Hôm nay,  

Báo Mỹ: Đỗ Mười Cản Thương Ước, Dân Việt Khổ Thêm

16/11/199900:00:00(Xem: 5177)
WASHINGTON (VB) - Vì sao Hà Nội không chịu ký thương ước Việt-Mỹ" Theo tuần báo Business Week, bởi vì một ông cụ 82 tuổi đứng chận đường, và người này lại là Đỗ Mười. Trong khi đó, theo tờ Diễn Đàn, Paris, được trích bởi phóng viên Trần Tri Vũ trên Đài Little Saigon Radio, thì thương ước bị Đỗ Mười và Lê Đức Anh chận lại.
Theo ký giả Sheri Prasso của Business Week, Việt Nam sẽ cực kỳ tai hại vì không chịu ký thương ước, một bản văn mà hai nước đã đồng ý trên nguyên tắc hồi mùa hè. Lúc đó Tổng Thống Clinton và Thủ Tướng CSVN Phan Văn Khải đã tính ký thương ước trong phiên thượng đỉnh APEC tháng 9 tại Tân Tây Lan, rồi sau đó sẽ đưa phê chuẩn bởi Quốc Hội CSVN và Hoa Kỳ, điều kể như chắc chắn xong.
Tới phút chót, Khải hủy bỏ buổi lễ ký kết với Clinton, nói là bị Bộ Chính Trị kỳ đà cản mũi. Các thương thuyết gia Hoa Kỳ gãi đầu bứt tai. Họ đã được phía VN bảo đảm là xong. Và kinh tế VN hưởng lợi nhiều nhất. Các nhà ngoại giao Mỹ từ Hà Nội đã bảo đảm Washington là chẳng còn gì lo nữa cả. Nhưng từ đó, chỉ có im lặng từ Hà Nội.
Cuối cùng, hôm 11.11 - gần 2 tháng sau màn hủy bỏ buổi lễ ký kết - Mỹ mới nhận được lời yêu cầu là phải thương thuyết lại. Đào Duy Quát, Ban Văn Hóa Tư Tưởng Đảng CSVN, đọc bản văn rằng thương ước “không công bằng cho VN.”
Theo các cuộc phỏng vấn của Business Week với các học giả, chue6n gia VN, và doanh gia Mỹ tại Hà Nội trong 2 tháng qua, chuyện thiệt đơn giản: một ông già không biết gì về kinh tế đã nhảy ra cản đường. Cựu Tổng Bí Thư Đảng CSVN Đỗ Mười, một tay bảo thủ 82 tuổi đã về hưu nhưng vẫn ngồi trong Bộ Chính Trị, đã đưa ra lời phản đối đơn độc. Bởi vì VN ưa màn đồng thuận, nên một tiếng nói cũng đủ chận lại thương ước. Robert Templer, học giả tại Đại Học UC Berkeley và là tác giả một sách mới về VN nhan đề “Shadows and Wind,” nhận xét, “Nếu bạn không có đồng thuận về mọi thứ, tiến trình phải khựng lại.”

Đỗ Mười từng là Bộ Trưởng Xây Dựng thập niên 1960s, nên có nheìu quan hệ với những kỹ nghệ có thể thiệt thòi khi thực hiện thương ước - những công ty quốc doanh, hầu hết đều đang thua lỗ và phải nhờ bao cấp nhà nước mới đứng được. Sau khi các điều khoản thương ước được phổ biến trong giới lãnh đạo, sự chống đối từ các khu vực kỹ nghệ mới tăng, và cuộc vận động kéo lùi thương ước mới bắt đầu.
VN còn mối lo khác, cũng theo Business Week. Đó là chuyện Hoa Lục gia nhập WTO. VN nhìn Trung Quốc như đàn anh vĩ đại, và thương ước Mỹ-Việt sẽ bị xem như chọc giận đàn anh Bắc Kinh.
Bây giờ thì VN đòi bàn lại thương ước, các nhà ngoại gioa Mỹ nói là khó mà có sớm sủa được thương ước. Bởi vì năm tuyển cử 200 tại Hoa Kỳ.
Trong lúc đó thì VN sẽ khốn khổ. Mức tăng kinh tế chỉ bằng phân nửa trước khi có khủng hoảng Á Châu năm 1997, và thất nghiệp đang vượt qua mức 20%. Chấp thuận đầu tư quốc tế đã sụt dưới 1 tỉ đô năm nay, so với 9.2 tỉ năm 1996. Xuất cảng sụt thê thảm nữa. Templer nói, “Thế hệ mấy lão già này không muốn phiêu lưu, và họ do dự trước việc thay đổi triệt để.”
“Không may cho Việt Nam, nghĩa là còn thêm nhiều năm kinh tế gian nan,” đó là kết luận bản tin của Business Week.
Trong khi đó, phóng viên Trần Tri Vũ từ Paris cho biết là báo Diễn Đàn, cơ quan ngôn luận của nhiều trí thức từng nhiều năm thân cận với Hà Nội, cho biết 2 người ủng hộ thương ước mạnh mẽ là Phan Văn Khải và Nguyễn Mạnh Cầm. Nhưng tiến trình bị cản bởi 2 lãnh tụ cao niên: Lê Đức Anh và Đỗ Mười.
Báo này cho rằng đó là bất hạnh cho VN, bởi vì Cam Bốt nhờ thương ước với Mỹ mà trong vài năm đã tăng gấp 50 lần hàng xuất cảng vào Mỹ.
Theo một quan sát viên tại Quận Cam, tình hình này còn thê thảm nữa, sau khi Mỹ-Hoa vừa ký thương ước cho Bắc Kinh vào WTO gấp hôm Thứ Hai. Bởi vì như vậy là VN bỏ trống hẳn thị trường Mỹ cho hàng Hoa Lục vào, và chỉ trễ vài tuần thì VN không cách nào giành được chỗ an toàn trước đối thủ xuất cảng khổng lồ như Trung Quốc tại các chợ Á Châu ở Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.