Hôm nay,  

Con Nuơi Gốc Việt Về Nguồn Lập Mạng Lưới Quốc Tế

21/08/200000:00:00(Xem: 3913)
OTTAWA (KL) - Theo tin Courtney Challos viết cho báo Tribune, các người con nuôi gốc Việt đang truy nguyên để tìm về cội.

Khi còn là đứa bé Việt Nam mới được tám tháng, thiếu dinh dưỡng, Adam Jackson đã rời xa Việt Nam cách đây 25 năm với tờ giấy khai sinh trong có tên cha vô danh, ngoài ra không có giấy tờ gì cả. Tại gia đình nhà cha mẹ nuôi, Adam Jackson chỉ tìm thấy một số ít giấy tờ phác họa sơ về thân thế của mình với chiếc vòng mang Lê Trung Tín. Vòng mang tên Lê Trung Tín do viện mồ côi gắn vào cổ tay làm dấu để giao cho một gia đình Hoa kỳ đã nhận Tín làm con nuôi.

Cho tới gần đây, cư dân của Naperville chẳng hiểu gì về biến cố tháng tư 1975 tại Việt Nam, ngày chế độ Saigon bị sụp đổ, cũng là ngày bé Lê Trung Tín với khoảng 2000 trẻ mồ côi Việt Nam được phi cơ chở sang Hoa kỳ trong cố gắng cuối cùng để di tản các em không cha, không mẹ ra khỏi cái tổ quốc khốn nạn bị phân hóa vì chiến tranh.

“Tôi là ai đây, cái ai đây mới thực sự có ý nghĩa đối với con người tôi ngày hôm nay. Cái ai đây hình như có vẻ xa lạ đối với thằng tôi,” theo như lời của Jackson, huấn luyện viên môn bóng rổ nhiều triển vọng của trường cao đẳng North Central College của Naperville.

Đây thực sư là mối tình cảm của nhiều người giống như Jackson, nhưng anh mới tìm đuợc 20 người để làm bạn. Tất cả những người bạn này của Jackson đều gốc Việt Nam, họ đã được các gia đình của hội Operation Baby Lift nhận làm con để nuôi. Họ hiện nay đang tìm cách bắt lại cái nhịp cầu của quá khứ với hiện tại và tìm hiểu cái di sản đau thương mà họ đã bỏ qua gần hết cuộc đời.

Có những người trong số các con nuôi này đã tụ họp với nhau ngày thứ bẩy tại O’Hare Hilton để lập ra mạng lưới vô vị lợi để họ đoàn kết với các con nuôi khác, cùng nhau tìm lại cha mẹ của họ tại Việt Nam.

Ngày thứ sáu, một số đã đợi thêm các bạn mới tới, họ đã để thời gian mặc sức trôi mau, họ lật cho nhau xem từng cuốn album có hình của họ, họ bàn tính làm chuyến đi thăm Việt Nam tương lai và chia sẻ với nhau chút chua chát hay chút ngọt bùi của dĩ vãng.

Cũng có một mạng lưới giống như thế do sáu đứa con nuôi hiện đang sinh sống tại Úc đã lập ra, cả hai nhóm này hoạch định hùn tiền nhau để mở mạng luới liên lạc rộng hơn. Để đánh dấu 25 năm cuộc không vận các bé tí VN được nhận làm con nuôi quốc tế, các cơ quan đã giành chỗ cho các đứa con nuôi này cùng với các gia đình bảo dưỡng cùng nhau đoàn tụ lại vào mùa xuân này tại Colorado và Maryland. Cuộc đoàn tụ này đã có cả hàng trăm người con nuôi quốc tế tham dự.

“Chúng tôi có được sự liên lạc với nhau ngay. Chúng tôi kể cho nhau nghe đủ các chuyện, có cái chuyện chúng tôi giống nhau là chúng tôi đã cảm thấy mình khôn lớn,” theo như lời của Jackson, đứa con trai đất Việt, làm con nuôi quốc tế, đã từng sống và lớn lên trong gia đình của cha mẹ nuôi, một gia đình hạ sinh hai đưa con gái, nhận nuôi thêm hai đứa em trai gốc Hoa kỳ da đen.

Mặc dầu cha mẹ nuôi của Jackson đã cố tình khơi lại cội rễ của anh khi anh còn nhỏ, bằng cách đưa anh thăm các bảo tàng viện và mua cho anh những cuốn sách viết về cuộc Chiến tại Việt Nam, Jackson đã cho biết, anh không thấy thích thú về chuyện này.

“Những thứ đó không thuộc loại cho tuổi thơ. Tôi toàn nghĩ chuyện chơi bóng rổ và bóng chầy. Ngoài ra tôi còn bận chơi với chiến binh ‘GI Joes’ và hoá biến nhân ‘Transformers’ bằng plát-tic,” theo như Jackson đã cho biết.

Cảm giác này cũng xẩy ra giống như thế đối với Kelly Jackson, 25 tuổi tại Seattle. Kelly Jackson là đứa bé gái còn sống sót trong chuyến bay C-5, Galaxy của Không quân Hoa kỳ, chở các em bé mồ côi đã bị gặp nạn tại Tân Sơn Nhứt hồi tháng tư 1975. Chiếc C-5 gặp tai nạn đã làm 144 em bị tử thương và có tin đồn do tờ Star Stripe đã cho loan tin như thể tai nạn của chiếc máy bay này là do bàn tay lông lá chống đối vụ đưa các em mồ côi Amerasian vào đất Hoa kỳ.


Kelly Jackson không có họ hàng hay bà con gì với Adam Jackson, cô cho biết cô không nhớ chuyện máy bay gặp tai nạn và cũng không để ý tới nó cho tới gần đây cô mới được biết nơi sinh ra cô, chính là Việt Nam.

Cô Jackson khi sinh ra được mang tên là Thị Ánh Tuyết, ông phường trưởng đã không ghi tên họ người mẹ hay người cha, cô cho biết: “Tôi chỉ muốn là người Hoa kỳ. Tôi muốn được thích hợp như những nguời Hoa kỳ khác. Tôi thiệt sự không hiểu tại sao.”

Thiệt quả quá dễ dàng để cho người ta trở thành tha nhân. Chỉ vì khi những đứa con nuôi đi tìm cái người khác hẳn với cha mẹ nuôi của họ và họ đã cảm thấy khoan khoái khi họ tìm được những người cùng cảnh.

Tuấn Schneider tại Minneapolis đã cho biết, anh đã lớn lên và ấp ủ một mối hận lòng: “Tôi không biết tới những người khác đã nhẩy ngay vào cuộc đời tư của tôi và làm chuyện lố bịch vì tôi khác mầu da.” Khi lên 9 hay 10 tuổi già đó, lỏi tì Tuấn đã lục soát hộc tủ của cha mẹ nuôi và tìm thấy những bức hình, các giấy khai sinh và hình chụp phổi bằng quang tuyến X của Tuấn khi còn là một đứa bé Việt Nam sơ sinh.

Những thứ này đã cho Tuấn biết, mẹ ruột của Tuấn phải bỏ Tuấn vì không nuôi nổi bốn đứa con lớn và bà ta còn bị mù. Chồng bà đã chết, không được người thân thích giúp đỡ. Tuấn đã cho biết, những thứ đó đã làm Tuấn nổi cơn điên và muốn đốt quách tất cả những tàng tích đó đi trước khi mẹ nuôi đem cất đi.

Tuấn năm nay được 25 tuổi, Tuấn được nuôi chung với một em gái gốc Đại Hàn, anh cho biết: “Tôi đã cảm thấy tôi không thuộc về đâu cả, không chằng, không rễ, hoàn toàn thiếu tình thương như so sánh với các trẻ em khác. Tôi chỉ còn nhớ suốt cả cuộc đời của tôi toàn là những chuyện bị trêu trọc.”

Tuấn còn những hối ức về đám khán giả chửi anh theo lối kỳ thị trong lúc chơi đá banh tại Wisconsin cho đội banh Edgewood College. Người huấn luyện viên đã không chống đỡ cho anh, còn các đồng đội đã loại anh ra ngoài và nói với anh bỏ qua chuyện này đi, theo như Tuấn đã cho biết.

Nét đau khổ hiện ngay trên mặt Tuấn, giọng Tuấn hằn hộc khi kể chuyện mình. Nhưng thái độ của Tuấn thay đổi ngay khi nói chuyện vãn với các người bạn mới nằm trong cùng hoàn cảnh.
Tuấn Schneider hay là anh chàng Nguyễn Ngọc Tuấn, anh đã nói: “Các người con nuôi khác là những người bạn thân thiết của tôi. Sự giận dữ của tôi không còn nữa.”

Hầu như tin chắc, các thanh niên đứng tuổi này đều tự nhận là người Hoa kỳ hay những cư dân của những nước mà họ đã được chấp nhận. Nhưng cái ghê tởm của chiến tranh Việt Nam vẫn còn ám ảnh họ. Mặc dầu các người con nuôi này chỉ hiểu chút ít, nhưng họ đã được nghe nhiều về những đau khổ, những quằn quại đã ảnh hưởng tới những thân thích của họ hay ít ra cũng có số dưỡng tử đã chứng kiến những cảnh đó và hãy còn nhớ mang máng.

“Đã nhiều năm rồi, nền văn hóa của chúng tôi bị cuớp đoạt, chúng tôi đã bị mất gia đình và những gì gọi là văn hóa của Việt Nam,” theo lời của Indigo Williams, 26 tuổi, một người làm con nuôi cho một gia đình tại Úc, người đã có công lập ra mạng lưới ‘Adopted Vietnamese International’. (Con Nuôi Việt Quốc Tế)

Nhờ những cuộc hội nghị vào ngày thứ bẩy, hai nhóm con nuôi mới đây đã lập được Internet, từ nay các đứa con nuôi gốc Việt có thể tiếp xúc và chia sẻ chuyện vui buồn với nhau trên mạng lưới.

Chris Brownlee, 25 tuổi đã đến Hoa kỳ bằng máy bay cách đây 25 năm, cùng chuyến bay với Adam Jackson, anh cho biết, cái quan trọng là phải giữ tình bạn và tìm gặp cho được những người con nuôi Việt Nam khác.

“Chúng ta không công bố sứ mạng. Chúng ta cũng không đặt các chủ đích. Chúng ta nên biết rằng chúng ta cần phải giữ liên lạc với nhau thường xuyên,” theo như Brownlee tại Massachusetts đã tuyên bố.

Bài ca của Phạm Duy, một lần nữa trong nhóm người đã bị cách biệt hoàn toàn về ngôn ngữ, cũng như thân tộc của họ đã vọng lên tiếng gọi của Việt Nam:
Việt Nam, Việt Nam nuớc tôi.
Việt nam, tên gọi lúc chào đời.

Chúc những người con nuôi quốc tế này có thể hội nhập vào các cộng đồng của Việt kiều trên khắp thế giới để giảm phần nào nỗi hận lòng vì thời thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.