn cách đỡ đẻ cho các bà mụ phát hành tại Châu Âu cũng còn nguyên những hình vẽ nhằm minh họa, chính sự kết hợp giữa huyết của người đàn bà và tinh trùng của người đàn ông khi người đàn bà có kinh đã là yếu tố quyết định tạo nên bào thai.

Mãi đến thế kỷ 17, mấy ông khoa học gia mới phát hiện được hình dạng tinh trùng và hình dạng của tinh trùng được ghi lại bằng hình vẽ trên giấy lần đầu vào năm 1679. Ở thời điểm đó, các khoa học gia đã đo được một tinh trùng có chiều dài khoảng trên dưới một phần 20 ly. Với một cự ly ngắn ngủi như vậy lại phải bơi trong một khoảng cách dài gấp ngàn lần chiều dài của thân thể, tinh trùng đã phải vận dụng toàn bộ sức lực để thực hiện cuộc chạy đua với 300 triệu tinh trùng khác.

Nhưng dù đo được chiều dài của tinh trùng, nhiều khoa học gia thời đó vẫn cho rằng tinh trùng có thể độc lập tạo thành bào thai. Còn sự hiện hữu của người đàn bà cùng máu huyết của họ chỉ có giá trị cung cấp “nơi trú ngụ và dinh dưỡng” cho bào thai khôn lớn mà thôi.

Bằng chứng cụ thể nhất của tư tưởng này là bức hình của một bác sĩ giải phẫu kiêm họa sĩ tên là Gauthier d'Agoty sống vào năm 1750. Trong bức hình, bác sĩ Gauthier d'Agoty đã mô tả sự hình thành của bào thai sau khi tinh trùng được thả vô ly nước trong có hòa tan một số chất dinh dưỡng. Cũng vì quan niệm sự hiện hữu của người đàn bà chỉ nhằm mục đích cung cấp nơi ăn chốn ở và dinh dưỡng cho thai nhi nên trong một bức họa, nhà danh họa thiên tài Leonardo Vinci đã vẽ một người đàn bà có nhũ hoa nối liền với dạ con, nhằm giải thích sự tiếp nhận dinh dưỡng của bào thai trong thời kỳ thai nhi còn trong bụng mẹ.

Nhưng dù sau này phát hiện ra vai trò của tinh trùng và trứng của đàn bà, các khoa học gia vẫn đau đầu không ít trong việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao mỗi lần xuất tinh, cơ thể của người đàn ông lại phải tung ra 300 triệu tinh trùng trong khi chỉ cần một tinh trùng cũng đủ tạo nên bào thai"

Trải qua những cuộc nghiên cứu trong thời gian gần đây, các khoa học gia đã phát hiện, trong số hàng trăm triệu tinh trùng, những tinh trùng hoàn hảo có khả năng tốt đẹp cho cuộc truyền giống thường không nhiều. Mới đây, qua những tấm hình của nhiếp ảnh gia Lennart Nilsson, hai nhà sinh vật học người Anh tên là Robin Baker và Mark Bellis đã phát hiện ra những chi tiết cực kỳ lý thú, gây ngạc nhiên khá nhiều cho các khoa học gia trên thế giới.

Theo như sự trình bầy của phóng viên Meredith Small thì hai nhà sinh vật học Robin Baker và Mark Bellis đã phát hiện những bằng chứng cho thấy, trong số hàng trăm triệu tinh trùng thực hiện cuộc đua sinh tử để về tới đích, có nhiều tinh trùng hiện diện trong cuộc đua với những sứ mạng khác nhau chứ không thuần túy sứ mạng truyền giống như các khoa học gia từng quan niệm trong suốt nhiều thế kỷ qua.

Thì ra trong số 300 triệu tinh trùng, chúng được phân nhiệm rõ ràng, và có nhiều tinh trùng hiện diện trong cuộc tranh tài với sứ mạng tương tự những phi cơ thần phong, chấp nhận vai trò cảm tử để ngăn chặn không cho những tinh trùng yếu kém về phẩm chất tham dự cuộc đua. Tạo hóa thật là tuyệt vời phải không bạn" Vậy là quan niệm “hàng trăm triệu tinh trùng cùng tham gia một cuộc tranh tài vô tổ chức mạnh ai nấy chậy” là một quan niệm sai lầm. Thực tế, sự hiện diện của hàng trăm triệu tinh trùng tham gia cuộc đua đã được sắp xếp với những vai trò riêng biệt.

Một điều quan trọng khác được các khoa học gia thừa nhận là trong số hàng trăm triệu tinh trùng sau mỗi lần xuất tinh, con số những tinh trùng bất bình thường không thích hợp cho việc thụ thai cũng là một số lượng đáng kể. Những tinh trùng bất bình thường này có khi có tới hai đầu hoặc hai đuôi. Nhiều tinh trùng không có khả năng bơi lội trong tinh dịch hoặc tuy có nhưng lại không có khả năng định hướng nên bơi “vòng vo tam quốc” không khi nào tới đích.
Con Hươu có hỏi một vị bác sĩ chuyên khoa về số lượng tinh trùng con người sản sinh thì được ông ta cho biết, một người một ngày có thể sản sinh được khoảng trên dưới 300 triệu tinh trùng. Cứ mức độ trung bình mỗi ngày 300 triệu tinh trùng như vậy, cơ thể một người bình thường trong suốt cuộc đời sẽ tạo nên trung bình khoảng 8000 tỷ tinh trùng. Vậy mà, trung bình một đời người chỉ có khoảng trên dưới chục đứa con, và có nhiều người mặc dù cơ thể vẫn sản xuất tinh trùng nhưng suốt đời vẫn không có con.

Đặc biệt, một phát minh quan trọng nữa trong thời gian gần đây đã giúp các bác sĩ phân biệt được tinh trùng sống và chết trong số những tinh trùng bất động. Như chúng ta đã biết, tinh trùng một khi phóng đại qua kính hiển vi, chúng sẽ ngọ nguậy bơi lội. Riêng những tinh trùng nằm im, chúng là những tinh trùng chết. Nhưng oái ăm là có một số đàn ông, không hiểu vì lý do gì, tinh trùng của họ luôn luôn ở trạng thái bất động cho dù chúng vẫn sống. Theo thống kê được đài truyền hình CNN, thì riêng ở Mỹ, số đàn ông có tinh trùng bất động là 20 ngàn người. Từ xưa đến nay, 20 ngàn người này vẫn đinh ninh cơ thể của họ chỉ sản xuất loại tinh trùng đã chết, nên họ thể nào có con.

Vì tình trạng bất động của tinh trùng, nên các bác sĩ thấy vô cùng khó khăn trong việc chọn lựa tinh trùng còn sống để giúp vợ những người đàn ông đó thụ thai nhân tạo. Theo nguyên tắc, việc thụ thai trong ống nghiệm chỉ được thực hiện với những tinh trùng chắc chắn còn sống. Mọi tinh trùng trong trạng thái bất động, nếu không biết chắc là sống hay chết, đều bị loại.
Thế rồi ông tiến sĩ Paul Turek tại viện đại học California nhảy vô cuộc và công bố bí quyết phân biệt tinh trùng sống với tinh trùng chết trong số những tinh trùng bất động bằng cách thả chúng vô nước đường. Khi đó, giống như tế bào sống, những tinh trùng sống sẽ trương nở. Trái lại, những tinh trùng không trương nở sẽ là những tinh trùng chết.

Trước khi dừng bút, Con Hươu muốn nên lên một điểm đáng cho qúy độc giả suy ngẫm. Theo như cuộn băng video của Hắc Diện tráng sĩ thì, khi nghiên cứu về số lượng tinh trùng trong mỗi lần xuất tinh, các khoa học gia cũng ghi nhận số lượng này có thể thay đổi tùy theo đối tượng và hoàn cảnh giao hoan. Bằng chứng là trong những cuộc thí nghiệm với loài chuột, nếu cho một chú chuột giao hoan với một ả chuột cái xa lạ, chú có thể xuất tinh tới 51 triệu 600 ngàn tinh trùng. Vậy mà, cũng chú chuột đó nếu để giao hoan với một nàng chuột cái “đã quen hơi bén tiếng” suốt nhiều tháng, số lượng tinh trùng trong mỗi lần giao hoan lại giảm xuống còn có một nửa. Xem đến đó, Con Hươu băn khoăn không biết, khi người đàn ông giao hoan với người tình, số lượng tinh trùng trong một lần xuất tinh có nhiều hơn so với khi người đàn ông đó giao hợp với vợ từng chung chăn, chung gối suốt mấy chục năm, không nhỉ" Và nếu nhiều hơn, nhiều hơn bao nhiêu"

Con Hươu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.