Hôm nay,  

Vai Trò Truyền Thông Trong Tiến Trình Dân Chủ Hóa

18/04/200300:00:00(Xem: 4038)
(Bài nói chuyện trước Đại Hội Truyền Thông)
LTS. Nhà báo Vi Anh, một người viết thường trực và trụ cột của nhật báo Việt Báo, có tên thật là Bùi văn Nhân, cũng là Cựu Dân biểu VNCH thời trước 1975. Bài viết sau đây của nhà báo Vi Anh sẽ chính thức trình bày trong Đại Hội Truyền Thông tuần này, ngay trong nhan đề bài viết cũng đã nói lên nhiệm vụ và chức năng của người cầm bút “Vai Trò Truyền Thông Trong Tiến Trình Dân Chủ Hóa.” Nhà báo Vi Anh còn là một trưởng lão Phật Giáo Hòa Hảo, đã hoạt động liên tục không ngưng nghỉ cho cuộc chiến tự do tôn giáo quê nhà -- và cũng từ cuộc chiến đó, khi ra hải ngoại, ông đã cầm bút lên để tiếp tục cuộc đấu tranh. Bài viết như sau.
Truyền thông đại chúng, xu thế dân chủ hoá là đặc trưng của Thời đại Tin học. Về mặt chánh trị, hai đặc trưng đó tương quan và tác động với nhau qua truyền thông đại chúng. Vậy truyền thông đóng vai trò gì, thế nào trong tiến trình dân chủ hoá trong bối cảnh chung của thế giới và hoàn cảnh riêng của người Việt trong và ngoài nước. Trong vòng 20 phút được phép, chúng tôi xin trình bày 3 tiết mục sau: Truyềân thông Việt hải ngoại trong thời Tin Học; Truyềøn thông Việt hải ngoại đã làm gì; và khó khăn phiá trước.
Loài Người đang sống trong Thời Đại Tin Học. Không gian được thu hẹp. Trái Đất trở thành xóm nhà; các nước, những người láng giềng. Không gian Tin học nhà cấm quyền khó kiểm soát biên giới. Thời gian thu ngắn lại, tin tức được Tin học chuyển đi với tốc độ tốc độ tranh với anh sáng. Lịch sử chỉ rõ thời đại nào tiến bộ khoa học kỹ thuật lớn cũngđược Loài Người đem áp dụng vào cuộc sống và chiến đấu. Trong những áp dụng qui mô của Tin học vào cả hai lãnh vực sống và chiến đấu là truyền thông thông đại chúng. Đại loại có phát thanh, phát hình, báo giấy, báo điện, trang web, điện thư, mạn đàm trên mạn, gọi chung là dot.com. Máy computer là công cụ làm việc trong sinh sốngï nhưng cũng là vũ khí trong chiến đấu thông qua xa lộ Internet.
Đặc trưng của Thời đại Tin Học là hai xu thế thịnh hành: toàn cầu hoá kinh tế, dân chủ hoá hoàn cầu. Đó là hệ luận tất yếu của Tin Học thu ngắn và hẹp không thời gian và cực tiểu tài liệu quản trị. Toàn cầu hoá kinh tế giúp phát triển công ty siêu quốc gia, phân vùng sản xuất và mở rộng giao thương quốc tế. Dân chủ hoá hoàn cầu giúp Nhân Loại tự do hơn. Theo tài liệu Freedom House, năm 1998 đã có có 81 nuớc hoàn toàn tự do, 57 nước tự do một phần và 53 nước không tự do. Còn về nhân số chỉ còn 39% hoàn toàn mất tư do. So với năm 1980 người ta thấy tiến trình tự do, dân chủ bước những bước dài. Sở dĩ còn tới 39% Nhân Loại hoàn toàn mất tự do, không dân chủ vì nước có dân số đông nhứt hoàn cầu là Trung Quốc vẫn còn là Trung Cộng.
Nước nhà VN của chúng ta cũng còn dưới chế độ CS. Tiến trình dân chủ hoá nước nhà bị trở ngại. Nhưng trong cái rủi nào cũng có cái may. Rủi vì chế độ CS độc tài, 3 triệu người trốn khỏi nước, ra đi tỵ nạn CS, tạo thành một cuộc di tản lớn chưa từøng thấy trong lịch sử Việt. May vì chưa bao giờ trong lịch sử Việt có một số lớn người đi ăn học ở ngoại quốc như vậy. May hơn nữa, hầu hết số người này được ăn học ngay trong lòng văn minh Tây Phương, Tây Aâu, Bắc,Mỹ và Uùc. Nhờ tánh ham học và gia đình, thế hệ thứ hai của lớp người di tản có tỷ lệ tốt nghiệp đãi học cao hơn mức trung bình Mỹ, là 25% so với dân số ( USNCTES, 98 ). Xã hội Tây Phương là xã hội tự do, dân chủ. Tư do, dân chủ tự nó là khắc tinh của độc tài dưới mọi hình thức. Mà hình thức nặng nề, tồi tệ nhứt là độc tài đảng trị toàn diện CS. Trái lại tự do, dân chủ là niềm tin, lý tưởng có tính lịch sử, hiến pháp, luật pháp, văn hoá, xã hội Tây Phương. Hoạt động cho tự do dân chủ là làm việc phù họp với khung cảnh chánh trị, pháp lý, văn hoá, xã hội của Tây Phương và xu thế thời đại.
Sống là sống với người khác nên việc truyền cảm, truyền thông của người Việt di tản với cộng đồng Viêt trong ngoài nước và nước định cư là điều không có không được.. Do nguồn gốc tỵ nạn, do môi trường sống sở tại và xu thế thời đại Tự do, Dân chủ, Nhân quyền là mẫu số chung của truyền thông Việt Hải ngoại. Căn cứ vào những việc truyền thông đã làm, người ta thấy vai trò có 3 nhiệm vụ. Một, đối với cộng đồng Việt hải ngoại, bảo tồn thuần phong mỹ tục và tinh hoa văn hoá Việt, hoà nhập vào dòng chánh nhưng bảo vệ bản sắc dân tộc. Chống hiện tượng đồng hoá mất gốc, vong bản. Củng cố tinh thần và lập trường quốc gia, nhắc nhở từ đâu, vì sao phải bỏ xứ ra đi. Hai, đối với cộng đồng quốc gia trong nước, làm chất men cho bên trong, quốc tế vận bên ngoài cho cuộc đấu tranh chống CS độc tài Hà nội.. Ba, đối với cộng đồng quốc gia sở tại, đi vào dòng chính để tạo sự thông cảm và ủng hộ cho cuộc vận động lịch sử nuớc nhà.

Một phần tư thế kỷ qua, truyền thông tiếng Việt đã làm và làm có kết quả nhờ vũõ khí sắc bén nhứt của truyền thông là chân lý. Chân lý là thành công của Tư do, Dân chủ, Nhân quyền, và là thất bại của CS độc tài. Trong nước, CS Hà nội đánh giá Diễn Biến Hoà bình là mối nguy cho chế độ. Tôn giáo đứng lên đòi tự do. Đồng bào Thượng đứng lên chống kỳ thị, đàn áp. Trí thức già trẻø vùng dậy đòi dân chủ. Người dân ở Bắc, ở Trung, ở Nam vượt qua nỗi sợ hãi đã bị CS đông lạnh ý thức chánh trị và quyền làm người, dấn thân nhập cuộc, biểu tình chống tham nhũng. Đảng viên ly khai chống đảng độc tài, phản dân, hại nước. Ngoài nước cờ quốc gia VN, nền vàng 3 sọc đỏ, tượng trưng cho Tự do, Dân chủ, Nhân quyền, không bị chết theo chế độ VNCH khi bị đồng minh Mỹ bức tử. Dự luật Nhân Quyền VN được Hạ viện ủng hộ với đa số áp đảo. Bị tàn dư Phản Chiến nhận chìm cái này, khoá này, thì cái khác, khoá khác làm laiï. Những thành công tiêu biểu đó dù đa nghi mấy, dù bi quan thế nào cũng phải nói có phần đóng góp nhỏ, lớn của truyền thông tiếng Việt Hải ngoại. Nhỏ như những tờ báo hải ngoại gởi lén về VN bằng cách gói quà về nước. Những cuốn băng, diã nhạc dấu trong va li khi về thăm bà con. Lối sống, sự sống khá sung mãn, số tiền gởi về giúp bà con mỗi năm gần 3 tỷ của Việt Kiều là bằng cớ sống về sư hơn hẳn của tư do, dân chủ đối với độc tài CSû. Những lá thơ, tấm hình gởi bưu điện, những tờ báo online, e mail, những trang web vượt tường lửa CS. Lớn như tiếng nói của các chương trình tiếng Việt của các đài phát thanh quốc tế BBC, RFI, VOA, Á Châu Tư do nghe lén. Ở Tây Aâu, Bắc Mỹ ta xem những thứ đó bình thường vì thừa mứa thông tin, phương tiện quá. Nhưng ở nước nhà chỉ có báo đài của Đảng, những mảnh tin ngoại quốc đó quí hơn đô la Mỹ, hơn dầu thơm Pháp.
Đương nhiên CS phải phản ứng. CS ghi vào ngân sách quốc gia kinh phí dành cho công tác kiều vận. Kinh phí đó chỉ là phần nổi của tảng băng địch vận, trí vận, và tôn giáo vận nằm trong mật phí của các cơ quan tình báo, văn phòng tùy viên quân sự, chánh trị, văn hoá của các sứ quán CS theo quan niệm tổ chức ngoại giao và an ninh chánh trị của CS. Từ đó vai trò truyền thông trong tiến trình dân chủ hoá của Việt Hải ngoại gặp khó khăn trong cộng đồng quốc gia định cư sở tại và trong chính cộng đồng người Việt hải ngoại.
Một, đối với quốc gia định cư khó khăn truyền thông Việt hải ngoại đã, đang gặp là giao lưu văn hoá một chiều, bất bình đẳng. Lấy Mỹ làm thí dụ vì đây là nơi truyền thông người Việt Hải ngoại hoạt động sung mãn nhứt. Sách báo, băng đĩa của CS Hà nội được nhập cảng, bày bán đầy ngoài chợ từ sau khi CS Hà nội mở được an ninh lộ trình bằng Thương Ước Hà nội và Washington. Trong khi đó không có một tờ báo Mỹ, một cuốn sách Mỹ nào lọt qua được con mắt cú vọ, và cây kéo kiểm duyệt của ngành Văn hoá Tư Tưởng CS. Người làm truyền thông bằng tiếng Việt tại Mỹ đại đa số là công dân Mỹ; tác phẩm có lưu ký tại Quốc Hội Mỹ. Tác phẩm viết bằng ngôn ngữ nào đi nữa mà do người Mỹ làm ra, làm tại Mỹ, có cầu chứng bản quyền tại Quốc hội Mỹ, là tác phẩm của Mỹ. Tại sao không được xuất cảng sang VN trong khi VN xuất cảng đầy qua Mỹ. Đó là đề tài cần phải đấu tranh đấu tranh với chánh quyền Mỹ đòi trả lại sự công bằng cho người Mỹ gốc Việt. Nhơn dân Mỹ trong đó có người Việt trả thuế để trả lương cho Bộ Ngoại giao, không phải để Bộ ngồi chờ giải quyết CS Hà nội phản đối các tiểu bang thừa nhận cờ VN trên đất Mỹ. Tại sao hết đoàn văn công này đến đoàn văn công kia của CS Hà nội đi lưu diễn ở Mỹ được, mà không một ca sĩ Mỹ gốc Việt, không một trung tâm băng nhạc, một tờ báo, một đài phát thanh, phát hình nào của người Mỹ gốc Việt được về VN phổ biến văn hoá, nghệ thuật theo ý mình, một cách tự do và có dân chủ. Giao lưu văn hoá một chiều Hà nội ra ngoại quốc, mà không có Ngoại quốc vào Hà nội là bất công, cần phải đấu tranh xoá bỏ. Fairness, công bình là đạo ở đời của Việt lẫn Mỹ.
Hai, đối với cộng đồng người Việt. Nhiều người nói khó khăn là không có đoàn kết, thống nhứt. Cái đó không lo. Mỗi người, mỗi cơ sở có cách suy nghĩ, hành động, làm việc, và tranh đấu riêng của mình. Đa dạng là thuộc tính của tư do, dân chủ. Trong cái đa dạng đó có cái chung. Out of many one. One đó là mẫu số chung Tư Do, Dân chủ. Cái khó khăn thực sự là phương tiện. Trừ các đài lớn như BBC, RFI, Á châu Tư do, VOA, có trợ cấp của Quốc Hội, truyền thông tiếng Việt của người Việt hải ngoại đa số là của tư nhân hay công ty tư. Truyền thông Việt ngữ vẫn còn là truyền thông của người tỵ nạn CS, chân ướt chân ráo. Ta làm bằng truyền thông bằng tiền túi. CS làm bằng ngân sách quốc gia. Truyền thông chúng ta sống nhờ nhiều vào quảng cáo. Vậy khi CS lấy thịt đè người, lấy tiền mua tiên cũng được; thì sao. Giả sử:
1- CS cho người giả dạng quốc gia mướn giá cao làn sóng, manchette báo, liệu các đài, các báo hiện tại của chúng ta còn tiếng nói nữa hay không"
2- CS dồn những quảng cáo của các cơ sở kinh tài nổi chìm, giả dạng kinh doanh của người Việt hải ngoại, vào cho một cơ sở chịu điều kiện làm truyên truyền đen và xám cho CS thì sao. Một triệu đồng không chịu. Mười triệu có xiêu lòng không"
3- Còn thân phận người làm truyền thông sống bằng thù lao. Theo mật lịnh của kinh tài CS, những ông bà chủø đài, chủ báo xiêu lòng và bị kẹt đó tìm cách "cám ơn" những cây viết không muốn bị bẻ cong ngòi sẽ "tránh đâu"" Người làm truyền thông nói chung, ký giả lẫn chủ nhơn chưa có nghiệp đoàn để bảo vệ, hội để giúp đỡ.
Chúng tôi đặt vấn đề nhưng không dám giải đáp. Vì đó là vấn đề tồn vong của truyền thông chân chính của hải ngoại. Làø vấn đề lương tâm đạo đức và chứùc nghiệp của người làm truyền thông. Là nghĩa vụ của một công dân, của một đồng bào ở ngoại quốc đối với Tổ Quốc đang bị nhuộm đỏ và 80 triệu đồng bào trong nước đang bị tước đoạt tự do, dân chủ, nhân quyền. Xin dành quyền trả lời lại cho mỗi một người làm truyền thông chúng ta. Và đó có lẽ cũng là lý do để anh chị em truyền thông đến với đại hội này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.