Hôm nay,  

48 Db Đề Cử Nobel Hòa Bình: Ht Quảng Độ, Linh Mục Lý

01/02/200200:00:00(Xem: 3869)
WASHINGTON - Liên Minh Việt Nam Tự Do vừa phổ biến bản tin cho biết 48 dân biểu Mỹ đã đề cử 2 tu sĩ VN làm ứng viên Giải Nobel Hòa Bình.

Thông Cáo Báo Chí

Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý được 48 chính giới Hoa Kỳ đề nghị làm ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2002.

Ngày 30 tháng 1 năm 2002, 48 dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã chính thức gởi cho Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình tại Na Uy lá thư đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Quản Giáo Giáo Xứ An Truyền, làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2002.

Lá thư do 48 dân biểu Hoa Kỳ ký tên có đoạn viết rằng : "Hơn bất cứ một biểu tượng nào khác trên thế giới, Giải Nobel Hòa Bình được lập ra nhằm xiển dương những giá trị của hòa bình, đề cao công bằng xã hội, và tuyên dương những người đã can đảm dám hy sinh tính mạng, sự an nguy và tự do của chính bản thân để theo đuổi những giá trị đó ".... "Cũng như những người đã từng được giải trước đây, từ nhiều thập niên qua, Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã theo đuổi con đường đấu tranh ôn hòa để đối lại với mọi đàn áp. Để tuyên dương sự can đảm, sự quyết tâm, và sự hy sinh của ngài, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, xin được đề nghị Hòa Thượng Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý làm ứng viên cho Giải Nobel Hòa Bình ".

Việc đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý làm ứng viên Nobel Hòa Bình năm 2002 là một cuộc vận động quy mô toàn thế giới đã được khởi sự từ nhiều tháng qua, với sự hợp tác của nhiều tổ chức và tôn giáo của cộng đồng người Việt. Tháng 11/2001, Liên Minh Việt Nam Tự Do đã tiếp xúc với bà dân biểu Loretta Sanchez nhằm vận động bà đứng ra kêu gọi một số chính giới Hoa Kỳ đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý. Bà Loretta Sanchez hoan hỉ nhận lời và đã vận động Nhóm Diễn Đàn Việt Nam tại Quốc Hội Mỹ đề xướng việc này. Kết quả là đã có 48 dân biểu đồng ký tên vào lá thư đề cử.

Nhóm Diễn Đàn Việt Nam tại Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressional Dialogue on Vietnam) được thành lập năm 1998, đồng chủ tịch là các dân biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Tom Davis. Nhóm này được thành lập để tạo một diễn đàn thảo luận giữa chính quyền, các vị dân cử Hoa Kỳ cùng với Cộng Đồng Việt - Mỹ, trao đổi những tin tức liên quan đến tình trạng nhân quyền, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Nhóm này đã từng phát động Chiến Dịch Bảo Trợ Tiếng Nói Lương Tâm vào mùa hè năm 1998.

Tại Pháp, cảm phục trước sự kiên trì đấu tranh của Hòa Thượng Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý, ứng cử viên Tổng thống Pháp Alain Madelin đã hân hoan nhận lời đề cử hai nhân vật này làm ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2002. Ngoài ra còn có một số vị dân cử khác như Thượng Nghị Sĩ Michel Pelchat, dân biểu Etienne Pinte, Christian Martin, Michel Bouvard... Tại Bỉ, dân biểu Quốc Hội Âu Châu Olivier Dupuis cùng với 18 vị dân cử khác cũng đã chấp nhận viết thư đề cử. Tại Na Uy, dân biểu Lars Rise rất tán thành đề nghị này và đã viết thư đề cử đến Ủy Ban Nobel. Tại Úc châu, dân biểu Bernie Ripoll cùng với một số đồng viện đã đáp ứng cuộc vận động này.

Chúng tôi sẽ thông báo đến Quý Vị trong vài ngày này nữa danh sách sau cùng của những vị chính giới ở khắp nơi đã viết thư đề cử Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý làm ứng viên giải Nobel Hòa Bình năm 2002.

Paris, ngày 30 tháng 01 năm 2002

Liên Minh Việt Nam Tự Do

Dưới đây là bản dịch lá thư của 48 dân biểu Hoa Kỳ.

Ngày 30 tháng 1 năm 2002

Kính gửi: Ủy Ban Tuyển Chọn Giải Nobel Hòa Bình

Viện Nobel Na Uy

Drammensveien 19

N-0255

Oslo, Na Uy

Kính thưa ngài Chủ Tịch Ủy Ban:

Hơn bất cứ một biểu tượng nào khác trên thế giới, Giải Nobel Hòa Bình xiển dương những giá trị của hòa bình, đề cao công bằng xã hội, và tuyên dương những người đã can đảm dám hy sinh tính mạng, sự an nguy và tự do của chính bản thân để theo đuổi những giá trị đó. Hai nhà lãnh đạo tôn giáo Việt Nam, Hòa Thượng Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý là hiện thân của những giá trị này. Cũng như đức Hồng Y Desmond Tutu của Nam Phi, và đức Đạt Lai Lạt Ma của Tây Tạng, hai nhà lãnh đạo tinh thần này là biểu hiện của nhân bản trong sứ mạng tranh đấu cho quyền tự do tín ngưỡng, một trong những quyền căn bản nhất của con người.

Tại quê hương Việt Nam của Ngài, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã bị cầm tù, quản thúc, lưu đày, và giam cầm chỉ vì Ngài đã vận động cho những quyền căn bản nhất của con người. Trong nhiều thập niên qua, Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư Ký của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội bị cấm hoạt động, đã phản đối nhà nước về những hành động ngăn cản sinh hoạt tôn giáo, cũng như xen lấn vào hoạt động của giáo hội. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gọi những nỗ lực của Hòa Thượng Thích Quảng Độ là "sự biểu hiện hợp lý nhất quyền căn bản được tự do tín ngưỡng." Là một tù nhân lương tâm, Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã gióng lên tiếng kêu gọi sự từ bi và bao dung trước những đán áp của cường quyền.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ đã tuyên bố "Văn minh con người sẽ không chấp nhận một chính quyền, với bất cứ chủ thuyết hay chính thể nào, cố tình tự đặt nó ra khỏi sự chi phối của những giá trị phổ quát, và dựng lên một bức màn sắt để giam hãm một phần nhân loại trong bóng tối của lịch sử, núp sau lý do ngụy biện là 'vấn đề của riêng nội bộ.'" Như những nỗ lực đã được ghi nhận tại Miến Điện, Guatemala, và Nam Phi, cộng đồng quốc tế cũng phải thừa nhận công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và nhân phẩm tại Việt Nam.

Tương tự như Hòa Thượcng Thích Quảng Độ, từ năm 1977, Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã nhiều lần bị bắt giam, bị cô lập và bị kêu án chỉ vì đã cổ vũ cho quyền tự do tôn giáo. Tháng 5 năm trước, LM Lý đã bị quản thúc tại gia và cấm không được phép rời khỏi nơi cư ngụ để đến làm chứng nhân trước Ủy Ban Đặc Trách Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ. Ngày 19 tháng 10 năm 2001, trong một phiên xử kéo dài 2 tiếng đồng hồ và không có luật sư biện hộ, không có nhân chứng, nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã Kết án Cha Lý 15 năm tù về tội phá hoại sự đoàn kết quốc gia và không tuân thủ lệnh quản thúc khi ông chuẩn bị tham dự vụ làm chứng nhân nói trên.

Như Cha Lý đã từng quả quyết "Dưới sự cai trị của một chế độ độc tài chuyên chính áp đặt trên cả dân tộc, đôi lúc - tôn giáo là nơi ẩn náu và nâng đỡ những linh hồn tuyệt vọng đang cần có tự do và công lý. Ít nhất, người dân có thể tìm nơi tôn giáo một sự nâng đỡ tinh thần để thách thức những bất công. Tinh thần này là một sự hiện hữu tự nhiên ở mọi con người có văn hóa và lý trí."

Cũng như những người đã từng được giải trước đây, từ nhiều thập niên qua, Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh MụcNguyễn Văn Lý đã theo con đường đấu tranh ôn hòa để đối lại với mọi đàn áp. Để tuyên dương sự can đảm, sự quyết tâm, và sự hy sinh của ngài, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, xin được đề nghị Hòa Thượng Thích Quảng Độ và Linh Mục Nguyễn Văn Lý làm ứng viên cho Giải Nobel Hòa Bình.

Xin chân thành cảm tạ quý vị.

Trân trọng,

1. Loretta Sanchez
2. Tom Davis
3. Zoe Lofgren
4. Chris Smith
5. Lloyd Doggett
6. Mike Honda
7. Ed Royce
8. Joseph Crowley
9. Vic Snyder
10. JoAnn Emerson
11. Dennis Moore
12. Robert A. Brady
13. Mark Udall
14. Juanita Millender-McDonald
15. Adam B. Schiff
16. Maurice Hinchey
17. Nick Lampson
18. Ileana Ros-Lehtinen
19. C.C. Kilpatrick
20. Gary Condit
21. Frank R. Wolf
22. Dale E. Kildee
23. Eliot L. Engel
24. Steve Israel
25. David Phelps
26. Sanford D. Bishop, Jr.
27. Bill Pascrell, Jr.
28. Frank R. Mascara
29. Ike Skelton
30. Carrie P. Meek
31. Leonard L. Boswell
32. Shelley Berkley
33. Diane E. Watson
34. Ciro D. Rodriguez
35. Robert A. Underwood
36. Donna M. Christensen
37. Joe Baca
38. Gene Green
39. Gregory W. Meeks
40. Bob Etheridge
41. Ron Kind
42. Lois Capps
43. Sheila Jackson-Lee
44. Rubén Hinojosa
45. Karen McCarthy
46. Bob Filner
47. Hilda L. Solis
48. Donald M. Payne

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.