Hôm nay,  

Làm Gì Khi Con Bạn Quá Bận Vì Học Và Hoạt Động Khác?

08/11/200300:00:00(Xem: 9398)
Trẻ em hiện nay bận rộn không thua gì người lớn. Phần lớn các em rơi vào tình trạng "quá tải"/ "overscheduled", nào là homework, đi học thêm, học nhạc, học các môn thể dục thể thao ... Hầu như nhiều em không còn một chút thì giờ "quỡn" nào cả.
Một thời khóa biểu quá tải như vậy có thể sẽ làm cho con của bạn sống trong tình trạng căng thẳng (stress), vì lúc nào cũng phải gấp rút làm cho xong việc này rồi lại lao đầu vào việc khác.
Sau đây là một số dấu hiệu cho biết là các em đang bị căng thẳng quá độ: nhức đầu, đau bụng, hay khóc vì những chuyện không đáng kể, luôn cảm thấy mệt mỏi, hay bực dọc, không còn cảm thấy thích thú làm những việc mà các em vốn rất ưa thích, hay than phiền, hay gây gỗ...
Không những gây ra tình trạng căng thẳng quá độ, học và làm nhiều việc quá còn làm cho các em mất đi những sinh hoạt quan trọng của tuổi thơ, ví dụ như:
• Giờ chơi đùa và khám phá bản thân mình: các em không có thời giờ chơi đùa, không còn giờ để làm những việc như viết, đọc, vẽ, bày trò chơi theo ý thích của mình. Các em cũng không có giờ để suy nghĩ, mơ mộng, khám phá thế giới chung quanh. Điều này có thể làm cho óc sáng tạo của các em bị thui chột. Các em không có cơ hội để biểu hiện và phát triển ý thích và cá tính của chính mình.
• Tình cảm gia đình: các em quá bận rộn không có thời gian tiếp xúc, gần gũi, chơi đùa với những người thân trong gia đình, như ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng thân thuộc. Tình cảm gia đình của các em sẽ không được phát triển đúng mức.
Các bậc cha mẹ nên làm gì"
Khi nhận thấy con của bạn có dấu hiệu căng thẳng quá độ, hay là thấy đời sống gia đình của bạn có quá ít những lúc quây quần đầm ấm vì con của bạn cứ phải "chạy show" suốt ngày, bạn cần phải xem xét lại thời khóa biểu của con bạn.

Không cần phải bỏ hết tất cả những lớp học thêm, những hoạt động ngoài giờ. Thật ra, những hoạt động này cũng đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Ví dụ như hoạt động thể dục thể thao giúp cho trẻ em tự tin hơn, có kết quả học tập cao hơn, và giảm bớt nguy cơ nghiện rượu và thuốc khi các em đến tuổi thiếu niên.
Bạn chỉ nên xem xét lại và "cắt tỉa" bớt thời gian con bạn tham gia vào các hoạt động ngoài giờ. Để ý hơn vào việc xây dựng tình cảm cha-con, mẹ-con đậm đà với con của bạn, chứ không nên chỉ làm ... tài xế, đưa con bạn đi học hết nơi này đến nơi khác.
Để giảm bớt một hoạt động ngoài giờ của con bạn, bạn có thể thực hiện những bước sau đây:
1. Nói chuyện với con bạn, giải thích cho các em hiểu là thời khóa biểu của các em đã bị "quá tải", và cần phải bỏ bớt đi một hoạt động để có thì giờ cho những việc khác có ý nghĩa hơn. Cho phép con bạn tự lựa chọn một hoạt động nào đó. Con bạn có thể đồng ý, có thể phản đối, không chịu bỏ đi một hoạt động nào cả. Dù cho các em có đồng ý hay phản đối, bạn cũng phải "giữ vững lập trường", bắt buộc các em phải bỏ đi một hoạt động ngoài giờ.
2. Liên lạc với thầy/cô phụ trách những hoạt động ngoài giờ và nhờ họ thuyết phục các em, nếu như các em nhất định không đồng ý với bạn.
3. Cho các em thời gian để "say goodbye". Ví dụ như hoạt động mà bạn muốn các em phải "nghỉ việc" là việc tham gia một đội thể thao hay đội nhạc, hãy để cho các em được tham gia một trận đấu hay buổi biểu diển cuối cùng. Nếu các em có bạn bè trong những đội này, khuyến khích các em giữ liên lạc với bạn bằng những cách khác.
4. Sau khi đã có chỗ trống, nhớ đừng tìm một hoạt động khác thế vào. Hãy để khoảng thời gian đó là khoảng thời gian mà con của bạn "do nothing/không làm gì cả".
Mong là bài viết này giúp ích phần nào cho các bậc cha mẹ trong việc dạy con và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Nguyễn M. Hà
Source/Nguồn: theo tạp chí Tâm lý ngày nay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.