Hôm nay,  

Tuy Hoàn Toàn Là Dân Mỹ Nhưng Mọc Rễ Từ Hoa Lục

04/04/200400:00:00(Xem: 4503)
OTTAWA (KL) - Như phần đông đứa trẻ ở lứa 8 tuổi, khi cô bé Meg Garrison nổi giận với bố mẹ, cô bé thường dọa để bỏ nhà ra đi. Bill là cha cô bé, một nhà địa ốc tại Seattle, ông cho biết cô bé có một nơi để đến : "Bé nói: Con bỏ nhà ra đi … để về Trung quốc!"
Bằng cách nào đó, đó là một thái độ quái lạ của tuổi thơ, nhưng nay là một dấu hiệu cho cô bé biết rằng thuở ban đầu cô là một đưá bé mồ côi ở tận bên Trung quốc.
Bé Meg là một trong cả ngàn đứa trẻ, phần đông là bé gái được các gia đình Hoa kỳ nhận làm con nuôi cách nay chục năm. Hiện nay những bé gái côi cút này có một số rất đông được Trung quốc cho để nhận làm con nuôi bất cứ lúc nào.
Năm 2004, số bé gái mồ côi tăng lên cao, Trung quốc bãi bỏ hạn ngạch cho làm con nuôi tại nước ngoài để giải tỏa số đơn đăng ký nhận con nuôi.
Chuyện không có thể nào tránh khỏi, khi các bé gái này khôn lớn, chúng bắt đầu nhìn chung quanh và nêu ra các thắc mắc như tại sao chúng bị bỏ rơi và chúng được nhận làm con nuôi như thế nào, chúng lấy làm lạ về nước da và cái mũi không được cao cho lắm. Công trình khám phá này làm chúng thấy đau khổ, khi chúng đã nhìn thấy cảnh những đứa trẻ được người nước ngoài nhận nuôi trong những thế hệ trước bị đời ngược đãi như thế nào.
Nhưng số trẻ con nuôi từ Trung quốc chuyển hướng nhanh đã tạo ra một hoạt động phức tạp và thiếu tổ chức trong những nhóm người hỗ trơ và trong các khoá học về văn hóa, ngôn ngữ cũng như cả về các sách học.
Các gia đình nhận nuôi các em bé từ Trung quốc có tràn ngập các 'catalog' bán quần áo theo vẻ Trung quốc. Đó là một dấu hiệu chuyển hướng trong cái triết lý trong cộng đồng nhận con nuôi để ép đồng hóa những đứa con nuôi của các gia đình này vào một nền văn hóa khác.
"Mạng lưới này bất ngờ xẩy ra," theo lời của bà Ann Frechette, một nhà nhân chủng học của đại học Hamilton College tại Clinton, N.Y. Bà Frechette còn là chuyên viên về các vấn đề nhận nuôi các bé gái Trung quốc.
Các tập đoàn gia đình được tổ chức xuyên qua danh mục phục vụ trên Internet, qua các đại diện về con nuôi và các tổ chức như "Families with Children from China". Một số tập đoàn gia đình đã rủ nhau sang Trung quốc khi lần đầu tiên họ nhận các bé tí Trung quốc về nuôi.
Các gia đình họp với nhau để mừng những ngày nghỉ lễ của Trung quốc và kỷ niệm ngày sang Trung quốc đón nhận các bé gái. Một số gia đình cũng cho con nuôi học tiếng Trung quốc và gửi vào các trại hè về văn hóa Trung quốc.
Bà Frechette cho biết, chỉ có một phần nào đó được giao tiếp với các đề xuất về sắc tộc. Sự giao tiếp này còn là một việc kết nối tự nhiên. " Giống như một số người rủ nhau chơi 'golf' hay 'tennis' hoặc đi triển lãm về thủ công, các cha mẹ nuôi này họp lại với nhau để tán tụng Trung quốc".
Sức mạnh tùy con số.
Các yếu tố đứng đằng sau cái gai để nhận con nuôi từ Trung quốc đều được theo rõi ở cả hai bờ Thái Bình Dương.
Các bé gái Trung quốc đầy nhóc trong các trại mồ côi tại Trung quốc do hậu quả của việc hạn chế sinh đẻ, theo cổ tục của Trung quốc bé trai sinh ra là cái phước cho gia đình để có người nối giòng. Cả hàng triệu triệu trẻ em mồ côi, hầu hết toàn là các bé gái đã bị bỏ rơi hàng năm tại Trung quốc.
Tính trong năm 1989, tổng số con nuôi nước ngoài mà Hoa kỳ nhân là 8102 đứa bé, trong số này có 201 bé gái Trung quốc. Từ năm 1995 cho tới năm 2003 con số bé tí nước ngoài được Hoa kỳ nhận mỗi năm đều gia tăng, trong số này lượng bé gái từ Trung quốc nhiều hơn cả các quốc gia khác trên thế giới.
Theo năm 2003, tổng số bé tí đuợc nhận làm con nuôi tại Hoa kỳ đã lên tới 21.616 đứa, trong số này bé gái Trung quốc chiếm tới 6.859 cô bé.
Trong khi đó cặp vợ chồng Hoa kỳ nhận con nuôi người nước ngoài cũng vọt lên đều. Hầu hết các cặp vợ chồng đều thuộc thành phần khá giả, hành nghề chuyên môn. Họ dư sức để nhận con nuôi từ nước ngoài để trả chi phí 30 ngàn Mỹ kim cho một bé tí, như các truờng hợp để nhận nuôi các bé tí gái từ Trung quốc.
Từ năm 1989, Trung quốc đã mở rộng cửa để cho nhận con nuôi, có trên 40 ngàn em bé gái Trung quốc được nhận làm con nuôi tại Hoa kỳ, nửa số này đã được Hoa kỳ nhận trong bốn năm gần đây.
Các cha mẹ nuôi tại Hoa kỳ du nhập văn hóa và ngôn ngữ Trung quốc như thế nào cũng đều được cởi mở.
Hai vợ chồng Lynda Kommel và David Browne tại Westport, Connecticut, có ba đứa con, hai đứa con ruột, còn một đứa là con nuôi từ Trung quốc.
Đối với cặp vợ chồng này, các đưá con đều được đối xử công bằng. Một trong hai người trông con nít bán thời gian là dân Trung quốc. Những người này chăm lo cho ba đứa trẻ, hai đưá năm tuổi và một đưá ba tuổi đều được kèm học tiếng Trung quốc mỗi tuần nửa giờ.
"Khi chúng nói chúng không muốn học tiếng Trung quốc, chúng tôi nói là chúng cần phải học tiếng Trung quốc, bởi vì trên thế giới này có cả tỷ người đang nói tiếng Trung quốc," theo lời của ông Kommel, một nhà thông thái uyên thâm, có căn bản chuyên sinh của Trung quốc.
Về mặt khác, không muốn thấy lũ trẻ này chia rẽ với nhau như một bé gái làm con nuôi với hai đưá con ruột, một trai và một gái. " Chúng tôi không muốn đặt chuyện này thành vấn đề," theo như ông Kommel cho biết.

Còn ông Paul Tumarkin cùng với vợ là Joanna Norman đã nhận hai bé gái Trung quốc về làm con nuôi. Ông Tumarkin cho biết: " Từ khi nhận con nuôi sắc thái của gia đình chúng tôi đã thay đổi hẳn".
Khi còn ở Tucson, Arizona, cặp vợ chồng này có kế hoạch nuôi dạy hai đưá trẻ theo tập tục Do Thái. Hiện giờ hai đưá trẻ này: một đưá lên ba và đưá kia được 16 tháng tuổi. Chúng đều được ăn mừng trong tất cả những ngày hội lớn của Trung quốc, chúng còn được học về văn hóa Trung quốc.
"Chúng tôi có ý thức rất thực tế là gia đình chúng tôi sẽ thành một gia đình Hoa kỳ có nền nếp Do Thái và Trung quốc," theo như ông Tumarkin tuyên bố.
Có các vần đề xẩy ra ngoài đường khiến cho ông Tumarkin suy nghĩ lung. Khi ông kể cho chuyện gia đình ông cho ai nghe, ông đều công nhận ông đang nuôi hai đưá trẻ theo tập tục Do Thái. Ông Tumarkin đã được dạy dỗ, người con gái phải là 'nữ thần mộng của bất cứ đứa trẻ Do Thái nào'.
Ông Tumarkin cho biết; " Cái làm cho tôi muốn lộn mửa là những cảnh làm tình lộ liễu ngay ngoài đường kia." . Nhưng cái hình ảnh xấu xí trong thế giới đó làm ông không giám chắc có thể nuôi dạy được đứa con gái theo ý ông.
Đụng đầu với vấn đề kỳ thị.
Đợt sóng mới nhất của các cha mẹ nuôi ngày nay có khá hơn truớc nhiều, khi việc đồng hóa gắt gao trở thành quy luật, theo lời của bà Jane Brown. Bà Brown là một nhân viên của sở xã hội đang làm việc với các gia đình có con nuôi và những đứa con nuôi theo tính cách chuyên nghiệp.
Bà Brown cho biết hầu hết đều thiếu chuẩn bị để cho những đứa trẻ biết về vấn đề kỳ thị và văn hóa bị cắt đứt.
Đối với những cô gái nuôi từ Trung quốc, khôn lớn lên họ trở nên phức tạp khi nhận ra họ là những đứa bé bị bỏ rơi ngoài đường tại Trung quốc. Đối với xã hội Trung quốc, con gái sinh ra là loại con vứt đi.
"Một số cha mẹ nuôi có chút ít hiều biết về vấn đề này - Tới các nhà hàng Trung quốc, họ học lóm vài tiếng Trung quốc, trong nhà treo vài bức thủy họa Trung quốc. Tất cả những việc làm này đều tốt. Nhưng cái quê hương ấy không thấy có một chút nào quyến rũ cả," theo lời của bà Brown.
"Cái cần thiết thực sự là những con nuôi phải đứng chung với những người da mầu, với những người cùng chủng tộc hay với những người khác chủng tộc. Nhiều lúc chúng tôi cần phải cho chúng có cơ hội và sau đó kéo chúng trở về," theo bà nhân viên của sở xã hội Hoa kỳ cho biết.
Theo bà Brown, thí dụ việc cho đứa con nuôi từ Trung quốc đi theo một gia đình Hoa kỳ gốc Trung quốc vào các siêu thị.
"Cho chúng có dịp để tiếp nối với cộng đồng sắc tộc của chúng, cộng đồng con nuôi và các gia đình có con nuôi cũng nên làm như thế," bà Brown ra ý kiến.
Bà Brown đã mở ra các "adoption playshops" khắp Hoa kỳ và Canada để tìm hiểu bản chất sắc tộc của từng đứa con nuôi nước ngoài và giúp cho những đứa nàyi có thái độ cứng cỏi mỗi khi phải đối đầu với những chuyện không vui chút nào.
Chẳng hạn cảnh tiếp súc của một đưá con nuôi với một di dân gốc Hoa. Trong cuộc mua bán giá cả ra sao không ai biết, ông chủ tiệm gốc Hoa mặt khinh khỉnh đã thốt ra lời câu làm người đứng ngoài ngạc nhiên : "Hừm ! Thứ người vỏ vàng, ruột trắng như trái chuối"
Bà Browm có tám đứa con, sáu đứa là con nuôi từ nước ngoài từ lúc ấu thơ. Các đứa con của bà phải đương đầu với các vấn đề kỳ thị, sự sỉ nhục và những lời lẽ thô lỗ như là "Con bé đó đáng giá gì cho kham ""
Những cha mẹ nuôi cần phải trực diện thay mặt con gái gốc Hoa của mình trước tình huống thực tại, theo như lời của bà Brown.
"Một trong những việc mà cha mẹ nuôi phải chuẩn bị khi chúng bị trơ trọi trở thành nạn nhân. Chúng cần phải nhận rõ ra loại người đàn ông hay nói về chúng. Không cần thủ thế với loại người này," theo bà Brown cho biết
Bà Brown nói thụt lui : "Thiệt khó làm cho người ta nghe. Nhưng những đứa con nuôi dễ là nạn nhân, nếu như chúng không được chuẩn bị trước."
Bà Brown lý rằng các cơ sở đại diện về con nuôi phải giám sát xem đương đơn có đủ tư cách hay không, không phải cứ thấy đơn xin con nuôi là cung cấp liền; đuơng đơn phải là người có khả năng để nhận con nuôi không phân biệt chủng tộc. Cái quan niệm của bà Brown là phải thanh lọc kỹ, quan niệm này khiến xuất số nhận con nuôi bị chậm lại và những đứa trẻ phải nằm trong các nhà mồ côi lâu hơn.
Theo lời bà nhân chủng học Frechette, có tin mừng là các gia đình nhận con nuôi từ Trung quốc đang ép buộc để thay đổi.
"Cả đống người nhận con nuôi từ Trung quốc đều là những người khá giả, có học thức khá và ở thành thị," bà Frechette cho biết hình ảnh này thuận lợi cho các điều lệ nhận con nuôi của Trung quốc.
"Khi người ta gửi con tới các trường học hòa đồng, các cha mẹ nuôi thấy bực mình nhất là khi những đứa con nuôi học về lịch sử và chính quyền." Hiện giờ các cuốn sách học về lịch sử không nên nói tới cuộc chiến tranh nhân quyền giữa Hoa kỳ với Trung quốc.
"Các cha mẹ nuôi chưa kịp chuẩn bị về vấn đề kỳ thị tại Hoa kỳ," theo bà Frechette cho biết. Nhưng bà nói rõ, các cha mẹ nuôi này đang ép các trường học làm khác đi.
"Các cha mẹ nuôi là những người sẽ đề cập tới việc học này."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.