Hôm nay,  

Pháo Binh Vnch Giai Đoạn Phát Triển 60-69

30/12/199900:00:00(Xem: 10955)
Trong hai số trước, chúng tôi đã lược trình chiến sử của Pháo binh VNCH trong hai giai đoạn: 1951-1954, và 1955-1959, sau đây là phần lược trình chiến sử của binh chủng Pháo binh từ 1960 đến 1969.

* Thời kỳ 1960-1965:
Như đã trình bày, từ năm 1959, Quân lực VNCH tái tổ chức lại các đại đơn vị, từ 4 sư đoàn Dã chiến và 6 sư đoàn Khinh chiến thành 7 sư đoàn Bộ binh. Theo tổ chức mới, mỗi sư đoàn có 1 tiểu đoàn Pháo binh thống thuộc. Ngoài ra, tại các quân khu, còn có từ 1 đến 2 tiểu đoàn Pháo binh trực thuộc để làm lực lượng trừ bị. Đến gần cuối năm 1960, khi CSBV công khai tiến hành cuộc chiến tranh quấy rối lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã tăng cường lực lượng để đối phó với tình hình. Đến năm 1961, nhằm củng cố và phát triển hiệu năng tác chiến, bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã tái phối trí lực lượng, tăng cường quân số cho các quân binh chủng, phân chia vùng hoạt động cho các đại đơn vị cấp Quân đoàn và Sư đoàn. Riêng với binh chủng Pháo binh, địa bàn hoạt động của các đơn vị cũng được điều chỉnh để phù hợp với tình hình mới và tổ chức mới về lãnh thổ: Pháo binh Quân đoàn/Vùng chiến thuật, Pháo binh Sư đoàn/Khu chiến thuật.

Theo kế hoạch mới, lãnh thổ VNCH được chia thành 3 Vùng Chiến thuật: Vùng 1 gồm các tỉnh của Quân khu 2 cũ-từ Quảng Ngãi đến Quảng Trị; Vùng 2 chiến thuật gồm các tỉnh thuộc Quân khu 3 (thành lập tháng 10/1956 gồm các tỉnh Kontum-Pleiku, Bình Định-Phú Yên) và các tỉnh thuộc Quân khu 4 (Cao nguyên và duyên hải Nam Trung phần, từ Khánh Hòa đến Bình Thuận); Vùng 3 chiến thuật gồm các tỉnh Quân khu 1 (Miền Đông Nam phần), Quân khu 5 (Miền Tây Nam phần) và Quân khu Thủ Đô (Sài Gòn, Gia Định). Mỗi Vùng chiến thuật do một quân đoàn đảm trách, Quân đoàn 1 (Vùng 1 Chiến thuật), Quân đoàn 2 (Vùng 2), Quân đoàn 3 (Vùng 3). Tư lệnh Vùng chiến thuật đồng thời là Tư lệnh Quân đoàn hoạt động tại Vùng đó.

Mỗi Vùng Chiến thuật lại chia thành hai đến ba khu chiến thuật, mỗi Khu Chiến thuật do một sư đoàn Bộ binh đảm trách. Tư lệnh Sư đoàn đồng thời là tư lệnh Khu chiến thuật. Đến cuối năm 1962, lãnh thổ VNCH lại được chia thành 4 Vùng chiến thuật, trong đó có Vùng 4 chiến thuật được thành lập gồm các tỉnh Miền Tây Nam phần, lãnh thổ các Vùng 1, 2 và 3 và các Khu chiến thuật cũng được điều chỉnh lại, do đó vùng hoạt động của các đơn vị Pháo binh thuộc hệ thống Quân đoàn và Sư đoàn cũng thay đổi theo sự phân chia mới.

Trong thời gian từ 1961 đến 1964, đáp ứng nhu cầu chiến trường, một số đơn vị Pháo binh được thành lập thêm, trong đó có tiểu đoàn 1 Pháo binh Thủy quân Lục chiến với 3 pháo đội, trong đó có 1 pháo đội 105 ly, 2 pháo đội 75 ly. Năm 1965, khi một số đơn vị tác chiến và yểm trợ chiến đấu của Lục quân Hoa Kỳ được tăng cường cho chiến trường Việt Nam, các tiểu đoàn Pháo binh VNCH đã nhiều lần phối hợp với các đơn vị Pháo binh Hoa Kỳ để yểm trợ cho các cuộc hành quân của Liên quân Việt-Mỹ. Gần cuối năm 1965, khi binh chủng Nhảy Dù được nâng lên cấp Sư đoàn, tiểu đoàn 1 Pháo binh Nhảy Dù được thành lập do thiếu tá Huỳnh Long giữ chức tiểu đoàn trưởng.

* Pháo binh VNCH giai đoạn 1966-1969:
Trong hai năm 1966, 1967, lực lượng Pháo binh yểm trợ cho các đơn vị bộ chiến đã có mặt khắp nơi, từ cuộc hành quân cấp tiểu đoàn cho đến cấp Sư đoàn. Vào thời gian này, tại mỗi khu Chiến thuật luôn luôn có tối thiểu 2 tiểu đoàn Pháo binh hoạt động.

Năm 1968, binh chủng Pháo binh đã phát triển mạnh, đến giữa năm 1968, tại mỗi Sư đoàn Bộ binh có 1 tiểu đoàn 155 ly, từ 3 đến 4 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly; mỗi tiểu đoàn Pháo binh 105 ly gồm 3 pháo đội (mỗi pháo đội có 6 khẩu đội) yểm trợ trực tiếp cho một trung đoàn Bộ binh trong suốt thời gian hành quân. Về hệ thống điều hành và phối hợp hỏa lực tổng quát tổng quát, mỗi Sư đoàn, đều có bộ chỉ huy Pháo binh, và chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn nhận lệnh trực tiếp của tư lệnh Sư đoàn về các kế hoạch hành quân, yểm trợ hỏa lực...

Về các đơn vị Pháo binh của các binh chủng Tổng trừ bị, trong năm 1968, bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn Nhảy Dù (chỉ huy trưởng: trung tá Huỳnh Long Phi) và tiểu đoàn 2 Pháo binh Nhảy Dù được thành lập. Đầu năm 1969, binh chủng Thủy quân Lục chiến được nâng lên cấp Sư đoàn với 2 lữ đoàn 147 và 258, Pháo binh Thủy quân Lục chiến thành lập thêm tiểu đoàn thứ nhì cùng với bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn. Cũng trong năm 1969, Pháo binh Nhảy Dù thành lập thêm tiểu đoàn Pháo binh thứ ba. Mỗi tiểu đoàn Pháo binh Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến thường được phân nhiệm yểm trợ hỏa lực cho một lữ đoàn.

Ngoài các tiểu đoàn Pháo binh thống thuộc Sư đoàn, tại mỗi Quân đoàn đều có tối thiểu 2 tiểu đoàn Pháo binh làm lực lượng tổng trừ bị. Các tiểu đoàn Pháo binh này nhận lệnh trực tiếp của bộ chỉ huy Pháo binh Quân đoàn.

Cũng cần ghi nhận rằng, vào giữa năm 1968, đại tướng Cao Văn Viên-Tổng tham mưu trưởng QL.VNCH đã cử trung tướng Nguyễn Đức Thắng- phụ tá Tổng tham mưu trưởng đặc trách Kế hoạch phát triển Quân lực VNCH, trực tiếp điều hành chương trình phát triển binh chủng Pháo binh. Khi còn mang cấp đại úy, tướng Thắng là một trong 4 tiểu đoàn trưởng Pháo binh đầu tiên của Quân đội Quốc gia Việt Nam.

* Lược ghi về binh nghiệp của chỉ huy trưởng và 4 tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Pháo binh QL.VNCH

1/ Trung tá Nguyễn Xuân Trang, chỉ huy trưởng Pháo binh:
Trung tá Trang được bổ nhiệm giữ chức vụ thanh tra kiêm chỉ huy trưởng Pháo binh từ tháng 3/1955 (thời gian này, văn phòng thanh tra Pháo binh vừa được thành lập, còn bộ chỉ huy Pháo binh đang trong giai đoạn hình thành, đến cuối năm 1955 mới chính thức hoạt động). Trung tá Trang đã giữ chức chỉ huy trưởng Pháo binh liên tục hơn 10 năm và lần lượt được thăng đại tá thực thụ (1963), chuẩn tướng (tháng 8/1964). Rời binh chủng Pháo binh, tướng Trang giữ chức vụ tham mưu phó Nhân viên cho đến năm 1975, cấp bậc cuối cùng: thiếu tướng (1968).

2/ Thiếu tá Bùi Hữu Nhơn, tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 1 Pháo binh:
Giữ chức tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 Pháo binh vào tháng 10/1954. Thăng trung tá năm 1955 và rời binh chủng Pháo binh. Từ năm 1956 đến 1969, ông đã lần lượt thăng đại tá thực thụ (1963), chuẩn tướng (tháng 5/1964), thiếu tướng (tháng 11/1964), và giữ nhiều chức vụ quan trọng như: tư lệnh phó, xử lý thường vụ tư lệnh Đệ Tam Quân khu (1956-1957), tư lệnh Sư đoàn 21 (1963) tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ binh (tháng 2-3/1964), chỉ huy trưởng Trường Bộ binh Thủ Đức (lần thứ nhất tháng 4 đến tháng 10/ 1964, lần thứ 2: tháng 12/ năm 1966 đến giữa năm 1967), Tổng cục trưởng Tiếp vận (tháng 11/1964- giữa năm 1966), Tham mưu trưởng Liên quân Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH (1966), phó chủ tịch Ủy ban Điều hành Quốc tế Quân viện (từ giữa năm 1967, sau khi thôi giữ chức chỉ huy trưởng trường Bộ binh lần thứ hai).

3/ Các đại úy Nguyễn Đức Thắng, Nguyễn Xuân Thịnh, Lâm Quang Thi: tiểu đoàn trưởng đầu tiên của các tiểu đoàn 2, 3, 4:
- Đại úy Nguyễn Đức Thắng: tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Pháo binh, thăng thiếu tá năm 1955; từ năm 1956 đến 1968, thăng trung tá, đại tá (1961), chuẩn tướng (tháng 8/1964), thiếu tướng (11/1965), trung tướng (5/1968) và lần lượt giữ các chức vụ: chỉ huy phó Liên trường Võ khoa Thủ Đức, tư lệnh Sư đoàn 1, Sư đoàn 5 BB, Trưởng phòng 3 Bộ Tổng Tham mưu, Tổng trưởng Xây dựng Nông Thôn, Tổng tham mưu phó đặc trách Địa phương quân, Nghĩa quân, tư lệnh Quân đoàn 4, Phụ tá Tổng tham mưu trưởng. Đầu thập niên 70, xin nghĩ dài hạn không lương trong 5 năm để hoàn tất chương trình cử nhân và cao học Toán.
- Đại úy Nguyễn Xuân Thịnh: tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo binh; thăng thiếu tá 1955. Rời binh chủng Pháo binh, thăng trung tá, đại tá (1963), chuẩn tướng (11/1964), thiếu tướng (6/1968), lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh, tư lệnh phó Quân đoàn 3, tư lệnh Sư đoàn 25 BB (thăng trung tướng vào đầu năm 1972 khi đang giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn này); chỉ huy trưởng cuối cùng của binh chủng Pháo binh: từ 1972 đến tháng 4/1975 (đã từ trần tại Hoa Kỳ cách đây vài năm)
- Đại úy Lâm Quang Thi: tiểu đoàn trưởng 4 Pháo binh; thăng thiếu tá 1955. Rời binh chủng Pháo binh, thăng trung tá, đại tá (1964), chuẩn tướng (1966), thiếu tướng (6/1968), trung tướng (1971), lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: tư lệnh Sư đoàn 9 (1965-1968), chỉ huy trưởng Trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt (1968 đến tháng 5/1972), tư lệnh phó Quân đoàn 1 kiêm tư lệnh Tiền phương của Quân đoàn này tại Trị Thiên (từ 1972 đến tháng 4/1975). (Biên soạn dựa theo tài liệu của Khối Quân sử/Phòng 5/Bộ Tổng Tham mưu QL.VNCH, chiến sử của Sư đoàn Nhảy Dù và Sư đoàn Thủy quân Lục chiến, một số bài viết trong KBC.

* Bổ sung về phần trình bày trong số báo ngày Thứ 4/29 tháng 12/1999:
Do sơ suất về kỹ thuật, nên trong phần cuối của bài viết đã sót một hàng, chúng tôi xin ghi lại đầy đủ như sau: đến giữa năm 1970, các Vùng chiến thuật lại cải danh thành Quân khu. Xin thành thật cáo lỗi bạn đọc.

Kỳ sau: Pháo binh VNCH trong giai đoạn 1970-1975.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.