Hôm nay,  

Dự̣ Thi Người Việt Trên Đất Úc: Một Cảnh Đời

08/09/200300:00:00(Xem: 4861)
Người phát thư đưa cho tôi một phong bì màu vàng dày cộm, hồi hộp bóc vội ra xem, đó là cuốn Visa gọn lỏn ơœ trong. Lòng tôi trào lên một ngọn sóng thủy triều, không, phaœi nói Đại Hồng Thủy thì đúng hơn. Đó là một thỏi vàng đối với tôi, do một nàng tiên ban tặng!
Tôi vội vàng đi xe lên chợ Bến Thành mua thêm đồ đạc, mặc dù tôi sắm sưœa cũng đã khá nhiều, nhưng lòng nôn nao không ngồi ơœ nhà được. Tôi đi giữa lòng chợ Bến Thành, tâm hồn tôi như bơi trong một đám mây hạnh phúc bồng bềnh và bãng lãng.
Trong bữa cơm chiều để tiễn tôi sáng mai ra phi trường, bạn bè tôi đùa rằng: “Đi du lịch sáu tháng, khi về nhớ dẫn theo một thằng Tây nữa nhé!”. Tôi cười mà rằng: “Khỏi phaœi “ngôn”, nếu tao còn treœ có khi thế thật đấy. Đáng tiếc bây giờ quá đát rồi, tiếng Tây lại không biết một chữ, lấy nhau về rồi ra dấu với nhau à"”
Tôi có caœm tươœng rằng trong cuộc đời của mình, có lẽ chỉ có hai lần caœm thấy hạnh phúc thật sự thì phaœi. Lần thứ nhất là ngày lên xe hoa và lần thứ hai chính là bây giờ. Chỉ cần ngủ một đêm nữa thôi, chiều mai tôi đã ơœ nước Úc rồi. Điều mơ ước nay đã thành hiện thực!
ƠŒ phi trường Tân Sơn Nhất không có gì rườm rà cho lắm vì tất caœ thủ tục đều bằng tiếng Việt, chữ Việt. Khi ngồi chờ lên máy bay, thấy đoàn người lũ lượt đi xuống cầu thang, nhưng vẫn có những người còn ngồi tại hàng ghế. Tôi không hiểu họ gọi trên loa điều gì vì từ đây trơœ đi họ nói toàn tiếng Anh. Tôi lại gần một ông khá lịch sự và hỏi như một bà già nhà quê lên tỉnh:
- Ông làm ơn xem giúp vé máy bay của tôi là mấy giờ đi"
Ông ta nheo mắt đọc và vội nói:
- Bà đi theo họ nhanh lên, máy bay của bà số B80, họ đang gọi đấy!
Vai đeo túi, tay xách va li tôi vội vã theo đoàn người, một tí nữa thì hụt chuyến bay chỉ vì không biết tiếng Anh. Bây giờ mới caœm thấy hối hận, ngày xưa đi học không lo trau giồi Anh ngữ, chỉ lo hẹn hò bay bướm để giờ này thành một bà già lẩn thẩn. Quá muộn rồi Nga ơi là Nga!
Khi tôi đứng trước bàn Haœi Quan ơœ phi trường Úc, tôi hồi hộp và lúng túng vô cùng. Ông Tây mắt xanh nhìn thẳng mặt tôi và nhẹ nhàng hỏi gì đó... Tôi quay nhìn sau lưng, may mắn quá có lẽ là một chàng trai Việt Nam.
- Chú ơi! Làm ơn traœ lời giúp tôi, tôi không biết tiếng Anh.
Anh ta lịch thiệp bước lên nghe xong và quay về phía tôi:
- Ông ta hỏi ai đón bác ơœ phi trường"
- Con gái tôi!
- Con gái bác tên họ là gì"...
Ông Tây Haœi Quan sẽ nhún vai và traœ lại giấy tờ cho tôi, ra hiệu cho tôi được đi qua. Hú viá. Nhưng vẫn chưa xong, còn một khâu khám xét hành lý nữa mới là hoàn tất. Những caœnh sát Úc nam cũng như nữ, người nào cũng đẹp như tài tưœ trên màn bạc vậy. Nét mặt họ nghiêm lạ lùng.
Một caœnh sát cầm hộp mít sấy lên săm soi rồi đưa lên mũi ngưœi. Anh ta khẽ nhăn mũi lên có ý hỏi tôi đó là cái gì" Tôi lúng túng rằng: “Mít sấy”. Anh ta tròn xoe đôi mắt thật là thông minh, dùng ngón tay chỉ vào miệng và nhai nhai, ý nói có phaœi đó là thức ăn không" Tôi chỉ nhớ có mỗi một chữ “yes” và gật đầu lia lịa.
Đẩy xe hành lý ra khỏi hành lang, bàng hoàng nhìn những người ra đón thân nhân. Chưa kịp nhận ra ai, chỉ nghe một tiếng “Má” quen thuộc. Con gái tôi đang mang bầu sắp tới ngày sanh, ì ạch chạy tới ôm chầm lấy tôi. Mắt tôi cay nồng vì mừng rỡ khi gặp lại đứa con gái đầu lòng đã xa cách năm năm trời.
Con rể của tôi là người Anh sống trên đất Úc, không biết một chữ Việt nào ngoài chữ “Bà” vừa mới học của vợ mấy ngày nay để chào đón mẹ vợ mới qua. Anh ta lái xe vòng vèo theo lối hành lang của phi trường, bánh xe bám chặt dưới nền đá nghe rin rít như trong xi nê. Tôi caœm thấy thực sự bay bổng trong không khí giá lạnh của lúc năm giờ sáng trời Melbourne!
Con gái tôi sanh trong bệnh viện được một thằng cu tý kháu khỉnh, con lai có khác. Nó đẹp vô cùng, cứ như búp bê trai vậy. Anh con rể Tây của tôi mừng lắm. Anh ta có đem theo một gói quà, đó là hạt deœ Tây cây nhà lá vườn trồng ơœ trang trại. Anh muốn tặng bà bác sĩ vừa đỡ đeœ cho vợ mình nhưng lại mắc cơœ. Anh ta đặt vào tay tôi và chỉ về phía bà bác sĩ đang rưœa tay. Tôi nói với Bích Ly rằng: “Má đâu có nói được tiếng Anh”.
Con tôi cười: “Má cứ đặt lên tay bà bác sĩ và nói “Thank you” là bà ấy hiểu. Tập giao tế đi má ạ”! Thật là vất vaœ cho tôi, thà giao cho tôi nhổ cỏ một khu vườn, có veœ dễ dàng cho tôi hơn.
Những bác sĩ ơœ đây dễ thương chi lạ. Họ đứng ba tiếng đồng hồ bên saœn phụ chuyển dạ đeœ, họ vẫn thaœn nhiên và vui veœ, thậm chí còn lấy khăn ấm lau mặt cho con gái tôi. Không phân biệt saœn phụ đó là người VN hay người Úc, người Anh. Họ an ủi con tôi khi cơn đau bụng lên cao độ nhất, họ nhẹ nhàng bác ái làm sao...
Có một bà cụ là mẹ của bạn con gái tôi đến thăm, cho con tôi một gói thật to thịt heo nạc. Rể Tây tò mò nhìn gói thịt sau khi khách đã về. Anh ta thắc mắc nói với cô y tá vừa vào thăm bệnh cho con gái tôi rằng: “Tại sao người VN lại cho saœn phụ thịt heo sống, nghĩa là sao"”
Cô y tá Tây cười giaœi thích: “Anh không hiểu đó thôi. Tôi làm ơœ đây đã lâu, người Hoa còn đem caœ một cặp vịt sống tới đây cho saœn phụ, nó kêu cạp cạp um xùm caœ bệnh viện”. Con rể tôi chỉ tròn xoe đôi mắt xanh lơ lên và lẩm bẩm như đọc thần chú: “Nó còn kêu cạp cạp nữa" Lạy Chúa ôi!”
Một sáng Chủ Nhật vừa mới thức dậy, con gái tôi cho biết: “Má chuẩn bị đi vào rừng chơi. Picnic ấy mà”. Tôi lại thích những nơi như rừng núi âm u, suối reo róc rách - caœnh vật thiên nhiên. Rể Tây lái xe vào con đường rừng hoang vắng, caœnh mát meœ thanh tịnh như đồi núi Đà Lạt vậy.
Tới một nơi có ghế đá, có bàn bếp, bàn đá để bày ra ăn uống. Lau sạch bụi bặm trên mặt bếp inox đi và bật điện lên, thế là bàn bếp nóng như lò điện. Đổ bơ vào khói lên nghi ngút, rồi bắt đầu bỏ thịt vào nướng. Rau trái, nước ngọt được bày ra, cứ thế tự nhiên ai muốn dùng món gì thì làm lấy mà ăn. Mùi thơm của bơ với thịt tỏa khắp góc rừng. Cu Minh cháu ngoại tôi la lên: Nó bò ra kìa! Tức thì caœ nhà quay lại nhìn... Thì ra đó là một con kỳ nhông, dài có đến một mét rưỡi, nó bò đi như cá sấu nhưng có lẽ hiền hơn cá sấu nhiều. Tuy vậy nó cũng làm caœ nhà sợ co cẳng lên. Riêng tôi thì ngồi thu lu tuốt trên bàn đá vì quá sợ. Các cháu ngoại tôi đứa thì ném bánh mì, đứa ném thịt cho nó ăn. Nó ăn rất nhanh và tỏ ra thích thú, nên nó càng bò sát tới gần hơn. Con gái tôi baœo lũ con không được cho nó ăn nữa vì nếu càng cho nó ăn thì nó càng không muốn đi chỗ khác.
Khi không được cho ăn nữa, kỳ nhông đứng nghiêng đầu nghe ngóng một hồi rồi từ từ bò xuống sườn đồi biến mất vào bụi rậm. Lúc đó tôi mới thơœ phào bỏ chân xuống và vội vàng thu dọn đồ đạc. Con tôi cười hỏi: “Má làm gì thế"”. Tôi nói: “Thôi về Bích Ly ơi, thươœng thức không khí của rừng vậy khá đủ rồi. Nó mà bò ra một lần nữa thì....”
Rể tôi tuy không hiểu tôi nói gì nhưng anh ta rất thông minh, chỉ cần nhìn cưœ chỉ vội vã của tôi cũng biết. Anh ta quay qua nói với vợ: “Về thôi, bà sợ đó mà! Tội nghiệp bà!”

* * *

Mỗi sáng Chủ Nhật lại có một chương trình đi chơi xa, lúc thì vào rừng ngắm kỳ nhông, khi thì đi biển, nếu không thì cũng họp bạn bè lại ăn uống món VN cho vui. Biển Úc thật lỳ lạ, có một nơi nước biển ơœ gần bờ thì lạnh buốt như đá nhưng chỉ cần ra xa thêm vài mét nữa, tự nhiên nước ấm hẳn lên - nhưng nếu ra thêm một đoạn nữa thì nó lại lạnh buốt. Đúng là ngoại quốc, cái gì đối với tôi nó cũng lạ lẫm, chẳng giống VN tí nào. Con người thì lịch sự, biển lại hiền hòa, rừng thì thanh tịnh, đường phố sạch sẽ và không bao giờ tôi nghe thấy một tiếng còi xe hơi.
Tôi rất sợ mỗi lần phaœi theo vợ chồng con gái và cháu ngoại đi ăn nhà hàng. Toàn là Tây, không khí thật lặng lẽ mặc dù phòng ăn rất đông người. Nhà hàng thì trang trí lộng lẫy như trên màn aœnh TV vậy. Con tôi mỉm cười khích lệ mỗi khi nhìn thấy tôi bối rối không biết dùng nĩa tay nào, cầm dao tay nào, và uống như thế nào... Con tôi nói nhỏ: “Má cứ ăn tự nhiên như ơœ nhà, không ai nhìn má đâu mà sợ!”.
Biết vậy nhưng tôi vẫn caœm thấy mặt nóng bừng lên, bàn tay xiên thức ăn vụng về. Hai vai tôi cứng ngắc vì có lần tôi nhớ cu Minh dặn tôi: “Bà ăn đừng cho có tiếng động”.
- Tiếng động là sao bà không hiểu"
- Thường thường con thấy người Á Đông ăn uống hay có tiếng động. Thí dụ ăn súp thì nghe tiếng sì sụp - nhai có tiếng nhóp nhép.
Có lẽ mặt tôi đỏ rần lên. Tôi làm bộ tỉnh hỏi cháu rằng: “Thế nếu ăn súp hay ăn phơœ không muốn có tiếng động phaœi làm sao"”. Cháu tôi cười biểu diễn cho tôi xem cách ăn súp của nó không hề có một tiếp sì sụp nào. Đó là nó “uống” súp chứ không phaœi ăn như tôi. Tôi cười và chữa thẹn: “Giống như mình đang đóng phim ấy haœ cu Minh"” “Gần như vậy bà ạ!”
Rồi cu Minh vui miệng kể cho tôi nghe một câu chuyện của hai anh Tây nói với nhau: “Tao thật là phục người Tàu, không hiểu bằng cách nào họ chỉ dùng có hai cái que (đũa) thôi mà chỉ trong một loáng là lùa hết một tô phơœ lớn vào trong bụng”. Hai anh chàng Tây cứ ngồi nhìn mà xanh lè caœ mắt vì ngạc nhiên. - Con gái tôi không biết đứng đó tự hồi nào, nghe hai bà cháu nói chuyện mà phát phì cười.


Rể tôi ngồi vào bàn ăn và hỏi Bích Ly: “Có chuyện gì mà mấy mẹ con, bà cháu cười vui veœ thế"” Bích Ly dịch lại cho chồng mẩu chuyện của chúng tôi, anh ta cũng mỉm cười, nhưng nghiêm mặt nói với cu Minh: “Không được làm khó bà, để bà ăn uống tự nhiên”. Rể tôi hỏi tôi có biết hát một bài dân ca VN nào không thì tôi baœo nó: “Má hát tiếng Việt làm sao B. hiểu được"” Bích Ly nói: “Má hát bài Chú Cuội cho B. nghe, anh ấy không biết tiếng Việt nhưng rất thích nghe nhạc Việt”. Tôi liền hát rằng: “Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già ôm một mối mơ...!” B. dùng đũa gõ nhịp vào một cái đĩa đã hết thức ăn. Không khí trơœ nên vui nhộn cộng với ánh sáng của bóng đèn có cái chụp màu vàng càng làm cho căn phòng ấm cúng và bữa cơm tối hạnh phúc hẳn lên.
Đúng như người ta thường nói: “Món ngon nhớ lâu, lời đau nhớ đời”. Vợ chồng con gái đưa tôi đi ăn tại một nhà hàng VN, khi dùng đến món tráng miệng, Bích Ly nói: “Con sẽ gọi món này, ngon và lạ lắm, má chưa ăn bao giờ mặc dù ơœ VN không thiếu”. Đó là món chuối chiên ăn kèm với kem lạnh. Một đĩa chuối chiên thật dòn và nóng hổi, được phủ lên trên một ít nước đường và cà phê thành một màu nâu hấp dẫn - bên cạnh là một đĩa kem lạnh vuông vắn. Thực khách dùng muỗng cà phê xắn một miếng chuối nóng ăn kèm với muỗng kem. Vị ngọt của chuối nóng và kem lạnh vừa ngon vừa lạ. Sau này khi về VN tôi kể lại cho họ hàng và bè bạn nghe nhưng chẳng ai tin.

* * *

Cuộc vui nào rồi cũng phaœi tàn, sáu tháng du lịch qua đi nhanh chóng. Ngồi ơœ phi trường Úc chờ máy bay cất cánh trơœ về Việt Nam tôi cũng bàng hoàng như khi ơœ Việt Nam sang Úc, tất caœ cứ như một giấc mơ - vừa kịp nhận ra đó là những ngày tháng hạnh phúc nhất, không khí gia đình đúng nghĩa nhất thì đã phaœi trơœ về thực tại. Gương mặt keœ ơœ cũng như người ra đi đều phaœng phất nét buồn, chỉ có cu Minh và Quân em nó là vô tư lự. Minh chọc bà lần chót vì sợ mai đây không còn dịp để đùa giỡn với bà nữa:
- Bà ơi, lát nữa máy bay của bà đang bay như thế này... ù...ù... rồi... ình... nó rớt xuống thấp, rồi lại ù...ù...
Tôi trợn mắt nhìn nó chưa biết nói gì. Bích Ly mắng nó:
- Bi không được giỡn bậy bạ như vậy!
- Tại sao haœ mẹ"
- Bà lớn tuổi nên hay kiêng cữ!
B. chỉ cần nhìn tay của cu Minh cũng biết nó đang chọc tôi, anh ta nhéo cái mũi nó và nói:
- Khi nào tao đi máy bay, mày nhớ đừng ra tiễn tao nhé!
Rồi hai cha con nó kéo tay nhau trên bàn, chúng nó cười đùa vô tư làm không khí cũng giaœm bớt u buồn.

* * *

Lạc lõng trong đám người đón thân nhân ơœ phi trường Tân Sơn Nhất, tâm trạng tôi như lữ khách không nhà. Tôi chẳng cần nhìn những người ra đón nhau vì tôi không báo trước cho con cái hay bạn bè. Gọi một chiếc taxi và nói về Quang Trung, anh ta ra giá mười đô la Mỹ. Tôi chán naœn mà rằng:
- Ông nội ơi! Tôi đi du lịch về chứ có phaœi Việt kiều đâu mà đô với điếc! Mười ngàn có đi không"
Anh ta thấy tôi không phaœi Việt kiều cũng chẳng có đô, bèn lạnh lùng:
- Má chịu khó kêu xe thồ mà đi!
Về tới nhà con Linh. Vợ chồng con cái nó đang quây quần ăn cơm. Chúng la lên mừng rỡ:
- Ơ, bà về! Sao bà không điện cho con ra đón"
Không khí thật cơœi mơœ vui tươi khi đón người đi xa sau sáu tháng trơœ về. Tôi thầm nghĩ: Giá như cứ được mãi như thế này thì còn hạnh phúc nào bằng. Tôi cũng chỉ ước ao một hạnh phúc đơn giaœn thế thôi. Nhưng nào đâu có được, chỉ cần vài tuần sau là mọi thứ đều thay đổi...
Tôi cũng biết thân phận mình đã già, không tiền bạc vốn liếng hay nhà cưœa... Nay trơœ về ơœ nhờ con gái và con rể nên tự coi mình như một người làm. Con gái đi buôn bán về, tôi vội vàng mơœ cưœa đặt miếng gỗ xuống đất cho Linh dắt xe vào nhà. Nó đi thẳng lên lầu làm như không nhìn thấy tôi. Con rể đi làm tôi cũng vội kê tấm gỗ xuống thềm cho nó dắt xe xuống. Nhưng ít nhất con rể cũng được một tiếng “cám ơn bà”. Ba ngày liên tiếp con gái tôi không hề hỏi han tôi một câu, ngay caœ đến bữa ăn, ngồi chung mâm, nó cũng chẳng nhìn mặt mẹ... Tôi chẳng rõ mình đã “đắc tội” gì với con gái... nên một hôm mới dò ý tứ rằng:
- Má thấy mấy hôm nay con không được vui, có lẽ tại má ơœ trong nhà nên con không bằng lòng" May quá cô Nhàn rủ má thuê nhà, hai bà già ơœ chung với nhau cho vui. Vậy hai con để cho má ơœ riêng nhá"
Linh con gái tôi chẳng nói câu nào nhưng thằng rể thì tỏ veœ bối rối:
- Má đã quyết định như thế chúng con có muốn giữ má cũng chẳng được. Một bên là vợ, một bên là mẹ, con ơœ giữa không biết nói sao, tính của Linh với má lại không hợp với nhau.
Rồi chàng rể móc túi quần ra một xấp tiền, ân cần đặt vào tay tôi và nói:
- Chiều nay con mới lãnh lương, biếu má một triệu để traœ tiền nhà.
Tôi đành đến nhà một bà bạn thân chơi với nhau gần bốn mươi năm, hy vọng tìm nguồn an ủi nơi đó. Thấy tôi dừng xe đạp ngay trước cưœa nhà, trên giỏ xe lỉnh kỉnh túi xách, Nhàn tươi cười chào đón tôi:
- Bị con gái đuổi rồi phaœi không" Tao tiên đoán trước là mi ơœ với nó được một tháng là giỏi. Thôi về đây ơœ với tao hú hí có nhau!
Ăn được một bữa cơm vui veœ thân mật, tối đến ngồi xem TV với nhau, cô bạn hủ hỉ với tôi rằng:
- Tao biết tính của mi thích sòng phẳng cho nên tao đề nghị thế này cho mi đỡ ngại: cơm gạo điện nước tao lo hết, phần mi là đi chợ mà thôi. Được không"
Tôi cũng caœm thấy nhẹ nhõm trong lòng vì không muốn mang tiếng nhờ vaœ: “OK, tốt thôi!”
Sau đó tôi điện thoại cho Bích Ly bên Úc xin tiền chợ, theo địa chỉ nhà Nhàn. Thế mà hôm nay đã có người đưa tiền tới rồi, nhanh thế! Tôi nhớ đến lời con gái nói khi còn ơœ bên ấy: “Má về VN sống cho thoaœi mái tinh thần, thèm gì cứ ăn, thích đi chùa với bạn bè cứ đi. Đừng hà tiện quá khổ thân. Con hứa gưœi tiền về cho má sống đủ chi tiêu, không thiếu thốn. Nhưng con biết ơœ VN má sẽ thiếu thốn tình caœm hơn là ơœ đây với con. Biết làm thế nào bây giờ!”
Lời nói thành thật của con gái luôn luôn ẩn hiện trong lòng tôi, nâng tôi ngồi dậy mỗi khi tôi sắp ngã quÿ, không phaœi vì đói mà vì thiếu vắng tình thương, thiếu vắng mái ấm gia đình.
Nhàn cũng vui tươi hẳn lên khi thấy tôi lãnh tiền của Bích Ly gưœi cho. Cô ta nói đùa: “Mi có tiền tức là ta cũng có tiền. Hôm qua bướm bay vô nhà, hên thật”. Tôi thật lòng vô tư trước câu nói xa xôi của bạn, và không nghĩ ra là Nhàn có thâm ý gì.
Đi chợ về tôi mua hai trái bắp luộc cho Nhà ăn. Hai hôm nay nó có veœ khác hơn mấy hôm đầu rất nhiều. Nó baœo tôi ăn một trái mà xưa nay tôi thì rất ghét bắp luộc, nhưng Nhàn lại thích. Vì tôi không ăn nên Nhàn kiếm chuyện:
- Mi không ăn thì mua một trái thôi, mua hai trái về cố ý thí cô hồn cho tao phaœi không"
Tôi cười cứ tươœng nó nói đùa nên cũng đùa lại:
- Mi có bị khùng không đó"
Thế là nó bù lu bù loa khóc mà rằng:
- Tao nhịn mày mấy ngày nay không muốn nói ra, nhưng hôm nay tao không chịu nổi nữa rồi!
- Nhàn mày sao thế" Nếu mày không muốn cho tao ơœ cứ nói thẳng việc gì bù lu bù loa lên thế" Tao sẽ đi ngay!
- Cái đó tùy mày thôi, tao không ép mày ơœ lại.
Rõ quá rồi, một câu đuổi thẳng thắn.
Tôi buồn bã lên lầu thu xếp quần áo và lại leo lên xe đạp, đạp xe đi giữa lúc mười hai giờ trưa nắng chang chang. Buồn đến nỗi mắt khô ráo không khóc nổi nữa! Chỉ còn căn nhà cuối cùng nữa để tôi đến mà thôi. Đó chính là căn nhà của tôi. Trước khi đi Úc tôi đã lỡ hứa cho đứa con gái thứ ba ơœ suốt đời rồi. Nay biết nói thế nào đây"
Thanh, con gái thứ ba của tôi cùng chồng và một đứa con đang ngủ trưa. Nó bàng hoàng nhìn tôi nghi ngại. Mặc dù tôi chưa nói gì caœ. Sau khi nghe tôi kể nỗi gian truân một tuần vừa qua, Thanh ấp úng nói:
- Hay là thế này đi má, con quen một cô bạn ơœ đường Phan Văn Trị, nó có cho thuê phòng - con đưa má tới xem nhà nếu ưng má cứ thuê, còn con ơœ đây ba vợ chồng con cái cũng đã quá chật rồi, có mời má ơœ lại chắc má cũng không ơœ đâu! Má có đi xem nhà ngay bây giờ không, có ba trăm một tháng thôi.
Tôi đành thơœ dài: “Đi thì đi!”

* * *

Đêm về, tựa lưng vào tường ngắm căn phòng trọ của tôi 3m x 3m, traœi một cái chiếu gần đụng cưœa ra vào. Sát tường nào là cái bếp dầu hôi mới mua, cái rổ lỏng chỏng vài ba cái chén đũa, một cái quạt cũ vừa mua về với giá năm mươi ngàn bị khô dầu nên máy cứ kêu ồ ồ...
Nơi phòng bên cạnh có tiếng thì thào, tôi lắng nghe vì nằm trong căn gác cô đơn này chẳng lắng nghe tiếng động chung quanh thì cũng chaœ biết làm gì hơn. Đêm đã xuống từ lâu mà lòng ngổn ngang trăm mối nên không tài nào ngủ được.
- Baœ bao nhiêu tuổi" - Cỡ sáu mươi! - Con cháu baœ đâu" Sao chỉ có một mình" - Ai mà biết...
Tôi cố ngăn dòng nước mắt tủi buồn đang dâng lên, lặng lẽ bước ra lan can bằng gỗ, nó ọp ẹp dưới chân tôi như chỉ chực gẫy. Ngưœng nhìn bầu trời đầy sao, tự nhiên tôi nhớ đến một bài hát với giọng ca của Thái Thanh: “Thần tiên gẫy cánh đêm xuân. Bước lạc sa xuống trần. Thành tình nhân, đứng giữa trời không, khóc mộng Thiên Đường...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.