Hôm nay,  

Bi Kịch Của Người Việt Tỵ Nạn Khi Đi Tìm Tự Do

14/07/200300:00:00(Xem: 5294)
Tuần qua, 54 người Việt Nam, trong đó có một công dân Úc gốc Việt, trên một chiếc ghe đánh cá mong manh, ọp ẹp, đã chọc thủng màng lưới tuần duyên, bảo vệ biên phòng với hệ thống radar thật tối tân của Úc để đến tận cảng Port Hedland chỉ còn cách bờ biển chừng vài cây số trước khi bị phát hiện và ngăn chận, kéo ngược ra khơi, chuyển sang chiến hạm Canberra, để chở đến trại giam người tầm tÿ trên đảo Giáng Sinh, cách đất liền Úc 1,800 cây số. Hành động dũng cảm của những thuyền nhân này đã hâm nóng lại vấn đề người tầm tÿ đến thẳng Úc và đồng thời khiến cho chính phủ Howard một lần nữa có chính sách cứng rắn và phi lý đối với người tÿ nạn.
Chiếc ghe dài 15 thước mang tên “Hào Kiệt” là chiếc ghe chở người tÿ nạn đầu tiên đến sát bờ biển Úc kể từ tháng 12/01, và là chiếc thứ 3 phát xuất từ Việt Nam đã bị phát hiện trong vòng vài tháng qua. Trước nguy cơ bị chỉ trích vì áp dụng chính sách khắt khe với người tầm tÿ nhằm ngăn chận làn sóng thuyền nhân đến Úc, phản ứng đầu tiên của chính phủ Howard là ra lệnh tống khứ 53 người thuyền nhân can đảm này ra đảo Giáng Sinh, một vùng đất của Úc đã bị chính phủ loại ra khỏi phạm vi di trú (excised territory), để ngăn cản không cho quyền xin tÿ nạn của họ được cứu xét theo luật pháp Úc, cùng với quyền khiếu nại của họ lên đến tận Tối Cao Pháp Viện Úc.
Một số những người thường xuyên tranh đấu cho quyền lợi của người tÿ nạn, như bà Marion Lê hoặc bà Margaret Piper của Refugee Council of Australia, đã lên tiếng đặt vấn đề về hành động mang nhiều vẻ cố chấp của chính phủ Howard, bởi vì trại tạm giam người tÿ nạn ở Port Hedland chỉ cách nơi chiếc ghe của họ bị phát hiện không bao xa, so với đảo Giáng Sinh, và chiếu theo thỏa ước quốc tế về hàng hải cũng như về tÿ nạn thì người xin tÿ nạn PHẢI ĐƯỢC đưa đến trại tÿ nạn gần nơi họ được vớt nhất. Giới truyền thông cũng như đại đa số quần chúng Úc đều nghĩ rằng điều này là một việc thông thường, bởi vì chiếu theo luật lệ hiện hành ở Úc, thì những người tầm tÿ bị ngăn chận TRƯỚC KHI vào được phạm vi di trú (migration zone) mới bị giải giao sang những trại tạm giam như đảo Giáng Sinh để làm thủ tục xin tÿ nạn, và khi đó họ sẽ không có quyền khiếu nại nếu bị nhân viên bộ Di Trú bác đơn.
Thế nhưng, không bao lâu sau khi lệnh này được ban hành và chiếc HMAS Canberra đang trực chỉ đảo Giáng Sinh thì sự thật bị tiết lộ. Chính phủ Howard đã phải thừa nhận rằng những người tÿ nạn Việt Nam can đảm này đã vào đến phạm vi di trú, và do đó, đơn của họ phải được xét xử bình thường, với trọn quyền khiếu nại như luật định. Dù vậy, chính phủ Howard vẫn ngoan cố, nhất định chuyển họ đến đảo Giáng Sinh. TT Di Trú Philip Ruddock nói: “Luật Di Trú đòi hỏi những kẻ “phi công dân” bất hợp pháp (unlawful no-citizens) phải bị giam giữ. Những người này đang được chuyển giao đến một cơ sở tạm giam của Úc, chiếu theo luật pháp. Nên nhớ rằng đây không phải là nhóm đầu tiên được xét đơn theo luật Úc trên đảo Giáng Sinh. Đây không phải là chuyện khác thường”.
Tuy nhiên, sau đó thì phe Đối Lập cũng lên tiếng hậu thuẫn những người tranh đấu cho tÿ nạn để lên án chính phủ Howard về quyết định được coi là bất công, phi lý và vô nhân đạo này. Họ cho rằng đấy là “một quyết định lầm lẫn, vụng về và đắt giá” (an expensive bungle), bởi vì, tính trung bình thì chính phủ phải chi mỗi ngày $293 Úc Kim để giữ một người tÿ nạn trên đảo Giáng Sinh, so với $87 một ngày tại Port Hedland. Phát ngôn nhân di trú của đối lập, bà Nicola Roxon cho rằng việc mở cửa lại trại tạm giam ở đảo Giáng Sinh, đưa nhân viên đến đó làm việc để canh gác và khám xét đơn của những người tÿ nạn này là “một sự phí phạm tiền bạc khổng lồ”. Bà nói thêm: “Chúng tôi nhận được tài liệu cho thấy rằng phí tổn để đưa chiến hạm Canberra đến đảo Giáng Sinh là $1 triệu mỗi ngày... Thêm vào đó là chi phí để đưa nhân viên đến đảo. Đây là một lỗi lầm quá đắt của tổng trưởng di trú Ruddock”.
Giới luật gia cũng lên án hành động này của chính phủ. Ông John Manetta, trạng sư ở Melbourne, nói: “Tôi không hiểu được tại sao lại phải đưa người ta ra quá xa ngoài khơi như thế trong khi nó sẽ tạo nhiều phí tổn hơn... Cách ngăn ngừa như thế này là một sự vi phạm trắng trợn những bổn phận của chúng ta theo công ước quốc tế”.
Ông Julian Burnside, QC, trạng sư thâm niên thường xuyên tranh đấu bảo vệ quyền lợi người tÿ nạn cũng lên án hành động này, cho rằng đấy là một việc “chối bỏ tính pháp trị” (renunciation of the rule of law).
Mặc dù bị lên án, bị chỉ trích, chính phủ Howard vẫn ngoan cố, và tìm đủ mọi phương cách ngụy biện hầu bào chữa cho hành động được coi là vô nhân đạo và cố chấp ấy. Philip Ruddock nói: “Quan trọng nhất, những người này vẫn không đặt chân lên đất liền Úc, và điều này sẽ đưa một thông điệp thật mạnh mẽ đến bất kỳ một kẻ nào khác muốn đến đây một cách bất hợp pháp”.
Hôm thứ Ba 8/5 vừa qua, sau khi có nhiều lời tuyên bố rằng chi phí cho vụ chở thuyền nhân tÿ nạn Việt Nam ra đảo Giáng Sinh lên đến $10 triệu Úc Kim, TT John Howard tuyên bố trên đài phát thanh ABC rằng chi ra bao nhiêu tiền cũng xong, miễn là bảo đảm rằng người tÿ nạn không được xét đơn trên đất liền Úc. Howard nói: “Chúng tôi quyết định rằng họ phải đến đảo Giáng Sinh vì chúng tôi tin rằng nếu họ được cứu xét ở Port Hedland thì việc này sẽ có nguy cơ đưa một thông điệp đến với toàn thể thế giới rằng họ vẫn còn có thể đặt chân lên đất liền của Úc và trên một phương diện nào đó, chính sách của chúng ta đã được thay đổi. Tôi tin rằng dưới cái nhìn của thế giới có cả một trời khác biệt giữa việc được cứu xét trên đảo Giáng Sinh, cách lục địa Úc thật xa, và được cứu xét ở đất liền Úc. Tôi nghĩ rằng có một sự khác biệt rất lớn trong tâm tưởng”.
Thái độ ngoan cố này của chính phủ Howard đã khiến cho nhiều người dân Úc cảm thấy bực mình, lo âu, phẫn nộ và xấu hổ. Chỉ cần đọc qua những trang “thư độc giả” của các nhật báo lớn hoặc nghe những chương trình truyền thanh trực thoại là người ta thấy được những bực dọc, phẫn nộ ấy của một số không ít dân chúng Úc. Ngay cả những người vốn từng tin theo lời khẳng định mạnh mẽ của Howard trước đây là chỉ có “chúng ta là người có quyền quyết định ai được đến Úc cũng như hoàn cảnh khi họ đến Úc”, nay cũng thấy bất mãn trước việc John Howard khư khư áp dụng chính sách di trú khe khắt bị đông đảo dư luận trên thế giới coi là những hành đông vi phạm nhân quyền trắng trợn. Một trong những tin đồn, chưa được kiểm chứng, được ký giả Mike Carlton của đài 2UE nhắc đến trong tuần qua đã gây bực dọc cho không ít khán giả của chương trình truyền thanh của ông là tin bộ Quốc Phòng ra lệnh cho cấp chỉ huy của chiến hạm Canberra cấm tiệt không cho 53 người tÿ nạn, kể cả trẻ em và phụ nữ, được trú nắng, trú mưa trong suốt cuộc hải hành 1,800 cây số mà bắt họ phải ngồi trên bong tầu.

Công chúng Úc cũng bày tỏ nỗi bất mãn về sự thiếu cân xứng (lack of proportionality) trong cách chính phủ Úc đối phó với người xin tÿ nạn đến bằng thuyền so với cách đối phó với những di dân lậu đến bằng máy bay qua ngả du lịch, rồi sau đó trốn lại. Một đằng thì dùng vũ lực tuyệt đối, một đằng thì thờ ơ, lạnh nhạt không thèm ra nỗ lực truy đuổi, mặc dầu con số di dân lậu đến bằng máy bay cao hơn số thuyền nhân rất nhiều.
Nhưng có lẽ việc khiến quần chúng ngao ngán, bất mãn nhất trong vấn đề di trú tÿ nạn là vụ xì căng đan “tiền trao, chiếu khán cấp” vẫn đang sôi nổi xoay quanh tổng trưởng Ruddock và cách thức mà dư luận cho rằng ông lạm dụng dụng quyền can thiệp của bộ trưởng (minister’s discretion). Vụ việc này cho thấy tính đạo đức giả của chính phủ Howard, chuyên ra vẻ nghiêm khắc, tuyệt đối tuân thủ chính sách đối với một số người nghèo khó, trong khi một số người khác giầu có, như tên gian thương người Phi đang bị truy nã Dante Tan, thì dường như lại dễ dàng để họ mua đường đến Úc!
Sự bất mãn ấy có lẽ được bày tỏ một cách thành thật nhất qua lá thư độc giả của bà Marilyn Shepherd ở Nam Úc gởi cho nhật báo The Age. Bà viết: “Các gia đình di dân giàu xụ có thể lấn hàng (jump the queue) nếu họ trả tiền. Những thằng người Anh ngu xuẩn phiêu lưu trên biển cả được tiếp đón thật nồng hậu như thượng khách trên chiến hạm Newcastle khi chúng quờ quạng, luống cuống giữa biển khơi. Thế nhưng 54 người Việt Nam bất hạnh lại bị giam cầm như những tội phạm chỉ vì họ dám tin tưởng cầu cứu với chúng ta... Chúng ta còn chấp nhận cách đối xử dã man vô nhân đạo với những người chưa hề phạm tội gì cả cho đến bao giờ chứ" Cho đến bao nhiêu năm nữa chứ, hở trời"” Và quả thật như vậy. Ông Nguyễn văn Hòa, người công dân Úc gốc Việt trên ghe đã bị câu lưu và truy tố với tội buôn người, mặc dầu toàn thể những người trên ghe là gia đình quyến thuộc của ông! Nếu bị kết tội, ông sẽ có nguy cơ lãnh án tù 20 năm.
Nhật báo The Australian ngày thứ Ba 08/07 vừa qua đã có đăng một bản tin thật dài tựa đề “Faces Of Asylum Brought Tears Of Joy” (Những Khuôn Mặt Tầm Tÿ Mang Đến Những Giọt Lệ Hân Hoan), qua đó, các ký giả Barclay Crawford, Patricia Karvelas và Paul Toohey đã phỏng vấn bà Trần Thúy Phụng, vợ của ông Hào và miêu tả thật trung thực nỗi cảm xúc của bà khi nhận diện được mẹ bà cùng các bà chị dâu trong số 53 người tÿ nạn nói trên.
Bà Phụng cũng khẳng định rằng đa số những người trên ghe là thân nhân và bằng hữu của chồng bà, cùng với gia đình của hai người anh em trai của bà. Bà tuyệt đối phủ nhận rằng chồng bà là một kẻ buôn người và xác định một cách mạnh mẽ rằng họ là những người chống cộng sản, phải vượt biên “vì nhà nước cộng sản đã khám phá được rằng anh ấy phát truyền đơn chống cộng. Bọn cộng sản sẽ giết họ”. Bà cho biết chồng bà rời Úc trở về Việt Nam từ hơn 3 tháng trước đây nhưng bà không hề nhận được tin tức gì của ông cho đến khi thấy hình của ông trên truyền hình.
Bỉnh bút Greg Sheridan cũng viết một bài báo ngắn gọn nhằm lên tiếng bênh vực cho số thuyền nhân này cũng như cho ông Hòa một cách gián tiếp. Ông nêu rõ sự thật về tình trạng hiện nay tại Việt Nam. Ông cho biết rằng Việt Nam hiện nay vẫn là một chế độ độc tài đảng trị chuyên đàn áp dân chúng, đàn áp tôn giáo và những người dám lên tiếng phản kháng. Ông cũng nêu lên một sự so sánh làn sóng tÿ nạn Việt Nam trong khoảng cuối thập niên 70 với tình cảnh của những tÿ nạn hiện nay. Ông viết rằng phần lớn người tÿ nạn lúc ấy đều phải chi tiền để có thể tổ chức vượt biên và đặt câu hỏi: “Có phải tất cả những người giúp họ đào thoát hoặc tổ chức ghe thuyền là những kẻ buôn người hay không"”
Rồi sau đó, ông xác định. “Việc một người tÿ nạn chân chính tìm cách vào nước Úc không phải là một hành động phi pháp và do đó, việc nhân viên di trú gọi những người mới đến này bằng những từ ngữ như “bọn trục lợi” (opportunists) hoặc “di dân kinh tế” (economic migrants) trước khi đơn xin tÿ nạn của họ được cứu xét là một việc “gian dối có tính toán” (intellectually dishonest) và đầy thành kiến nguy hiểm (grievously prejudicial).
Một độc giả khác của nhật báo The Age, ông Peter Kenyon cũng chỉ trích lối dùng từ của chính phủ Howard, điển hình là tổng trưởng Ruddock, trong việc miêu tả những người tÿ nạn trên chiếc thuyền Hào Kiệt như “những kẻ phi công dân bất hợp pháp”. Ông cho rằng lối dùng từ này nhằm mục đích tước đoạt những sự thông cảm từ công chúng Úc và thay vào đó bằng những lo âu và thù hận về những con người khốn khổ này. Ông viết: “Ngôn ngữ này buộc chúng ta nghĩ rằng những người mà chúng ta từng biết đến như “tÿ nạn” như “thuyền nhân” trốn chạy khỏi những thể chế độc tài chỉ là những tên tội phạm mà thôi. Từ ngữ đầy tính miệt thị ngấm ngầm này khiến người ta cho rằng họ không có ngay cả quyền hiện hữu chứ đừng nói đến việc được đối xử chiếu theo bổn phận của chúng ta theo công ước quốc tế!”
Một điều đáng được nhắc đến ở đây là không ít độc giả gốc Việt, như Tam Dieu ở Kensington, Vũ Quốc ở Sydney, Trinh Do ở Brisbane, Mai Dao ở Padstow, cũng lên tiếng bênh vực cho những người tÿ nạn can đảm của chiếc Hào Kiệt.
Hiển nhiên, trước việc hành xử quyền lực một cách phi lý của chính phủ Úc, đứng đầu là thủ tướng John Howard và tổng trưởng di trú Ruddock, chúng ta thừa nhận, ngay cả trong một xã hội tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, sự bất công và thái độ vô nhân đạo vẫn có thể xảy ra, và những người dân nghèo khổ thấp cổ bé miện, vẫn luôn luôn là những nạn nhân đáng thương. Tuy nhiên, trước những phản ứng chính đáng của dư luận Úc, trong đó có những người dân bình thường, những người cầm viết có lương tri, chúng ta tin tưởng, không sớm thì muộn, công lý sẽ chiến thắng, và chính những người “cơ hội quyền lực chủ nghĩa” như TT Howard và tổng trưởng Ruddock, rồi sẽ phải thức ngộ, bằng không, họ sẽ bị quét khỏi guồng máy quyền lực dân chủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.