Hôm nay,  

Bảo Lãnh Thân Nhân Cần Biết: Thế Nào Là Gánh Nặng Xã Hội?

19/06/199900:00:00(Xem: 7696)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, chỉ có mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Việc tín nhiệm các tin tức trong mục này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý độc giả.
Trong các bài viết trước đây, chúng tôi đã nhiều lần trình bày về vấn đề bảo trợ tài chánh cho các thân nhân, vì đây là một vấn đề làm nhức đầu hơn hết cho những ai đang tiến hành thủ tục bảo lãnh.
Hơn nữa vấn đề bảo trợ tài chánh cũng là lý do bác khước hồ sơ đã được giới chức di trú áp dụng nhiều nhất để từ chối cấp phát chiếu khán di dân (immigration visa) chiếu theo một điều khoản của luật di trú qui định về cái gọi là “gánh nặng xã hội”.
Vậy thế nào là “gánh nặng xã hội”"
Từ năm 1882 luật pháp Hoa Kỳ có qui định là đương đơn có thể bị từ chối cho định cư ở Hoa Kỳ, nếu đương đơn có thể trở thành “gánh nặng cho xã hội”. Nhưng luật di trú không định nghĩa rõ rệt thế nào là gánh nặng xã hội, cho nên hiện nay các “ông di trú” cứ cho rằng hễ người nào lãnh trợ cấp là đương nhiên bị xem như gánh nặng xã hội, để cho giản tiện.
Nhưng trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy, và theo sự phát triển của tổ chức xã hội tại Hoa Kỳ, trợ cấp xã hội năm 1999 dỉ nhiên có nhiều khác biệt và nhất là có nhiều loại trợ cấp hơn là năm 1882 rất nhiều.
Thí dụ như hiện nay ngoài trợ cấp tiền mặt cho các gia đình có con nhỏ, mà chúng ta quen gọi là lãnh oe phe (welfare) còn có rất nhiều trợ cấp khác nữa, như tiền già, tiền bệnh cũng là trợ cấp xã hội, phiếu thực phẩm, phiếu sữa cũng là trợ cấp xã hội, chương trình y tế (medi-cal), chương trình chích ngừa (immunization program) cũng là trợ cấp xã hội, các bữa cơm trưa miễn phí tại trường học cũng là trợ cấp xã hội, chương trình tài trợ tiền nhà (housing), chương trình huấn nghệ, vân.. vân.. cũng đề là trợ cấp xã hội cả.
Vậy thì lãnh trợ cấp nào bị ảnh hưởng đến việc cấp chiếu khán di dân"
Trong tuần rồi chính quyền Clinton đã đưa đề nghị định nghĩa rõ rệt về “gánh nặng xã hội” và loại trợ cấp nào bị xếp vào thành phần gánh nặng xã hội và loại trợ cấp nào không.
Sau đây là bản liệt kê các loại trợ cấp thông thường nhất và loại nào bị quy vào gánh nặng xã hội và có thể ảnh hưởng đến việc bảo trợ tài chánh cho thân nhân:
1-Điều khoản về “gánh nặng xã hội” có tác dụng đối với những người sau đây:
- Những người xin định cư ở Hoa Kỳ,
- Những người xin điều chỉnh quy chế thường trú,
- Những người có thẻ xanh rời khỏi nước Hoa Kỳ quá 6 tháng.
2-Điều khoản về “gánh nặng xã hội” không áp dụng cho các thành phần sau đây:
- Những người đến Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn,
- Những người được cấp quy chế lánh nạn (asylum)
- Những thường trú nhân, kể cả những người xin nhập tịch.
3- Loại trợ cấp có thể bị ảnh hưởng bởi điều khoản “gánh nặng xã hội”, hay nói khác đi, bị liệt vào trường hợp “gánh nặng xã hội”, gồm có :
- Trợ cấp tiền già (SSI)
- Trợ cấp tiền mặt cho gia đình có con nhỏ (CalWorks),

- Trợ cấp cho mượn tiền mặt (tiền G.A, tức General Assistance), và tiền của tiểu bang California cho những người già chưa có quốc tịch (CAPI)
- Trợ cấp cho những người nằm điều trị dài hạn (Long-term institutional care).
Theo luật di trú, những người đã đến Hoa Kỳ và còn trong thời gian thân nhân có trách nhiệm bảo trợ tài chánh, mà trở thành gánh nặng xã hội thì có thể bị trục xuất về bản xứ. Tuy nhiên đương sự có thể tránh khỏi trục xuất bằng cách hoàn lại tiền trợ cấp. Dù chưa hoàn lại tiền trợ cấp đi nữa, đương sự cũng có thể tránh được trục xuất bằng cách nộp chứng minh xác nhận là tình trạng đòi hỏi phải có trợ giúp cần thiết (thí dụ như bệnh tật) đã xảy ra sau khi đương sự đến Hoa Kỳ.
4-Những loại trợ cấp có thể không bị xếp vào điều khoản “gánh nặng xã hội”:
* Trợ cấp y tế (Medi-Cal)
* Trợ cấp khám sức khỏe tại bệnh xá của chương trình y tế công cộng,
* Chương trình y tế gia đình (Healthy families)
* Chương trình chích ngừa miễn phí,
* Trợ cấp phiếu sữa (WIC)
* Trợ cấp ăn trưa tại trường học,
* Trợ cấp phiếu thực phẩm (food stamps)
* Trợ cấp nhà ở (Housing assistance)
* Trợ cấp thiên tai (Emergency disaster relief)
* Trợ học vấn và huấn nghệ.

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI CỦA QUÝ VỊ:
Câu hỏi 1: Tôi có thẻ xanh và bảo lãnh cho con gái tôi ở Việt Nam. Con tôi đã được phỏng vấn, nhưng bị từ chối vì lý do tôi đang lãnh tiền SSI. Vậy theo quy tắc mới, thì con tôi có thể được chấp thuận trở lại không"
Đáp: Xin trả lời là không. Quy tắc này áp dụng cho cá nhân ông, tức ông có khả năng vừa hưởng tiền SSI, vừa hưởng quy chế thường trú. Còn con gái của ông ở Việt Nam phải chứng minh là cá nhân cô ta sẽ không trở thành gánh nặng xã hội sau khi đến Hoa Kỳ, thì mới được cấp chiếu khán. Vì ông là cha và là người đứng bảo lãnh, mà đang hưởng tiền SSI, thì không đủ khả năng về lợi tức để đài thọ đời sống cho con gái của ông, nên cô ta có thể sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Trong trường hợp này, ông cần phải có người phụ bảo trợ tài chánh thì con gái ông mới có thể được chấp thuận.
Câu hỏi 2: Tôi đã bảo lãnh cho em trai tôi và gia đình đến Hoa Kỳ hồi đầu năm nay. Gia đình em tôi có con nhỏ nên có xin được Medi-Cal để đi khám bệnh và điều trị mấy lần bị đau ốm. Nay tôi nghe nói là tôi phải hoàn lại cho Tiểu Bang các tiền chi phí y tế đó. Có thật vậy không"
Đáp: Xin trả là không. Theo quy tắc mới, trợ cấp y tế (chương trình Medi-Cal hay Medicaid) không ảnh hưởng đến giấy bảo trợ tài chánh, mẫu I-864, mà ông đã làm để bảo lãnh cho gia đình em của ông.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM đến 7:30PM và 11:30AM-12PM mỗi trưa Chủ Nhật, trên hai làn sóng 1430AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất, tại Nam California: (714) 890-9933, Bắc California: (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.