Hôm nay,  

Lược Sử Sư Đoàn 7 Bộ Binh Trên Chiến Trường Tiền Giang

01/06/199900:00:00(Xem: 22044)
* Lược sử chiến trường của Sư đoàn 5 Bộ Binh:
Được thành lập ngày 1 tháng 1/1955 với danh hiệu đầu tiên là Sư đoàn bộ binh số 31. Đến tháng 8/1955, theo nghị định số 612 QP, sư đoàn được cải danh thành sư đoàn dã chiến số 11. Tới tháng 10/1955, bộ Tổng tham mưu ban hành Sự vụ văn thư số 3975/TTM/1/1/SC, cải danh các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực theo một phương pháp thống nhất: các sư đoàn dã chiến đánh số từ 1 đến 4, các sư đoàn khinh chiến đánh số từ 11 đến 16. Theo Sự vụ văn thư nói trên, Sư đoàn Dã chiến số 11 được cải danh thành Sư đoàn dã chiến số 4. Danh hiệu các trung đoàn và tiểu đoàn cũng được đổi lại như sau: Trung đoàn Bộ binh số 51 với các tiểu đoàn 16, 50, 719 được cải danh thành trung đoàn Bộ binh số 10 với các tiểu đoàn: 1/10, 2/10, 3/10. Trung đoàn Bộ binh số 52 với các tiểu đoàn 54, 704, 713 được cải danh thành trung đoàn Bộ binh số 11 với 3 tiểu đoàn: 1/11, 2/11, 3/11. Trung đoàn Bộ binh số 53 gồm 3 tiểu đoàn 22, 58, 76 được cải danh thành trung đoàn Bộ binh số 12 với các tiểu đoàn 1/12, 2/12, 3/12.
Cuối năm 1958, trong chiều hướng cải tổ các đại đơn vị, 10 sư đoàn rút xuống còn 7 sư đoàn, và lại được cải danh thành bảy sư đoàn Bộ binh giống nhau, không còn gọi là sư đoàn dã chiến hay khinh chiến nữa. Trong kế hoạch cải tổ này, Sư đoàn dã chiến số 4 được cải danh thành Sư đoàn 7 Bộ binh, các trung đoàn Bộ binh số 10, số 11, số 12 được cải thành trung đoàn 10, 11, 12 Bộ binh. Về hệ thống chỉ huy, kể từ tháng 4/1961, theo sắc lệnh số 98/QP ngày 13 tháng 4/1961, Sư đoàn 7 Bộ binh là 1 trong 3 sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn 3/Vùng 3 chiến thuật (thời gian này chưa có Quân đoàn 4 và Vùng 4 chiến thuật), lãnh thổ hoạt động của Sư đoàn là các tỉnh Tiền Giang, vị tư lệnh Sư đoàn 7 đồng thời là tư lệnh Khu chiến thuật Tiền Giang. Đến đầu tháng 12/1962, bộ Quốc phòng VNCH cho thành lập thêm Quân đoàn 4/Vùng 4 chiến thuật, Sư đoàn 7 Bộ binh trở thành Sư đoàn cơ hữu của Quân đoàn tân lập này. Từ ngày thành lập cho đến 30 tháng 4/1975, Sư đoàn 7 Bộ binh đã lập nhiều chiến tích trong các cuộc hành quân quy mô trong khu vực trách nhiệm, nhất là trong các cuộc hành quân bên kia biên giới Việt-Căm Bốt trong thời gian 1970-1972, và trong cuộc chiến Mùa Hè 1972 ở Kiến Tường và Kiến Phong (sẽ trình bày chi tiết trong các số báo tới).

* 15 vị tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh:
-Tư lệnh đầu tiên Sư đoàn 7 Bộ binh: trung tá Nguyễn Hữu Có:
Trung tá Nguyễn Hữu Có chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ binh từ ngày 1/1/1955 đến 15 tháng 6/1955. Vị tư lệnh này xuất thân trường Thiếu sinh quân, vào năm 1948, ông được tuyển lựa theo học khóa 1 Sĩ quan Việt Nam tại Huế, ra trường đậu thủ khoa (cùng khóa với cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu). Thăng đại tá vào năm 1956 và lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng: tư lệnh Sư đoàn 16 Khinh chiến (1957), tư lệnh Quân khu 1 (Miền Đông Nam phần, sau này là Vùng 3 chiến thuật), tư lệnh phó Quân đoàn 3 (1962-1963), thăng thiếu tướng vào đầu tháng 11/1964, trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 7 Bộ binh trong 5 ngày khi cuộc đảo chánh 1/11/1963 diễn ra. Ngày 5/11/1963, ông được cử làm quyền tư lệnh Quân đoàn 4. Ngày 31/1/1964, sau cuộc chỉnh lý của tướng Khánh, ông bị thay thế bởi trung tướng Dương Văn Đức, nhưng vẫn tiếp tục ở lại Quân đoàn 4 với chức vụ tư lệnh phó. Giữa tháng 9/1964, được cử làm tư lệnh Quân đoàn 2 & Vùng 2 chiến thuật; 19/6/1965: được bổ nhiệm giữ chức Tổng ủy viên chiến tranh kiêm Ủy viên Quốc phòng (tổng trưởng Quốc phòng) trong nội các của Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ; từ 14/7/1965 đến 1/10/1965: kiêm nhiệm chức vụ Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH, Ngày 26 tháng 1/1967, khi đang công du ở Đài Loan, ông nhận được thông báo của chính phủ VNCH là bị giải nhiệm và không được trở về nước trong một thời gian.
Từ 6/1955 đến tháng 2/1964, Sư đoàn 7 Bộ binh được chỉ huy bởi các tư lệnh sau đây:
- Đại tá Tôn Thất Xứng: (15/6/1955 đến 27/4/1957), các chức vụ kế tiếp: tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ binh, tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, chỉ huy trưởng Biệt động quân (1961-1963), thăng thiếu tướng tháng 2/1964, giữ chức tư lệnh Quân đoàn 1 & Vùng 1 chiến thuật; từ tháng 11/1964 đến 1966, chỉ huy trường Đại học Quân sự (trường Chỉ huy Tham Mưu); Đầu năm 1967, rời quân ngũ, ông nghiên cứu biên soạn binh thư.
- Trung tá Ngô Dzu: (27/4/1957 đến 17/3/1958), các chức vụ quan trọng kế tiếp: tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh (1964), thăng chuẩn tướng vào tháng 5/1964; phụ tá Tư lệnh Vùng 3 (1965-1966), từ 1967 thuyên chuyển về bộ Tổng tham mưu phụ trách về Bình Định, thăng thiếu tướng 1968; quyền tư lệnh Quân đoàn 4 từ tháng 5/1970 đến tháng 8/1970, tư lệnh Quân đoàn 2 & Vùng 2 chiến thuật từ tháng 8/1970 đến tháng 5/1972- thăng trung tướng trong thời gian giữ chức vụ này, giải ngũ vào tháng 3/1974 cùng đợt với các trung tướng: Nguyễn Văn Vỹ, Trần Ngọc Tám, Nguyễn Văn Là, Trần Văn Minh (Minh con), Linh Quang Viên, Hoàng Xuân Lãm...


- Đại tá Trần Thiện Khiêm: (17 tháng 3/1958 đến 30/3/1959), từ tháng 4/1959 đến tháng 12/1962: đại tá Khiêm tiếp tục giữ các chức vụ: tư lệnh Sư đoàn 21 Bộ binh, quyền tư lệnh Quân khu 5 (Miền Tây Nam phần, sau này là Vùng 4 chiến thuật), thăng thiếu tướng vào tháng 12/1962 và được cử giữ chức tham mưu trưởng Liên quân; thăng trung tướng ngày 2 tháng 11/1963; từ 1/1/1964 đến 31/1/1964: tư lệnh Quân đoàn 3. Sau cuộc chỉnh ký của tướng Khánh (31/1/1964), tướng Khiêm được cử giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng kiêm Tổng tư lệnh Quân đội (từ tháng 1/1964 đến tháng 5/1965: chức vụ Tổng tham mưu trưởng được cải danh thành tổng tư lệnh Quân đội), thăng đại tướng vào tháng 8/1964. Ngày 24 tháng 10/1964, rời quân đội và được bổ nhiệm làm đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, sau đó được điều động về làm đại sứ VNCH tại Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Tháng 6/1968: trở về nước, giữ chức tổng trưởng Nội vụ trong nội các của thủ tướng Trần Văn Hương. Ngày 1 tháng 9/1969: được cử giữ chức thủ tướng VNCH; đại tướng Khiêm giữ chức vụ này cho đến giữa tháng 4/1975.
- Đại tá Huỳnh Văn Cao (30/3/1959 đến 22/12/1962): Giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh khi còn mang cấp trung tá, chỉ một thời gian được thăng cấp đại tá. 22/tháng 12/ 1962, được thăng cấp thiếu tướng và giữ chức vụ tư lệnh Quân đoàn 4/ Vùng 4 chiến thuật vừa được thành lập. Sau cuộc đảo chánh 1/11/1963, bị giải nhiệm chức vụ tư lệnh Quân đoàn 4, thuyên chuyển về Bộ Tổng tham mưu; từ 1/1/1965 đến 15/5/1966: tổng cục trưởng Tổng cục Chiến tranh chính trị. Ngày 16/5/1966: được cử giữ chức tư lệnh Quân đoàn 1 (trong vụ biến động tại Miền Trung hè 1966), chỉ 15 ngày sau, được lệnh bàn giao chức vụ cho thiếu tướng Hoàng Xuân Lãm. Giữa năm 1966: giải ngũ; 1967: Thượng nghị sĩ.
- Đại tá Bùi Đình Đạm: 22/12/1962 đến 1/11/1963; chức vụ kế tiếp: giám đốc Nha Động viên (từ tháng 11/1964 đến tháng 4/1975), thăng chuẩn tướng tháng 6/1968, thăng thiếu tướng tháng 6/1970.
- Thiếu tướng Nguyễn Hữu Có: (1/11/1963 đến 5/11/1963): đã trình bày ở phần trên.
- Đại tá Phạm Văn Đổng (5/11/1963 đến 2/12/1963): các chức vụ kế tiếp: tư lệnh Biệt khu Thủ đô (1964- tháng 5/1965) thăng chuẩn tướng tháng 5/1964, thăng thiếu tướng 10/1964. 1996: giải ngũ; 1/9/1 1969: tổng trưởng Cựu Chiến Binh, nội các thủ tướng Trần Thiện Khiêm.
- Thiếu tướng Lâm Văn Phát (2/12/1963 đến 2/2/1964): thăng thiếu tướng ngày 2 tháng 11/1963 khi đang giữ chức vụ tư lệnh phó Quân đoàn 3. Từ tháng 2/1964 đến tháng 4/1964: tư lệnh Quân đoàn 3, tháng 4 đến tháng 9/1964: Tổng trưởng Nội vụ; 13 tháng 9/1964: cùng với trung tướng Dương Văn Đức cầm đầu cuộc chỉnh lý chống tướng Nguyễn Khánh nhưng bất thành. Tháng 10/1964: giải ngũ; 29/4/1975: tư lệnh Biệt khu Thủ đô; từ trần tại Hoa Kỳ năm 1998.

* Từ tháng 2/1964 đến ngày 30/4/1975:
Sư đoàn 7 BB được chỉ huy bởi các tư lệnh sau đây:
- Đại tá Bùi Hữu Nhơn (2/2/1964 đến 7/3/1964): thăng chuẩn tướng tháng 5/1964, thăng thiếu tướng tháng 11/1964 khi đang giữ chức chỉ huy trưởng trường Bộ binh Thủ Đức; từ tháng 11/1964 đến tháng 11/1966: tổng cục trưởng Tiếp vận, tham mưu trưởng Liên quân. Tháng 12/1966: chỉ huy trưởng trường Bộ binh, giữa năm 1967: phó chủ tịch Ủy ban điều hành Quốc tế Quân viện.
- Đại tá Huỳnh Văn Tồn (7/3/1964 đến 16/9/1964): tham gia chỉnh lý 13 tháng 9/1964 nhưng bất thành, giải ngũ.
- Chuẩn tướng Nguyễn Bảo Trị (16/9/1964 đến 9/10/1965): thăng thiếu tướng tháng 11/1965, giữ chức tư lệnh Quân đoàn 3; tháng 5/1966 đến tháng 11/1966: tổng cục trưởng Chiến tranh Chính trị, thăng trung tướng tháng 11/1967; từ tháng 6/1966 đến tháng 11/1967: tổng ủy viên (tổng trưởng) Thông tin Chiêu Hồi-trước tháng 12/1966:vẫn kiêm nhiệm chức vụ tổng cục trưởng Chiến tranh Chính trị; tháng 11/1967 đến tháng 6/1968: tổng trưởng Xây dựng Nông Thôn; chức vụ cuối cùng: chỉ huy trưởng trường Chỉ Huy Tham Mưu.
- Chuẩn tướng Nguyễn Viết Thanh (9/10/1965 đến 3/7/1968): giữ chức tư lệnh Sư đoàn khi vừa thăng cấp đại tá, thăng chuẩn tướng giữa năm 1966, thăng thiếu tướng tháng 6/1968 sau đó giữ chức tư lệnh Quân đoàn 4, tử nạn trực thăng tháng 5/1970.
-Chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng (3/7/1968 đến 16/1/1970), chức vụ cuối cùng: Chánh thanh tra cấp Quân đoàn.
- Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam: (16/1/1970 đến 1/11/1974): giữ chức tư lệnh khi còn mang cấp đại tá, thăng chuẩn tướng giữa năm 1970; tháng 11/1974: thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn 4, tự sát ngày 1 tháng 5/1975.
- Chuẩn tướng Trần Văn Hai: 1/11/1974 đến 30/4/1975: thăng chuẩn tướng giữa năm 1970 khi đang giữ chức tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia. Trước khi trở thành tư lệnh Sư đoàn 7 BB, tướng Hai đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: chỉ huy trưởng Biệt động quân, tư lệnh Biệt khu 44, tư lệnh phó Quân đoàn 2, chỉ huy trưởng Huấn khu Dục Mỹ, tự sát ngày 30 tháng 4/1975.
Kỳ sau: Sư đoàn 7 Bộ binh và những trận đánh lớn tại miềm Tây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.