Hôm nay,  

Đọc Nắng Hồng Phương Nam, Tiểu Thuyết Của Nguyễn Chí Kham

08/07/200300:00:00(Xem: 4886)
  • Tác giả :
Trước tiên, người viết cần xác định, đây không phải là một bài điểm sách, theo đúng nghĩa của nó. Chỉ là tản mạn xung quanh một vụ nắng, và một vụ mùa. Về những điều bật ra, khi đọc, có khi chẳng liên quan gì tới cuốn sách.

Sau đây là một vài gợi ý.

- NHPN viết về một thời kỳ sau 1975. Nhân vật chính từ giã cuộc đời thường để vào cuộc đời tù. Độc giả, từ những dòng tóm tắt như thế, tự nhiên là sẽ có ý nghĩ, chắc là "căng" lắm đấy. Nhưng không phải như vậy. Cuộc giã từ, đổi đời thường lấy đời tù diễn ra rất ư là "êm ả", trong khi thực tế không phải như vậy. Ngay cả khi cho rằng, bởi vì đây chỉ là một cuộc du ngoạn diễn ra chừng 10 ngày, theo như thông báo của nhà nước mới, nó cũng không thể êm ả như vậy. Tại sao tác giả lại chọn một cách viết như thế"
- Cách viết giả tưởng, và lịch sử vốn đi kèm với nó, đặc biệt, lịch sử Lò Thiêu, Trại Tù của một số tác giả như Kertesz, Sebald... liệu có thể áp dụng để giải thích NHPN"
- NHPN: Chỉ là Trăng Ơi Thơ Ấu Mãi, tập truyện đầu tay của NCK, nối dài, trải rộng ra"
- NHPN: một great design" Một cách nhìn khác về Trại Tù" Và như một geat design, cho dù thất bại, vẫn đáng một ngọn đèn cầy (Brodsky viết về Akhmatova)"
- Trừ những bài ca phản chiến theo đúng nghĩa của nó, và bây giờ trở thành "void", những bản nhạc tình ca của TCS cứ sống hoài, tuy được viết ra từ những ngày phản chiến đó. Liệu NHPN là một lập lại kinh nghiệm trên"

Từ những gợi ý trên, đưa đến nhận định chìa khóa, về cuộc chiến VN, nhìn từ phương nam: một cuộc chiến không thể có anh hùng miền nam"

-Ông viết, “Một cuốn sách phải quậy nát bấy, những vết thương... Một cuốn sách phải là một hiểm nguy. Những cuốn sách của ông, chúng nguy hiểm theo nghĩa nào""
"Thì đúng như vậy. Hãy nghe này:... khi cuốn Précis của tôi ra lò, một tay phê bình của tờ Thế Giới (Le Monde) gởi cho tôi một lá thư, với lời trách móc: 'Ông không nghĩ đến hậu quả, nếu cuốn sách lọt vào tay mấy người trẻ tuổi"'. Thật là phi lý! Sách phục vụ lớp trẻ" Phục vụ như thế nào" Dạy dỗ chúng" Giúp chúng học" Nếu như vậy, chúng chỉ cần tới trường, tới lớp."
"Không, tôi cho rằng cuốn sách đúng là một vết thương. Nó phải thay đổi cuộc đời của người đọc, cách này hoặc cách khác.... Một bà viết về tôi, mới đây, trên tờ Le Quotidien de Paris: 'Cioran viết điều mà người ta phải nói thầm, khi nhắc lại'. Tôi không viết, theo nghĩa 'làm ra một cuốn sách', để cho người ta đọc. Không, tôi viết để hất đi một gánh nặng cho tôi. Nhưng rồi sau đó, khi nghĩ về 'nhiệm vụ của những cuốn sách của tôi' (la fonction de mes livres), tôi nói với mình, chúng phải như một vết thương. Một cuốn sách, mà người đọc 'vũ như cẩn' sau khi đọc nó, là một cuốn sách vứt đi."
Cioran

Kafka cũng từng nói như vậy: Ông viết cho bạn là Oskar Pollak, vào năm 1904: "Tôi nghĩ chúng ta chỉ nên đoc những cuốn sách ngoạm, hoặc đâm chúng ta. Nếu cuốn sách mà chúng ta đọc không lay động chúng ta tỉnh hẳn người, giống như bị ai đó giáng một cú vào sọ, thì ích chi đâu mà đọc nó" Sách làm cho chúng ta hạnh phúc" Cám ơn Trời, chúng ta hạnh phúc biết bao nếu chẳng sách gì hết. Những cuốn sách làm chúng ta hạnh phúc, chúng ta có thể tự viết lấy. Sách mà chúng ta cần, chúng đập chúng ta giống như gặp một chuyện bất hạnh đau đớn nhất, như cái chết của một người thật thân thiết mà chúng ta yêu hơn cả yêu chúng ta, nó làm chúng ta cảm thấy như bị tống xuất tới một nơi rừng rậm, hẻo lánh, xa hẳn con người, giống như tự tử. Cuốn sách phải giống như cái rìu phá cái biển đóng băng ở bên trong chúng ta. Tôi tin như vậy."
(Alberto Manguel trích dẫn, trong cuốn A History of Reading, nhà xb Alfred A. Knopf Canada, 1996)


Người viết quen NCK, từ những ngày ở Quán Chùa. Khi còn tờ Nghệ Thuật, và Sài Gòn còn tương đối thanh bình. Thập niên 1960. Đọc bài văn đầu tiên của anh, trong mục Những Người Viết Mới, trên NT, do Viên Linh làm tổng thư ký.
Ngồi Quán Chùa, anh cho biết, đó không phải là bản văn đầu tay. Anh đã từng viết trước đó. Đã có nhiều truyện ngắn đăng trên báo Tiểu Thuyết Thứ Năm. Đã lãnh tiền nhuận bút nhiều lần. Những truyện ngắn đó, tuy không tệ, vì được chọn đăng, nhưng anh muốn, một cách viết khác. Đoản văn trong mục Những Người Viết Mới là thử nghiệm đầu tiên, cho một thứ văn học, khác. Tôi nói, tôi thường đọc Tiểu Thuyết Thứ Năm, và biết những truyện ngắn ở đó như thế nào. Và một khởi đầu như vậy, dù muốn hay không muốn, nó cũng bám chặt lấy anh. Đọc Nắng Hồng Phương Nam là thấy ngay điều đó. Câu chuyện có thể dài hơn nữa, dầy hơn nữa. Nhưng không phải như vậy. Tôi nhớ, Faulkner đã từng nói, trong một truyện ngắn, cái lấy ra khỏi quan trọng hơn là cái giữ lại. [ Barthes: Sự đánh giá của chúng ta chỉ trông cậy vào thực tập, và thực tập này là của việc viết. Một bên, là cái có thể viết, và một bên là cái không còn có thể viết: Cái gì nằm trong thực tập viết, cái gì đã bị bỏ đi, đã rời khỏi nó. Bản văn nào tôi bằng lòng viết (lại viết), mong viết, thèm viết...."
[Our evaluation can be linked to a pratice, and this pratice is that of writing... (S/Z, trang 4, bản tiếng Anh của nhà xb Hill and Wang, New York).
Tôi nghĩ, định luật này phải áp dụng cho cả truyện dài. Khởi đầu dễ dãi quá làm hỏng những trang viết tiếp theo. Theo nghĩa này, người ta cho rằng câu mở đầu là rất quan trọng. Bạn cứ viết được câu mở, là có thể kéo dài nó. Cũng vẫn theo nghĩa này, Walter Benjamin cho rằng những mẩu đoạn mà một nhà văn lớn hì hục với chúng, nặng ký hơn so với những tác phẩm đã hoàn tất. Trường hợp này đã từng xẩy ra trong văn học. Trên tờ Người Nữu Ước, đã lâu lắm, nhắc tới một nhà văn Mỹ rất nổi tiếng, thuộc loại best-sellers,tôi không còn nhớ tên (tác giả một cuốn sách đã được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Người Lữ Hành Kỳ Dị), ông này đúng ra có thể viết những tác phẩm "vượt thời gian", nhưng lại bằng lòng làm một tác giả best-seller. Tờ báo kết luận, ông ta đã "bán rẻ" tài năng của mình.
Trong NHPN có những câu văn thuộc loại bán rẻ, bên cạnh những câu văn thuộc loại bán đắt. Thí dụ như, ngay ở đoạn đầu...
Câu mở đầu là rất quan trọng, Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, tôi đã từng trải qua một kinh nghiệm như thế. Chấp nhận thành công dễ dãi kéo theo những tác phẩm dễ dãi. Có thể có người nghĩ khác, nhưng với tôi, đây là một " kỷ luật", đối với ai đó tính lựa chọn cuộc đời "trăm năm rách nát với văn chương". (Nguyễn Du). Beckett còn khó hơn nữa: Hãy thua. Thua nữa. Thua cho bảnh.

Theo tác giả một cuốn sách viết về Chekhov, William Faulkner đã lấy Chekhov làm thí dụ, 'Trong một truyện ngắn, bạn càng nói nhanh, càng giản tiện về một điều, một chuyện, và nếu được, thì đây là thứ số một, như Chekhov, khi ông sử dụng mỗi lần hai hay ba ngàn từ. Nếu không được thứ số một, ông phải dùng tới tám chục ngàn từ'. Về truyện dài, ông nói, "Trong một cuốn tiểu thuyết, bạn có thể cẩu thả, nhưng trong truyện ngắn, không thể cẩu thả. Tôi nói tới những truyện ngắn của Chekhov. Chính vì vậy mà tôi coi tiểu thuyết là thứ hạng nhì.... trong truyện ngắn bạn phải hết sức chính xác."
Chekhov vốn không viết được truyện dài, và để giải thích cho sự không thể viết: "Chỉ những nhà văn thuộc nòi phong nhã [issu de la noblesse] mới biết viết tiểu thuyết. Còn chúng ta, thuộc thứ tiểu-trưởng giả, tiểu thuyết vượt quá sức chúng ta."
[Roger Grenier, Hãy nhìn tuyết rơi (những ấn tượng về Chekhov), nhà xb Gallimard, tủ sách Folio, 1992]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.