Hôm nay,  

Hành Hương Vatican: Hang Toại Đạo Catacombe

02/08/200300:00:00(Xem: 10419)
PHOTO: một hang toại đạo

Nguyễn Ngọc Cường (tiếp loạt bài Hành Hương)
Di tích lịch sử quan trọng nhất nằm trên đường Appia Antica là những Hang Toại Đạo, trong đó Hang toại đạo Thánh Callisto và Thánh Sebastianô đã trở thành địa điểm hành hương sầm uất của những đoàn hành hương.
Danh từ Hang Toại Đạo được dịch từ chữ "Catacomb" có nghĩa là "Đất Thánh ở dưới đất" hay "Mộ Huyệt" bởi chữ Hy lạp (Kata-Kumbo) cũng có nghĩa là gần một cái hố, vì nghĩa trang này phát triển dần chung quanh một cái hố.
Hang Toại Đạo thật ra là những đường hầm Kitô hữu tiên khởi đào để chôn cất các tín hữu qua đời, cho đến thế kỷ XV vẫn gọi là Coemeteria "nghĩa trang". Tiếp đến người ta gọi chúng là Catacumbas theo tên gọi của nghĩa trang Thánh Sebastiano (Kata-Kumbos tiếng Hy lạp có nghĩa là một cái hố) vì nghĩa trang này phát xuất dần, chung quanh một cái hố.
Cái nghĩa trang cổ xưa nhất thuộc thế kỷ I, các nghĩa trang sau cùng thuộc thế kỷ IV. Trong các thời bắt đạo, anh chị em Kitô cũng thường trốn tránh và tụ họp nhau tại đây, để tham sự các lễ nghi phụng vụ. Trong các thế kỷ tiếp theo các tín hữu chôn cất người chết gần các nhà thờ và các Hang Toại Đạo có chứa hài cốt nhiều vị thánh tử đạo trở thành nơi tín hữu tôn kính và đến hành hương. Khoảng năm 537 các Hang Toại Đạo bị quân rợ Goths cướp phá. Năm 755 quân Lombradi cướp phá lần nữa. Sau đó người ta đào bới để tìm các vật quý, đồ trang sức và hài cốt các Thánh. Rất nhiều xương các Thánh đã được đem về giữ tại Pantheon. Trong một thời gian rất lâu, người ta quên các Hang Toại Đạo trừ hang toại đạo Thánh Sebastiano. Từ thế kỷ XV trở đi tín hữu lại bắt đầu đến hành hương thăm viếng trở lại, và sau đó thăm dò có hệ thống.
Các hang toại đạo có hình thù các đường hầm rộng hẹp khác nhau, đào trong vùng đá ong, nhiều khi cao đến 5 tầng. Loại đá ong này có đặc điểm là rất mềm, dễ đào nhưng khi chạm với khí thì trở thành cứng. Hai bên đường hầm có đào các hộc (Loculi) đặt xác người chết với y phục và cả đồ trang sức. Người ta lập các hộc bằng một mảng đá cẩm thạch hay một mảng đất sét nung, bên ngoài có viết hay khắc tên người chết. Những mộ xưa nhất bằng tiếng Hy lạp, sau này thì bằng tiếng La Tinh, đôi khi có thêm các chữ "Trong an bình" và các hình khác nhau như chim bồ câu, cành vạn tuế, hay chạm trổ các cảnh lấy hứng từ kinh thánh vv… mộ những người giàu có thường chạm trổ và xem ra có vẻ sang trọng hơn.
Các đường hầm này cũng thường gặp nhau tại những phòng có chiều kính rộng lớn khác nhau gọi là Cubicula, dùng để chôn cất nhiều người trong cùng một gia đình hay để giữ hài cốt các vị tử đạo. Các học chôn cất hay giữ hài cốt các vị tử đạo, bên trên có vòm thường được trang hoàng với các bức vẽ. Ngày nay phần lớn các nghĩa trang này trống rỗng, vì đã bị các tay tìm kiếm đồ cổ, đồ trang sức và xương Thánh, đào bới trong hàng bao thế kỷ nay.


Các đường hầm thường nằm sâu 7 hay 8m dưới lòng đất, sâu nhất là 22 hay 25m. Tổng cộng tất cả có đến 876km đường hầm mộ. Cho đến nay các nhà khảo cổ đã khám phá được hơn 40 hang Toại Đạo ở trong một khu vực rộng trên 12 cây số vuông. Các bức vẽ và chạm trổ rất quý đối với ngành khảo cổ. Các bức vẽ và các bức chạm trổ xưa nhất thuộc thế kỷ I, thường chúng là những biểu tượng lấy lại của dân ngoại và thêm ý nghĩa Kitô. Sau này các bức vẽ trên tường lấy hứng từ kinh thánh cựu ước và tân ước. Chẳng hạn như: Chuyên môn sứ Giona, cảnh Abraham tế lễ, Moshê cho nước vọt ra từ đá, Noe trong tàu, ba trẻ em Do Thái trong lò lửa hồng, Daniel trong hàm sư tử. Chúa Giêsu cho Ladarô sống lại. Chúa Chiên lành, các hình tượng trưng cho Bí tích Thánh thể, bí tích rửa tội, linh hồn người chết được liên kết hợp với các thánh, con cá vv…Con ca tiếng Hy lạp al Ikhtous, gồm các mẫu tự đầu của các chữ Iêsous Kristous Thêou Huios Soter có nghĩa là Giê su Kitô con Thiên chúa, đấng cứu thế. Đó là lời tuyên xưng lòng tín của tín hữu Kitô. Trong thời bách đạo, tín hữu dùng con cá như dấu hiệu nhận ra nhau. Nếu một người vẽ con cá, người kia trả lời cũng vẽ con cá thì có nghĩa là Kitô hữu.
Hang Toại Đạo Thánh Callistô (Catacambe Di.S Callisto)
Là hang toại đạo quan trọng nhất Roma. Thày sáu Callisto là người cộng sự thân cận của Đức giáo hoàng Zeferino (199-217) năm 217, thày được chọn làm đấng kế vị lèo lái con thuyền giáo hội dưới thời hoàng đế Antonio Heliogabale. Ngài đã cho sửa sang lại các nghĩa trang đầu tiên của cộng đoàn tín hữu Roma. Ngài bị nhóm lạc giáo bắt và hành hạ, sau cùng bị quăng xuống giếng cho chết, năm 222 dưới thời vua Alexandre. Nghĩa trang này phát triển vào thế kỷ thứ I chung quanh phần mộ của Thánh nữ Lucina và gia đình Cecilli nơi chôn cất Thánh nữ Cecillia. Đây cũng là nơi chôn cất chính thức của các giáo hoàng, từ đức giáo hoàng Callisto trở đi cho đến cuối thế kỷ III. Các phần mộ này được đức giáo hoàng Callisto nới rộng, sau đó Đức giáo hoàng Damacos cho trang hoàng với các bức vẽ trên tường và được tôn kính cho đến thế kỷ XV.
Từ nhà thờ Dominé Quo Vadis, bạn theo con đường chính giữa lên đồi đi qua giữa các hàng cây trắc bá, rẽ phải để đến lối vào hàng Toại Đạo.
Bên trái là nhà nguyện kinh thánh giáo hoàng Sisto và thánh nữ Cecillia. Bên trong có các bia mộ, các văn bản khắc trên đá và di tích phần mộ của đức giáo hoàng Zerferinô.
Từ đây bạn đi xuống các hang qua cửa vào ngày xưa, có trang hoàng các bức vẽ rất ý nghĩa. Hang Toại Đạo này gồm 4 tầng nhưng chỉ có thể thăm tầng 2.
Nhà nguyện các giáo hoàng: Nơi đây đã có 9 giáo hoàng được chôn cất trong số đó có: Thành Sistô II, Thánh Anterô Thánh Fabianô, thánh Luciô I và Thánh Eutichianô, với bia mộ nguyên ngữ Hy Lạp. Cuối nhà nguyện, gian bên cạnh là mộ thánh nữ Cecillia, có các bức tranh Byzantin thuộc các thế kỷ VII và VIII.
Một đường hầm dẫn qua 5 phòng mộ trang hoàng các bức vẽ biểu tượng các Bí tích. Xa hơn nữa là nhà nguyện Thánh giáo hoàng Eusebio, qua đời năm 311, có mọt bia mộ do Đức giáo hoàng Damaso cho khắc hồi thế kỷ VI. Bên cạnh là phòng có hai quan tài đá bên trong còn xác ướp của một người đàn bà và của một em bé. Chiếc đầu em bé bị dẹp vì hồi trước có một du khách té, đè khủy tay lên trên.
Trong một phòng riêng có mộ Đức giáo hoàng Cornelius, qua đời năm 252 trên tường trang hoàng các bức tranh theo kiểu Byzantin thuộc các thế kỷ VII hay thứ VIII.
Nhà nguyện Thánh nữ Lucina, trung tâm tiên khởi của nghĩa trang và nhà nguyện Thánh giáo hoàng Milziade.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.