Hôm nay,  

Hoa Lục Có Tội Phá Môi Sinh: Đắp Đập,tát Cạn Sông Mekong

04/04/200400:00:00(Xem: 4403)
HONGKONG (KL) - Bài viết dưới đây do ông Tony Henderson cho đăng trên diễn đàn tự do của tạp chí Asia Times trực tuyến với hy vọng để cho mọi người góp ý kiến. Ông Tony Henderson là phát ngôn viên của Hiệp hội Nhân văn tại Hong Kong.
Trung quốc chỉ nghĩ tới việc dùng mìn phá và cho bạt con sông Cửu Long to lớn chảy từ phần đất thấp của Trung quốc để đi vào các quốc gia như Miến Điện, Lào và Thái Lan.
Trung quốc lên tiếng việc nổ mìn phá sông là giúp cho các quốc gia nằm dọc ven sông Cửu Long được hưởng lợi kinh tế trong thời gian sau này.
Nhưng thực tế , dự án này của Trung quốc không dọn đường để cho có thực nhiều tiền bạc suôi theo dòng sông để đi vào tất cả các quốc gia nằm nơi hạ lưu của sông này.
Thực ra những mối bang giao sáng lóe của Trung quốc đối với các quốc gia nằm nơi hạ lưu Cửu Long chỉ cho thấy tiền bạc và hàng hóa đang đi sai hướng.
Tiền bạc đã không suôi theo dòng sông để đổ vào Miến Điện, Lào và Thái Lan; người ta chỉ thấy có hàng hóa của Trung quốc đang ngập các quốc gia này.
Tiền bạc ấy hiện nay đang trôi ngược dòng sông Cửu Long để vào Trung quốc.
Theo tiến trình khơi sâu và đặt mìn phá các khúc sông cạn có lợi cho sản xuất, Trung quốc đã làm ngơ trước các quyền lợi của dân chúng và các quốc gia nơi hạ lưu Cửu Long và trước những thực trạng môi sinh quan trọng đang bị xáo trộn như nước và cuộc sống sinh dã. Tiến trình này là cả một ách tắc có ảnh hưởng lâu dài sau này.
Trung quốc hiện giờ đang tìm kiếm các thị trường cho cái khả năng chế xuất khổng lồ, một khả năng vừa mới nhen nhúm chìm trong cái nền kinh tế Trung quốc đang phát triển phải phụ thuộc vào giá lao động rẻ mạt.
Ngay như nền công nghiệp may mặc của Bangladesh cũng không có thể nào cạnh tranh nổi truớc những ảnh hưởng của giới công kỹ lấy thương truờng làm đầu để chuyển đầu tư vào vùng đất mới, nơi dân chúng đang đói việc làm và sẵn sàng mang thân sắp hàng dọc để xin việc làm và lấy sức lao động ra làm sinh kế.
Không trách giới lao động được, đó là hiện tượng Trung quốc đang tự uốn mình vào nền kinh tế tương lai theo điềm báo trước là xã hội Trung quốc sẽ có cuộc biến loạn.
Về cơ bản, nếu trong 30 năm nền kinh tế Trung quốc không đãi ngộ giới nông dân, hạ tầng cơ sở của Trung quốc sẽ đi đứt, lúc đó công việc chế xuất cũng tìm đường lỉnh nơi khác - các tay biết trồng trọt và các nguồn tài nguyên cũng biến mất luôn.
Tới thời điểm này, cái truyền thống cũng như lề lối sống, những cái gọi là văn hóa Trung quốc, đã dựng lên từ biết bao nhiều đời sẽ trở thành bất lực để phát sinh sáng kiến mới.
Một thí dụ tương tư tại quốc gia nằm phía Tây của Trung quốc, nơi mà chính phủ Ấn Độ không để mắt tới Bangladesh nằm nơi hạ lưu của sông Hằng (Gange) .
Hậu quả của hạ lưu sông Hằng : Đói kém, nước mặn xâm nhập khi nhánh phía Tây của sông Hằng nơi hạ lưu bị khô cạn.
Dân chúng trong những vùng hạ lưu này như dân Biharis nằm sát nách Ấn Độ đang đau khổ về nước cạn và lũ lụt vì chính quyền Tân Đề Li cố tình gây ra để kiểm soát một cách vụng về.
Cũng như Trung quốc đang cỡi đầu các quyền lợi của Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và Việt Nam nằm theo hạ lưu Cửu Long.
Các quốc gia này đều biết những báu vật của sông Cửu Long, nhưng sau này báu vật ấy không còn nữa.

Không phải chỉ những con cá heo loài Irrawaddy thân thương với dân Lào đang biến mất đi mà chính dân Lào vốn sinh sống nơi ven sông Cửu Long đã bị ảnh hưởng. Việc xây đập và dùng mìn công phá đã làm loài cá bị tận diệt. Thức ăn chính của loài cá sống trong sông Cửu Long là loài dong rêu sinh sôi rất nhanh tại các thác nước, và cá còn tới các khúc sông nông, những nơi nước tụ để đẻ trứng, sinh sôi và nẩy nở.
Con cá da trơn Paa Beuk không còn sinh sản được nữa, vì chúng cần dòng nước trong và sạch vào lúc mùa khô.
Dân cư nơi hạ lưu Cửu Long sống nhờ vào cá, cá là thực phẩm hàng ngày của họ, có nghĩa là học không có cách nào sống khi nền kinh tế vĩnh viễn nằm mấp mé vực thẳm.
Nói cho gọn, tiền bạc đang đi tới những khu vực kinh tế mới nhô lên và bỏ các người làm ra thực phẩm, sống dở và chết dở. Không những thế, dân chúng nông thôn có thể rời bỏ đất đai để mưu sinh, tránh nạn môi sinh trong vùng bị xáo trộn. Việc khai quang còn làm cho hàng triệu người trong vùng đi tỵ nạn kinh tế. Vậy tiền bạc ấy đã đi về đâu "
Trên con sông Cửu Long, luồng nước thay đổi, mực sông và lưu luợng cũng thay đổi, mùa mưa nước lũ xoáy như cơn lốc, các cũng chẳng còn có nhiều để mà bắt, vận chuyển trên sông trở nên khó khăn, nước lụt tràn vô vườn trồng rau,soi mòn bờ sông phì nhiêu. Tất cả các yếu tố này đã ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống của dân chúng vì chẳng có con ma nào chịu bồi thường.
Song nếu như chính quyền Bắc Kinh thực tình nhìn xa và đưa ra cái viễn ảnh rộng hơn nữa, con sông Cửu long có thể được cứu thoát khỏi cảnh khơi phá như đã hoạch định. Cộng đồng quốc tế đã thiết lập ra các nguyên tắc để vận dụng các dòng sông quốc tế. Luật soạn ra để vận dụng dòng sông quốc tế đã căn cứ vào công ước năm 1997 của Liên Hiệp Quốc, dựa vào bộ luật cho xử dụng các dòng sông mà tầu thuyền không đi lại được (Non-Navigational).
Thí dụ như Hội đồng Sông Indus thành lập năm 1960 giữa Aán Độ và Pakistan đã cổ súy sự cộng tác trên dòng sông này, mặc dâu giữa hai quốc gia này này đang chiến tranh với nhau và có vấn đề chính trị rối mù.
Uỷ ban Sông Cửu Long thành lập năm 1957 giữa các quốc gia nằm dọc ven sông như Thái Lan, Cao Miên, Việt Nam và Lào đã hoạt động rất chân tình truớc nay mặc dầu có những vần đề trong vùng bị tàn phá. Song hiện giờ, chức năng của uỷ ban này đã bị bỏ lửng.
Aán Độ khước từ để đàm phán chân thành với Bangladesh, Nepal và Bhutan về việc vận dụng thượng lưu của sông Hằng mặc dầu có sự thỏa thuận quốc tế về sự hợp tác của các quốc gia dọc ven sông này; Trung quốc cũng khước từ việc cộng tác với các quốc gia nằm dọc ven sông Cửu Long.
Cái can thiết cho sông Cửu Long là việc phân phối quyền hưởng lợi đồng đều. Cái quan niệm này đã thành công ở những nơi khác trên thế giới nhưng xem ra rất khó nói trong quyền xử dụng ngang nhau hay phân chia dòng sông.
Sáng kiến này liên quan tới việc phân phối quyền hưởng lợi dòng nước như thuỷ năng, việc trồng trọt, việc phát triển kinh tế, vẻ đẹp cốt cách hay việc bảo vệ hệ thống thuỷ sinh được hiền hòa và lành mạnh, chưa kể tới việc phân phối thủy lưu. Việc phân phối nước thì tuỳ theo quyền cho phép đuợc hưởng có sự thoả thuận của mọi phía; còn việc phân chia dòng sông thì theo phép kẻ thắng với người thua cuộc.
Cơ chế giải quyết mâu thuẫn theo chi tiết là tối cần thiết, vì rằng cuộc tranh chấp vẫn còn tiếp tục ngay sau khi hiệp ước đã được thương luợng và ký kết. Vì vậy cơ chế hợp nhất minh bạch cho việc giải quyết những mâu thuẫn là phần tiên quyết để vận dụng lòng chảo và con sông cho có hiệu lực đài hạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.