Hôm nay,  

Liên Quân Việt-mỹ, Chiến Lược Phòng Thủ Ở Biên Giới

04/11/199900:00:00(Xem: 5594)
Trong các số trước, VB đã tường trình một số cuộc hành quân thủy bộ của Liên quân Việt Mỹ vào các năm 1966 và 1967 nhằm ngăn chận các cuộc xâm nhập của CSBV theo đường biển và đường sông. Tuy nhiên các nỗ lực của lực lượng thủy bộ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa chưa triệt tiêu được toàn bộ hoạt động thủy-hải vận của địch quân do Căm Bốt đã để cho CSBV sử dụng hải cảng Sihanoukville như là một quân cảng trung chuyển vũ khí, đạn dược, quân dụng, lương thực và thuốc men do Hoa Lục cung cấp để từ đây phân phối cho các đơn vị CQ đóng quân dọc theo biên giới trên phần đất Căm Bốt.
Như đã trình bày, trong thời gian giữ chức vụ tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN từ 1964-1968, đại tướng Westmoreland đã nhiều lần đề nghị với chính phủ Hoa Kỳ cho phép ông được quyền sử dụng lực lượng Hoa Kỳ để phối hợp với Quân đội VNCH mở các tấn công CSBV dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt, cũng như quyền sử dụng Không quân tiến hành các cuộc oanh kích, không tập triệt hạ các căn cứ địa của CSBV trên đất Căm Bốt, nhưng các đề nghị của đại tướng Westmoreland đã không được sự đồng ý từ Hoa Thịnh Đốn. Thể theo yêu cầu của một số đông bạn đọc, VB xin lược trình một số sự kiện đặc biệt liên quan đến chiến lược phòng thủ biên giới ở phía Tây Nam phần của Liên quân Việt-Mỹ trong thời gian từ 1965-1968.
* Thông tin của Phòng Tình Báo bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN về hoạt động của CSBV trên đất Căm Bốt:
Ngày 28 tháng 4/1965, trong khi rượt theo oanh kích CQ, phi cơ của Không quân Việt-Mỹ đã thả bom nhầm vào một làng Căm Bốt. Ngày 3 tháng 5/1965, Quốc trưởng Cam Bốt là hoàng thân Sihanouk đã gửi giác thư cho chính phủ Hoa Kỳ và quyết định đoạn giao. Sau đó, theo các lời tuyên bố của vị quốc trưởng này, cho thấy Nam Vang thiên về Hà Nội. Vũ khí từ Hoa Lục từ lâu đã đổ vào nước này khá nhiều, cho đến giữa năm 1965, thì trưởng phòng Tình báo của bộ Tư lệnh Hoa Kỳ tại Việt Nam là thiếu tướng Joseph A. MC Christian cho biết trên lãnh thổ Cam Bốt có ít nhất 7 căn cứ của quân CSBV. Tướng Christian có đầy đủ bằng chứng về các chuyến chở vũ khí và hàng tiếp tế của CSBV đến hải cảng Sihanoukville để vào lãnh thổ Căm Bốt. Cũng có một số hàng của một số thương gia ngược dòng Cửu Long lên Nam Vang để bán cho CSBV, trong đó gạo chiếm khoảng chừng 55 ngàn tấn/mỗi năm. Ngoài ra CSBV còn mua lúa trực tiếp từ nông dân Cam Bốt số lượng gấp đôi con số mua của các thương gia.
Trước thực trạng nói trên, theo đại tướng Westmoreland, nếu nói rằng Sihanouk tiếp tay với CSBV cũng được mà cho rằng ông ta làm ngơ cho CSBV tha hồ hoạt động cũng được. Kết quả đều giống nhau là nhiều khu vực trên đất Căm Bốt trở thành căn cứ địa của CSBV để địch quân tiến hành các cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam.
Hoa Kỳ và Hải quân VNCH bằng mọi nỗ lực đã ngăn chận các cuộc xâm nhập của CSBV từ biển vào. Ngoài ra, Lực lượng Đặc biệt Việt-Mỹ đã tăng cường các hoạt động triệt tiêu cường lực địch trên đường mòn Hồ Chí Minh, nhiều trạm trung chuyển hậu cần của CSBV trên con đường chiến lược này đã bị Liên quân Việt-Mỹ phá hủy, khiến cho đường dây tiếp tế của CQ từ Bắc vào Nam bị gián đoán ở mức độ nghiêm trọng. Qua đến tháng 12/1966, trưởng phòng Tình báo Christian đã báo cáo: Những vấn đề về tiếp tế, nhất là lúa gạo cùng sự phân phối nội bộ của địch dường như đang gặp bế tắc trầm trọng. Nhưng nếu có căn cứ trên đất Cam Bốt thì địch rút về đó để dưỡng quân, tái huấn luyện và củng cố lực lượng một cách tự do để rồi chuẩn bị cho các cuộc tấn công.

* Kế hoạch của đại tướng Westmoreland:
Trong thời gian giữ chức vụ tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại VN (1964-1968), đại tướng Westmoreland xin được phép tiến hành các cuộc hành quân trên bộ hay ít ra được thực hiện các cuộc oanh kích trên đất Căm Bốt để tiêu diệt các căn cứ của CSBV hay để rượt theo địch khi đối phương phân tán mỏng rồi vượt biên giới về lại trên đất Cam Bốt, nếu cần sử dụng B 52 hay hỏa lực Pháo binh san bằng các căn cứ đó. Như vậy, chắc chắn tránh được lằn đạn địch bắn từ Cam Bốt sang. Vào khoảng đầu tháng 4/1966, đại tướng Westmoreland yêu cầu rõ rằng cần được phép để tiến quân vào khu vực rừng rậm của Căm Bốt ít nhất năm ba cây số, cắt đứt đường liên lạc của địch và giăng bẫy chận đánh CSBV xâm nhập vào miền Nam sau dãy núi Chu Pong. Tướng Westmoreland cũng đề nghị CIA mua hết số vũ khí và lúa gạo mà dân chúng Căm Bốt để Việt Cộng không có lương thực. (Đại tướng Westmoreland và lực lượng Hoa Kỳ thường gọi lực lượng CQ thành lập tại Miền Nam là Việt Cộng, còn CQ từ Bắc xâm nhập vào là quân Bắc Việt).
Tuy ý kiến của đại tướng Westmorealand được bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tán đồng và hậu thuẫn nhưng phía bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lại bác bỏ thẳng thừng, kể cả ý kiến chận ngay sau chân núi Chu Phong. Vậy là chỉ còn một cách có thể làm được là chờ khi nào có gió lớn thổi về phía Căm Bốt, Liên quân Việt-Mỹ thả truyền đơn dọc theo biên giới cho bay về bên đó. Chủ trương của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là muốn lấy lòng Sihanouk, nhưng theo đại tướng Westmoreland thì Liên quân Việt-Mỹ thừa sức đánh thắng CSBV trên đất Cam Bốt mà không cần đến sự ủng hộ của vị hoàng thân này.


Đại tướng Westmoreland kể lại rằng vào cuối năm 1967, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã sắp xếp để bà quả phụ John F. Kennedy sang thăm Cam Bốt với tư cách là du khách đến viếng khu Đế Thiên Đế Thích. Cử chỉ này theo nhận xét của đại tướng Westmoreland là thật quá ngây thơ, vị đại tướng này đã ghi lại như sau: Hoa Kỳ o bế như vậy mà Sihanouk còn vênh mặt lên. Đã vậy bộ Ngoại Giao còn vuốt ve ông ta, thà chịu để VC dùng đất Căm Bốt hơn là chọc ông ta giận. Tôi thấy có điều gì phải bận tâm khi đánh vào các khu vực không có dân cư dọc theo biên giới mà địch dùng làm cứ điểm an toàn mở những cuộc tấn công từ đất Cam Bốt qua, tương tự như từ bên Lào vậy. Có một số người Mỹ ngớ ngẫn cho rằng VC không bao giờ dùng lãnh thổ Căm Bốt để trú thân. Năm 1966, nhiều phóng viên Mỹ sang thăm đất Chùa Tháp theo lời mời của Hoàng thân Sihanouk. Nhóm này tự nhận là nhóm đi riêng nhưng gồm nhiều quan sát viên quân sự. Không ai trong nhóm này nhìn thấy VC. Hổ thẹn hơn nữa là ngay cả đại sứ Úc tại Nam Vang lẫn Sài Gòn là những người đại diện cho quyền lợi Hoa Kỳ tại Úc đều cho rằng việc Sihanouk bác bỏ lời cáo buộc ông dung túng Cộng sản là đúng. Trước sự tranh cãi như vậy, chúng tôi ở Sài Gòn chỉ biết nghĩ rằng hoặc nhóm phóng viên đi riêng này có mục đích riêng của họ hoặc là bị che mắt nên không biết gì cả.
Cũng theo lời của đại tướng Westmoreland, rắc rối hơn nữa là thái độ của CIA. Có thể muốn làm hài lòng các viên chức tại Hoa Thịnh Đốn nên CIA từ lâu vẫn ém bớt việc VC dùng đất Căm Bốt làm căn cứ an toàn, nhất là việc dùng hải cảng Sihanoukville. Ngược với những gì thiếu tướng MC Christian trưng ra cho thấy hàng ngàn tấn lúa gạo mà VC mua của nông dân Căm Bốt, cuối năm 1966, CIA cho rằng VC vẫn lệ thuộc phần lớn vào dân quê Miền Nam Việt Nam về lương thực. Trưởng phòng Tình báo Mc Christian đã chứng minh rõ ràng rằng suốt năm 1966, hàng ngàn tấn tiếp liệu của Hoa Lục, nhiều nhất là trang cụ quân sự, đều qua ngã Sihanoukville, CIA lại cho rằnh MACV đã nói quá lố về vai trò của Căm Bốt trong cuộc chiến chống Cộng tại miền Nam Việt Nam.
Từ năm 1966 cho đến 1969, Việt Cộng nhận cả thảy 21,600 tấn trang cụ và tiếp liệu quân sự như vũ khí đạn dược, trong đó có 600 tấn hỏa tiễn do Liên Sô chế tạo và hơn 5,000 tấn quân trang, thực phẩm, thuốc men. Tất cả đều được chuyển bằng xe dân sự vận tải đến các căn cứ của VC dọc theo biên giới Việt-Căm Bốt. Chỉ cần nhìn vào con số của năm 1968-tức là năm địch có khả năng tấn công cao nhất kể từ cuộc chiến-thì tổng số quân trang quân dụng địch nhận được qua ngã Cam Bốt có thể đủ dùng cho ít nhất 8 năm sau đó. Đại tướng Westmoreland nhắc lại rằng lúc nào ông cũng cho thế giới biết rằng VC đang dùng đất Cam Bốt thế nhưng lần nào ông cũng bị Hoa Thịnh Đốn cấm. Mãi đến cuối năm 1967, hai hãng thông tấn AP và UOI cho đăng bài viết của một phóng viên về chuyến đi của người này vào thăm căn cứ CSBV trong lãnh thổ Căm Bốt nằm về hướng Tây Bắc Tây Ninh. Lúc đó, Hoa Thịnh Đốn mới chịu tin lời của ông và khuyến khích báo chí nên điều tra thêm. Từ đó, đại tướng Westmorland mới được quyền công khai nói đến việc địch đặt căn cứ tại Căm Bốt.
Khi thấy có cơ may được cho phép tiến vào đất Cam Bốt, đại tướng Westmoreland liền ra lệnh cho bộ Tham mưu của ông chuẩn bị một kế hoạch tiễu trừ để sử dụng phi cơ oanh tạc hoặc các cuộc hành quân trên bộ có giới hạn nhắm vào các căn cứ CSBV và đồng thời phong tỏa hải cảng Sihanoukville cùng cửa sông Cửu Long. Thế nhưng tất cả những điểm này đều không thực hiện được. Năm 1967, bộ Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ tìm cách xin cho được quyền tổ chức oanh tạc những căn cứ này nhưng bộ Ngoại giao phản đối nên bị Tổng thống Johnson bác bỏ. Tuy vậy, muốn bảo vệ cho quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, Tổng thống Johnson đã cử đặc sứ Chester Bowles sang Ấn Độ và Nam Vang để thảo luận với Sihanouk tìm một giải pháp nào đó cho vấn đề. Cuối cùng đặc sứ Bowles chỉ nhận được một sự nhượng bộ rất nhỏ của Sihanouk là trong trường hợp rượt theo bén gót hay thả bom thì chỉ được thả dọc theo biên giới mà thôi. Đặc sứ Bowles kể lại trong lần thương thảo với Sihanouk, vị hoàng thân này vừa đưa tay đưa lên dụi mắt, vừa nói với ông: “Tôi không thích bất cứ loại người Việt nào hết, trắng, đỏ, xanh gì cũng mặc kệ”.
Đã được Sihanoouk đồng ý như vậy rồi mà Hoa Thịnh Đốn vẫn không dội bom vào lãnh thổ Cam Bốt. Cuối cùng phải đợi tháng 3/1970 sau khi Sihanouk bị tướng Lon Nol lật đổ, Tòa Bạch Ốc mới chính thức cho phép lực lượng Hoa Kỳ phối hợp với Quân đội VNCH mở các cuộc hành quân tấn công CSBV trên đất Cam Bốt. (Biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới, tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH...)

Kỳ sau: Trận chiến của Lực lượng đặc nhiệm ở biên giới Việt-Lào.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.