Hôm nay,  

Việt Nam: Tin Mừng Chưa Tới

25/12/200300:00:00(Xem: 4388)
Hoa Thịnh Đốn.- Giáng sinh là hy vọng và là tin mừng đến với mọi dân tộc sống trên địa cầu không phân biệt Tôn giáo dù họ có chung một niềm tin hay không. Nhưng ở Việt Nam, tin mừng ấy chưa tới với đội ngũ cầm quyền vô đạo.
Điều này đã được chứng minh trong danh sách ứng cử viên vào Quốc hội khóa XI ngày 19-5-2002, theo đó có tới 90,9 phần trăm lý lịch ghi "không" ở mục Tôn giáo. Thành phần lãnh đạo đương thời, cũng như trước đây, kiêm cả chức Đại biểu Quốc hội nên bốn cơ quan: Đảng, Lập pháp (Quốc hội), Nhà nước (Hành pháp) và Tư pháp đều vô thần.
Trong số đại biểu Quốc hội có đạo, có một ít nhà tu hành thuộc các tổ chức tôn giáo được Nhà nước bảo trợ thành lập nhân danh Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài, Hòa Hảo . Nhưng tư cách đại diện của họ chưa bao giờ được sự ủng hộ của các tín đồ vì đảng CSVN chứ không phải người theo đạo có quyền lựa chọn người vào Quốc hội. Các cuộc bỏ phiếu bắt buộc của dân diễn ra sau đó chỉ còn là hình thức để "hợp thức hóa" người đã được Đảng chọn nên ai cũng đắc cử từ 80 đến 100% số phiếu.
Riêng đối với Giáo hội Công gíao ở Việt Nam, một tôn giáo có tổ chức chặt chẽ và hậu thuẫn mạnh mẽ toàn cầu, lãnh đạo bởi Tòa thánh Vatican, chưa bao giờ nhìn nhận tư cách đại diện của những Linh mục trong Quốc hội hoặc thi hành giáo luật đối với chức vụ Linh mục của các Đại biểu này.
Nhưng mặc dù trong Quốc hội có các Đại biểu có đạo, đảng CSVN vẫn coi các Tôn giáo là lực cản của chủ nghĩa Cộng sản đã được chọn làm nền tảng cho chế độ. Nhà nước và đảng CSVN đã tìm mọi cách để kiểm soát, kể cả đàn áp ép bỏ đạo, bắt tù người theo đạo và những nhà lãnh đạo các tôn giáo không chịu đặt mình dưới quyền kiểm soát của mình. Bất kỳ sự chống đối nào và ở đâu đến cũng bị coi là có âm mưu của các "thế lực thù địch" nhằm đe dọa quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng.
Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2003 của Bộ Ngoại giao Mỹ phổ biến hôm 18-12-200 đã chứng minh điều này. Là người Việt Nam có lẽ ai cũng phải xấu hổ thấy Tổ quốc mình với trên 4.000 năm văn hiến lấy nhân, nghĩa, lễ, trí, tín làm đầu đã bị xếp vào danh sách bốn quốc gia độc tài, độc trị đứng đầu thế giới về đàn áp tôn giáo và kiểm soát việc hành đạo của các tín đồ. Ba nước kia là Bắc Hàn, Tung Hoa và Miến Điện (Burma).
Đảng CSVN còn làm cho cả nước hổ thẹn với nhân dân nước láng giềng Cao Miên vì, theo phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ, quyền tự do tôn giáo của người Miên được chính phủ Hun Sen, một đàn em thân tín của Hà Nội, triệt để tôn trọng. Các nhà tu hành của đất Chùa Tháp có toàn quyền tự do đi lại; Các nhà truyền giáo nước ngoài được tự do đến giảng đạo mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Điều quan trọng khác là không có một người nào bị bắt tù vì lý do tôn giáo ở Cao Miên.
Ngay cả với nhân dân Lào, nơi quyền tự do tôn giáo còn nhiều tiêu cực nhưng cũng dễ thở hơn ở Việt nam. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ trung lập thân Hà Nội ở Vạn Tượng đã chấm dứt chích sách "ép buộc tín đồ bỏ đạo" từng được thi hành ở một số địa phương nhắm vào những người theo đạo Thiên Chúa.
Trong vài năm gần đây tình hình tôn giáo ở Lào đã có những cởi mở hạn chế khả quan hơn tại các thành phố lớn và ở thủ đô Vạn Tượng (Vientiane). Một số lớn người bị cầm tù vì lý do tôn giáo đã được trả tự do và một số nơi thờ phượng bị đóng cửa trước đây đã được phép mở cửa hoạt dộng lại.
Nhưng nước này và Việt Nam lại có cùng một chính sách khủng bố các tin đồ người Hmong theo đạo Công Giáo và Tin Lành. Một trong những lý do thầm kín vì dân Hmong từng là lực lượng thân Mỹ chống Cộng sản Pathet Lào trong thời kỳ chiến tranh trước năm 1975.
TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
Tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam năm 2003, cùng với Miến Điện, bị coi là tồi bại nhất ở khu vực Đông Nam Á. Chủ trương đàn áp Tôn giáo và quyền hành đạo ở Việt Nam có hệ thống và toàn diện khắp lãnh thổ, trừ ø những tín đồ và lãnh đạo đi theo Nhà nước.
Ngoại trừ giáo phái Cao Đài tình nguyện gia nhập vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của đảng Cộng sản sau năm 1975, hoạt động của các tôn giáo khác như Hòa Hảo, Công giáo, Tin lành và một số Giáo sỹ Cao Đài độc lập đều gặp khó khăn, tài sản Giáo hội bị tịch thu, bị chia rẽ để trị và gây nhiều cản trở trong việc mở mang, truyền giáo, nhất là ở Cao Nguyên miền Nam và vùng Cao Nguyên Tây bắc lãnh thổ, tiếp giáp với Lào và Trung Hoa.
Đại sứ lưu động phụ trách vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, ông John Hanford tuyên bố hôm 18-1-2003 rằng những bằng chứng đàn áp tôn giáo khốc liệt có tổ chức của nhà cầm quyền Việt Nam không thể phủ nhận được và vẫn còn đang tiếp diễn ở hai khu vực Cao Nguyên.
Cao nguyên miền Nam là phần lãnh thổ từ tỉnh Lâm Đồng lên Kon Tum và qua tận miền duyên hải Bình Định - Phú Yên, nơi sinh cơ lập nghiệp nhiều đời của các sắc dân thiểu số theo đạo Thiên Chúa (Công gíao và Tin lành). Và vùng Tây bắc, tập trung người Hmong và người Thái chiếm đa số sống rải rác ở hai tỉnh Lai Châu, Cao Bằng vùng lân cận.
Ở hai vùng lãnh thổ này, theo ông Hanford, đã có hàng ngàn, vạn người bị cán bộ Cộng sản tập trung bắt thề bỏ đạo Thiên Chúa trở về thờ cúng thần linh theo tập quán người miền núi.
Hình thức cưỡng chế bỏ đạo được thực hiện bằng cách bắt dân thiểu số uống máu gà, máu thú vật khác pha với rượu khi thề trước cán bộ. Nếu ai không làm theo sẽ bị tịch thu nhà, ruộng vườn, tài sản và bị tống cổ ra khỏi làng, khỏi bản, khỏi buôn sống chết mặc bay. Nhiều người đã phải trốn sâu vào rừng hay lánh nạn ở những vùng khác.

Tất nhiên là nhà chức trách Việt Nam đã phủ nhận những lời cáo buộc này, theo lời Đại sứ Hanford, nhưng ông nói với báo chí:" Nhưng trong thời gian chúng tôi ở Việt Nam (trước khi Báo cáo được phổ biến) thì chúng tôi vẫn nhận được những báo cáo, những bản báo cáo rất đáng tin cậy, kể xả một báo cáo ở cao nguyên Tây bắc cho biết đã có sự tham dự của các viên chức nhà nước cấp trung ương vào việc này chứ không riêng gì các cấp chính quyền địa phương."
"Chúng tôi cũng rất quan tâm đến những biện pháp hạn chế việc hành đạo của tín đồ ở hai khu vực lãnh thổ này mà hậu quả là hàng trăm nhà thờ và những nơi hội họp đã bị đóng cửa. Tôi nhớ ở một tỉnh có tới 150.000 người theo đạo Tin lành mà họ chỉ được cho phép có hai nhà thờ."
"Thật đáng tiếc là trong một số trường hợp, nhằm tạo áp lực cho việc thi hành những biện pháp của chiến dịch này, nhiều người đã bị bắt, bị đánh đập, và có một số câu truyện đau lòng của một số trường hợp mà chúng tôi tin là đã bị đánh chết, hai hay ba vụ, và một trường hợp khác bị hãm hiếp mà chúng tôi đã nêu lên (với chính phủ Việt Nam). Chúng tôi không nghĩ các viên chức chính phủ đều biết tất cả những chi tiết của ác vụ này, nhưng chúng tôi dự đoán là họ sẽ điều tra nghiêm chỉnh những vụ này."
Việc đảng và nhà nước CSVN có điều tra hay không thì đã được người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Dũng bác bỏ qua lời tuyền bố hôm 19-12-2003: " Mặc dù đã ghi nhận những phát triển tích cực ở Việt Nam, Bản báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2003 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn những nhận xét không khách quan về tình hình tôn giáo ở Việt Nam dựa vào những thông tin sai lệch mà chúng tôi đã nhiều lần bác bỏ."
"Những thông tin sai lệch" nhưng lại đúng trong thực tế như việc Nhà nước đã đàn áp người Thượng rên Cao Nguyên với vu cáo họ có âm mưu lợi dụng hoạt động tôn giáo để thành lập Nhà nước độc lập Dega; Vu cáo dân Hmong truyền bá "tà giáo"; tiếp tục kiểm soát và xen lấn vào các sinh hoạt nội bộ của Giáo hội Công giáo Việt Nam và các tôn giáo khác không chịu đi theo Nhà nước.
Từ việc tuyển chọn các chủng sinh theo học làm Linh mục, đi tu, truyền chức Linh mục, bổ nhiệm Linh mục, thuyên chuyển Linh mục, đề nghị với Giáo Hoàng bổ nhiệm Giám mục cho các Giáo phận còn thiếu đến việc cấm đoán mở trường học, các cơ sở xã hội, từ thiện vẫn có hiệu lực. Nhà nước cũng tiếp tục tự biên, tự chế tịch thu tài sản của Giáo hội, không chịu trả lại tài sản đã bị tịch thu từ 1975 hay trước đó ở miền Bắc. Ngoài Nhà nước cũng kiểm soát gắt gao sự đi lại, ngay trong nội địa, của các Linh mục Công giáo và các giáo dân truyền đạo.
Đối với Phật giáo thì bằng chứng còn rõ hơn ban ngày đối với việc đàn áp, khống chế, bắt tù các nhà lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN, Ấn Quang cũ), nhất là kể từ khi Tăng thống Thích Huyền Quang, nhà Lãnh đạo tối cao của Giáo hội này, bất chấp lệnh cấm của Nhà nước, công khai hoạt động của tổ chức này ngày 12-10-2003, sau 25 năm bị Nhà nước khai tử. Các nhà Lãnh đạo này đã từ lâu bác bỏ tư cách Đại diện Phật giáo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam do Nhà nước thành lập năm 1981 tại chùa Sứ Quán, Hà Nội.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ được soạn thảo từ trước, nên không phản ảnh đầy đủ những hành động chống phá mới nhất của đảng và nhà nước Việt Nam nhằm vào GHPGVNTN, nhưng đã nhìn nhận các hình thức đàn áp, giam tại Chùa,được giãn ra đối với hai vị Thích Huyền Quang ở Bình Định và Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa đạo ở Sài Gòn trước tháng 10/2003 đã bị hủy bỏ. Mọi liên lạc với bên ngoài nơi cư trú của các nhà lãnh đạo Giáo hội này đã bị cắt đứt.
Phật giáo Hòa Hảo, lãnh đạo bởi cụ Lê Quang Liêm, tiếp tục phải chịu các biện pháp chế tài, khủng bố, giam tại nhà, ngăn cấm đi lại, tiếp khách, liên lạc thư từ, điện thoại như các năm trước và một số nhà lãnh đạo đạo Cao Đài độc lập với Nhà nước tiếp tục bị đe dọa, theo dõi.
Như vậy, tự do tôn giáo ở Việt Nam chỉ có theo cách diễn nghĩa của những người lãnh đạo vô thần, mặc dù họ đã nghiễm nhiên viết vào Hiến pháp, điều 70, rằng: "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hay không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước."
Đoạn chót của điều 70 đã được Nhà nước Việt Nam sử dụng như một vũ khí pháp luật để đàn áp Linh mục Nguyễn Văn Lý và các Linh mục bạn hữu của ông ở Giáo phận Huế; đối với hai vị Huyền Quang và Quảng Độ và đối với cụ Lê Quang Liêm và các vị lãnh đạo Cao Đài, Tin lành không chịu phục tùng Nhà nước.
Phát ngôn viên Lê Dũng, một lần nữa biện minh :"Cũng như mọi nước khác trên thế giới, Việt Nam không thể chấp nhận những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tôn giáo vì mục đích chính trị và tham vọng cá nhân."
Nhưng thế nào là "mục đích chính trị và tham vọng cá nhân" thì chưa bao giờ được Hà Nội chứng minh được.
Vì vậy mà trong khi cả nhân loại đón mừng Giáng Sinh với niềm hy vọng vào một thế giới ngày mai không còn khổ đau, an vui đến với mọi người dù sang hay hèn cũng có quyền ngước mặt nhìn lên sát cánh xây dựng cuộc đời tươi đẹp thì Tin mừng vẫn còn ngoài vòng tay với của nhân dân Việt Nam. -
Phạm Trần
(Giáng Sinh 2003)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.