Hôm nay,  

Từ Bão Đến Bò Cạp

26/06/200300:00:00(Xem: 4211)
Trận chiến đầu tiên Mỹ tấn công Iraq vào đầu năm 1991 có tên là Bão Sa Mạc. Trận này tương đối ngắn, chưa đầy một tuần lễ quân Mỹ đã đuổi quân Iraq ra khỏi Kuwait, Iraq xin ngừng chiến và Mỹ chấp thuận cho Saddam Hussein tiếp tục tại vị, sau khi ra điều kiện gắt gao buộc phải giải giới vũ khí giết người hàng loạt (WMD) và vạch ra hai vùng cấm bay. Năm nay, trận đánh thứ hai mệnh danh là "Tự do Iraq" dài hơn nhưng cũng chỉ vỏn vẹn có hơn 2 tuần, quân Mỹ tiến vào Baghdad, chế độ Saddam bị lật đổ. Ngày 1-5-03, Tổng Thống Bush chính thức tuyên bố chiến tranh Iraq kết thúc. Vậy mà cho đến tuần này, tiếng súng vẫn nổ và lính Mỹ còn chết lẻ tẻ. Một siêu cường đệ nhất thế giới như Mỹ thắng một nước nhỏ có 24 triệu dân, binh lực đã bị què quặt và bị kiểm soát gắt gao trong hơn 10 năm như Iraq là chuyện dễ, không ai ngạc nhiên. Nhưng thắng trong chiến tranh không phải là thắng trong hòa bình. Hồi cuối tháng 5, tướng Tư lệnh quân đội Mỹ ở Iraq tuyên bố "chiến tranh chưa chấm dứt", và nay là cuộc chiến "hậu chiến", được mệnh danh là hành quân "Bò cạp Sa mạc". Từ "bão" đến "bò cạp", những tên gọi thật ý nghĩa, nhưng đường hơi dài và những bài học rất thấm thía.
Quân Mỹ tiến quân như vũ bão trên sa mạc, nên gọi là "bão sa mạc" là đúng. Nhưng "Tự do Iraq" không phải tượng trưng mà hiện thực. Đa số dân Iraq không ưa Saddam, họ hoan nghênh hai chữ "tự do" Mỹ đem lại. Nhưng chỉ vài tuần bị đói khổ, thiếu thốn đủ thứ, nhiều người bị tan cửa nát nhà, họ ngao ngán hỏi "tự do là thế này hay sao"". Những người đó chỉ bực bội trong lúc cùng khổ mà hỏi thế thôi, họ không biết là cần phải có thời gian mới dẹp hết dư đảng của Saddam để có tự do. Chỉ có câu hỏi khó trả lời: phải chờ đến bao giờ" Ở đây "bò cạp sa mạc" có một nghĩa đặc biệt. Bò cạp chỉ chích đau, chớ không làm thay đổi được thế chiến thắng của Mỹ. Nhưng nọc độc của chúng đôi khi cũng làm vấy máu. Trong trận chiến Tự do Iraq, 195 quân Mỹ chết vì tử trận hay vì các nguyên nhân khác, nhưng kể từ lúc có "bò cạp" 57 lính Mỹ đã tử trận hay chết không phải vì lý do giao tranh. Vậy bọn tàn quân của Saddam chỉ nhắm vào quân Mỹ chăng" Câu hỏi đã được trả lời. Tuần này, 6 lính Anh đã bị bắn chết ở Nam Iraq, một vùng có nhiều người Shiite được coi là an toàn nhất, hòa bình nhất, kể từ khi kết thúc cuộc hành quân "Tự do Iraq".

Sự kiện này làm rúng động Liên quân Anh-Mỹ và cũng làm người ta thấy rõ không phải chỉ có tàn quân của Saddam là "bò cạp" mà có cả dân ở những vùng nổi tiếng chống Saddam, vì họ đã từng bị Saddam tàn sát. Một hình ảnh từ mấy tuần nay đã dần dần hiện rõ: Dân Iraq chống độc tài Saddam, nhưng cũng chống cả sự chiếm đóng của Mỹ. Như vậy câu chuyện "bò cạp" hóa thành một vòng lẩn quẩn với tất cả những hậu quả và phản ứng bên lề. Với tình hình này, Mỹ có thể phải gia tăng thêm quân số và đóng lâu ở Iraq từ 2 đến 5 năm, tạo hòa bình vững chắc và xây dựng một chế độ tự do dân chủ cho Iraq. Nhưng quân Mỹ càng đóng lâu, nạn "bò cạp sa mạc" càng kéo dài, sự chảy máu cũng kéo dài. Mỹ đang hô hào lập các đoàn quân đa quốc gìn giữ hòa bình đỡ gánh nặng cho liên quân. Tổng Thống Bush đã nói có khoảng 40 nước sẽ đem quân đến. Nhưng trừ Ba Lan, Hung và Tây Ban Nha có thể cung cấp một vài ngàn quân, còn lại phần lớn chỉ có khả năng đóng góp một hay hai trăm người làm công tác xã hội. Những toán quân này không chiến đấu giỏi như quân Anh-Mỹ nên họ có thể làm mồi cho "bò cạp sa mạc".
Dù sao, nếu nói đây là quân quốc tế gìn giữ hòa bình cho Iraq cũng không đúng lắm. Bởi vì khi một nước có nội chiến và có một hiệp ước đình chiến giữa các phe phái quốc tế mới đem quân đến giữ hòa bình giùm. Về trường hợp Iraq, cuộc chiến chưa kết thúc, nên nếu có quân quốc tế đến thì đây là quân "gìn giữ" sự chiếm đóng của Mỹ chớ không phải "gìn giữ hòa bình". Khi một nước đem quân lật đổ chế độ một nước khác và chiếm toàn bộ lãnh thổ của nước đó, giản dị đó là chiếm đóng chớ không có từ ngữ nào khác. Và còn một câu hỏi rất quan trọng: ai sẽ chịu phí tổn cho quân quốc tế" Mỹ đang vận động các nước thân Mỹ có dầu lửa ở vùng Vịnh bỏ tiền ra, nhưng cuộc thương thuyết chưa có kết quả.
Bất luận cách nào, việc quân Mỹ đóng lâu dài ở Iraq sẽ tạo gánh nặng về ngân sách cho Mỹ, trong khi nạn chảy máu gia tăng vì "bò cạp sa mạc" có thể làm dư luận Mỹ sẽ có một cái nhìn khác trước về vấn đề Iraq. Một chuyện khác đã được giới truyền thông Mỹ moi ra: cho đến nay, Mỹ vẫn chưa tìm thấy "WMD" của Saddam. Tạp chí Time ngày 9-6 đã nêu một tựa đề châm biếm: Weapons of Mass Destruction (WMD), tức vũ khí giết người hàng loạt, đã thành "Weapons of Mass Disappearance", tức Vũ khí Biến mất Hàng loạt. WMD là lý do chính để Tổng Thống Bush quyết định đánh Iraq. Dù sao theo một thăm dò mới nhất, đa số dân Mỹ vẫn ủng hộ ông Bush. Nhưng đã có dấu hiệu nghi ngại trong dư luận. Theo sự thăm dò của ABC News-Washington Post công bố đầu tuần này, 51% dư luận coi mức độ sự tổn thất về người của Mỹ đến nay là có thể chấp nhận được, nhưng cũng có đến một số gần ngang ngửa 44% nói mức độ đó "không thể chấp nhận được".
Nếu Mỹ phải đóng quân ở Iraq từ 2 đến 5 năm, Tổng Thống Bush với nhiệm kỳ thứ hai sẽ có thừa thời gian để giải quyết vấn đề Iraq một cách ổn thỏa. Nhưng nếu nạn bò cạp tiếp tục lan rộng để làm Mỹ chảy máu thêm, hay nếu kinh tế Mỹ tiếp tục lận đận trong tình trạng "dị thường" như hiện nay, có lẽ chẳng phải chờ lâu, chỉ đến cuối năm 2004, người ta sẽ biết ông Bush hay Iraq đi về đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.