Hôm nay,  

Việt Nam : Giáo Dục S.o.s

13/06/200300:00:00(Xem: 4699)
Nhân dân: Học sinh Việt Nam là những con vẹt, người máy Robot.
Cấp lãnh đạo: Ra lệnh giáo viên lập thành tích số thí sinh đỗ cao.
Hoa Thịnh Đốn.- Tương lai đất nước nằm trong tay Thanh niên nhưng Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam lại đang dạy cho học sinh cách ăn gian, nói dối từ cha tới con.
Thạc sỹ Mai Ngọc Luông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục phổ thông của Đại học Sư phạm Sài Gòn nói về tình trạng có quá nhiều học sinh được chấm loại xuất sắc:"Tỷ lệ học sinh đạt loại xuất sắc quá cao như hiện nay không phản ảnh đúng chất lượng dạy và học ở bậc tiểu học. Chính các trường đã phải chịu sức ép từ nhiều phía nên không muốn có học sinh phải lưu ban xếp loại yếu, kém. Việc chạy theo thành tích thể hiện từ cách ra đề, chấm thi và nâng điểm." (Nhân Dân, 7-6-2003, trích lại báo Tuổi Trẻ).
Nhưng ai đã đề ra "sức ép" để đạt thành tích cho khỏi mất mặt " Thắc mắc này đã được trả lời thẳng thừng của nhiều giới trong một cuộc thảo luận trên mạng của hãng Việt Nam Net đầu tháng 6-2003. Tên người góp ý đều không bỏ dấu, nhưng ý kiến của họ đã phản ảnh những băn khoăn tột bực về tương lai của nền giáo dục Việt Nam khiến mọi người phải đau lòng.
THÀNH CÔNG, THÀNH CÔNG, ĐẠI THÀNH CÔNG
Độc giả Phan Van Luan: "Theo tôi căn bệnh thành tích đã phát triển rất mạnh ở nhiều địa phương trong cả nước. Những người đang đứng trên bục giảng không bao giờ muốn sản phẩm của mình lại kém chất lượng đến thế. Nhưng do mệnh lệnh cấp trên nên họ phải làm theo thôi."
E-Mail của Luong:"Là một công dân Việt Nam, tôi luôn luôn cảm thấy bức xúc trước bộ mặt diêm dúa của nền giáo dục hiện nay mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về Bộ GD&ĐT (Giáo dục - Đào tạo). Những con người đã và đang chéo lái con tàu Giáo dục nước nhà nhưng họ lại đang tạo ra một thế hệ học sinh "bác học" ảo. Vô hình dung họ đã biến các em thành những con robot xanh xao và các bậc phụ huynh thì chẳng còn khả năng định hướng cho con em mình. Tất cả đều chạy theo những con chín, con mười (9, 10 điểm) chỉ có giá trị trên giấy mà thôi..."
Truc Son:"Nói chi nhiều vì chúng ta nói chỉ có chúng ta nghe, có quan chức nào vào đây mà nghe đâu. Chưa thi mà tỉnh tui người ta đã phổ biến trong HĐ (Hội đồng) coi thi rằng " tỉnh ta đang phấn đấu lên đô thị loại 1 phải làm sao cho kết quả đỗ trên 80%. Nghĩa là các thầy cô giáo phải "khoan dung" tối đa để thí sinh có thể xoay xở cho kết quả nó cao lên."
E-Mail của Ngan:"Thật vô cùng xấu hổ khi sống và làm việc trong cơ chế giáo dục ngày nay. Nó không ra một cái gì cả, không tốt, không xấu mà là tồi tệ. Những nhà giáo có lương tâm không thể chấp nhận nó nhưng cũng không thể chối bỏ bởi vì tất cả đều do chỉ đạo của cấp trên. Nếu anh lớn tiếng đi ngược lại dòng chảy anh sẽ bị đào thải ngay. Nhẹ nhất là không đứng lớp (bị hạ lớp dạy) và tiếp theo là những gì nữa và cuối cùng là giảm biên chế (cho nghỉ việc). Giữa một guồng máy đang chạy nếu anh không chạy nó sẽ nghiền nát anh ra. Bệnh thành tích nó đã dung dưỡng cho tính ỷ lại của học sinh và nó hành hạ các giáo viên đến không thể tưởng tượng nổi..."
Quang Hung góp ý:" "THÀNH TÍCH" để khoe với ai các bạn nhỉ" khi chất lượng đào tạo của chúng ta ngày càng đi xuống, ngày càng tụt hậu so với các nước khu vực và thế giới. Thật kinh ngạc khi tỷ lệ tốt nghiệp các cấp là gần 100% nhưng số học sinh thi đại học đạt 10 điểm/3 môn chiếm tới hơn 90%. Sự thật này đã nói lên tất cả, con số gần 100% thí sinh thi đỗ tốt nghiệp chỉ là con số giả dối, sự giả dối này có hệ thống, từ người lãnh đạo địa phương đến những người làm trong ngành giáo dục...thật đáng báo động.."
Quang Hung hỏi cấp lãnh đạo giáo dục: "Tại sao Nhà nước phải tiêu tốn hàng nhiều tỷ đồng vào những kỳ thi lừa dối, không những không hiệu quả mà còn rất nguy hiểm khi tạo ra một tiền lệ là:"không học cũng đỗ đạt". Thế hệ trẻ sẽ nghĩ sao khi người lớn cũng mắc bệnh nói dối. Hiện tượng các bạn và tôi đang chứng kiến diễn ra thường xuyên nhiều năm trở lại đây, diễn ra có tính hệ thống, từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ thành thị đến nông thôn nhưng các quan chức không có biện pháp can thiệp. Tại sao " Là một người đã trải qua hầu hết các kỳ thi của nền giáo dục Việt Nam, tôi đã được chứng kiến tất cả. Tôi có thể khẳng định giáo dục Việt Nam kém quá, tụt hậu nhiều quá, nhưng bảo thủ không chịu thay đổi."
Ý kiến của Nguyen Quoc Tuan:"Dù có giàu trí tưởng tượng đến mấy thì tôi cũng không nghĩ ra được là một lớp có 50 học sinh thì đã có 40 em là xuất sắc rồi. Con cái chúng ta ngày nay giỏi thật...Tôi không phải là một nhà sư phạm nhưng tôi cảm nhận rằng, phương pháp gíao dục của chúng ta đã giết chết những sáng tạo của học trò, biến các em thành những con vẹt...Để tìm ra thuốc trị bệnh "giáo dục chạy theo thành tích" thì "hãy đợi đấy". Theo tôi đây không phải là bệnh đâu mà là thảm họa đó.."
MẮC CỠ -QUÈ QUẶT-TÀN TẬT

E-Mail của Tran Thi Lan Thuy: "Căn bệnh thành tích về thi cử tại Việt Nam làm cho người Sỹ Phu cảm thấy Mắc Cở. Tôi là một nhà giáo giảng dạy gần 30 năm và năm nào cũng chấm thi tốt nghiệp phổ thông. Tôi cảm thấy rất xấu hổ khi cầm bút chấm bài học sinh không theo lương tâm của một Nhà Giáo mà theo mệnh lệnh của cấp trên. Không có tỉnh nào lại chấm theo đáp án chính thức của Bộ Giáo dục cả. Tất cả đều phải coi, cởi mở ra, tất cả phải mở đáp án ra. Tỷ lệ trên trung bình phải báo cáo hàng ngày cho cấp trên. Môn toán tốt nghiệp PT (Trung học Phổ thông) năm 2002 giáo viên phải chấm đi chấm lại bao nhiêu lần để đạt chỉ tiêu trên trung bình mà cấp trên đã ấn định. Chấm gần 3 lần mới chỉ đạt 55% nhưng không thể nhắm mắt cho điểm để đạt 80%. Khi chấm bài về, học sinh hỏi tại sao em không làm được mà vẫn trên TB (trung bình) vậy " Thầy vô cùng xấu hổ và không thể giải thích được..."
Hoang Dinh Nguyen góp ý:"Nếu ngày hôm nay, Chính phủ không kiên quyết dẹp bỏ vấn nạn này, một vấn nạn trồng trái đắng cho thế hệ trẻ thì mười hay 15 năm sau họ sẽ "dâng hiến" cho xã hội một thế hệ què quặt văn hóa và tàn tật về kiến thức...Đó là kết quả của một nền giáo dục theo thành tích. Lúc đó Việt Nam sẽ là một đất nước như thế nào " Ai sẽ thu hoạch những quả đắng này " Ai sẽ mỉm cười với thành tích xưa, cái ngày mà họ đã gieo trái đắng. Ai đảm đương nổi trách nhiệm này " Theo tôi, hầu như tất cả mọi việc họ đều đợi cho một "giọt nước làm tràn ly"...Đó là một quốc nạn."
CHỈ BÀI - COPY THẢ DÀN
Một độc giả ở Anh, Nguyễn Hữu Trí (có bỏ dấu) viết:"Tôi nghĩ, những giáo viên trực tiếp đứng giảng không bao giờ vì hám thành tích mà bỏ qua chất lượng học sinh. Thậm chí họ rất muốn giáo dục học sinh để hiểu thế nào là giá trị của sự chăm chỉ và cái giá phải trả cho sự lười biếng. Họ cũng rất đau lòng khi phải làm theo mệnh lệnh của cấp trên là phải nâng điểm thậm chí làm bài hộ cho những học sinh mà quanh năm không chịu học bài..."
Nói thêm về tình trạng thầy làm bài cho trò, độc giả Le Van Khiem lên tiếng:"Chẳng cứ gì giáo dục, xã hội Việt Nam từng chứng kiến bệnh chạy theo thành tích của các địa phương, các ngành...Bằng chứng ư " Đấy, cái vụ xe buýt lắp ráp chất lượng kém là do chạy đua thành tích hoàn thành đúng thời gian, nhân dịp 1/5 (Lễ Lao Động) (Chú thích: Một số hãng xe của Tổng Công ty Cơ khí Giao thông Vận tải giao cho Thành phố Hà Nội 36 xe buýt mới, nhưng chạy được vài ngày thì bị hỏng toàn diện:máy nóng, sôi nước, hỏng điều hòa không khí v.v.. Có 48 cán bộ, công nhân bị kỷ luật, nặng nhất là Nguyễn Minh Châu, Giám dốc xí nghiệp xe buýt.)
Nói về bệnh thành tích trong ngành giáo dục, độc g này viết tiếp:"Đó là sự thật. Song đó là cái bệnh thành tích của chính quan chức các địa phương. Các quan chức hàng tỉnh chẳng thích thú gì khi nghe báo cáo tỉ lệ tốt nghiệp thấp quá. Thế là chỉ đạo...Vừa rồi lại một thí dụ điển hình nữa:các em đi thi học sinh giỏi đã quay cóp bài của nhau. Một trong những nguyên nhân là các em được căn dặn là cháu làm bài tốt đã tốt rồi nhưng cũng cần tạo cho các bạn khác làm tốt bài...nghĩa là copy..."
Một học sinh tên Hung bổ túc:"Tương lai của giáo dục Việt Nam quả là đáng sợ. Em là người vừa qua kì thi năm ngoái. Quả thật, đó là một kì thi mang thủ tục nhiều hơn là để kiểm tra trình độ học sinh. Coi thi cực kì không nghiêm túc, chấm thi thì khỏi phải nói, mở đáp án hết cỡ. Bản thân em trong quá trình làm bài đã chỉ cho rất nhiều bạn, em biết điều đó là sai nhưng không thể làm khác hơn vì tình hình chung là như thế..."
Độc giả Tran Thanh Dung nói là thuộc "thế hệ thứ hai của chương trình cải cách" (giáo dục) của Bộ Giáo dục đã nêu ra tình trạng bất nhất của chính sách giáo dục. Chẳng hạn như vụ thay đi đổi lại cách viết chữ "h" từ "có móc" sang "không móc" rồi lại quay về "có móc". Độc giả này cho biết là đã bị cô giáo "ghè tay" (đánh vào tay) khi thêm "móc" vào chữ "h" như bố dạy ở nhà, và hỏi mọi người:" Nay người ta lại quay về chữ h có móc, không biết những cái ghè tay mà cô giáo ngày xưa đã "tặng" cho tôi có oan không " Tôi thấy những người tham gia diễn đàn rất bức xúc và chính đáng nhưng có ai nghe không. Vả lại, theo tôi những người đứng đầu bộ GD&ĐT (Giáo dục và Đào tạo) của ta hình như khôn được giáo dục nhiều cho lắm nên đã đem cả một thế hệ ra làm thí nghiệm như những gì họ đã làm vừa qua."
Đó là những ý kiến của một số người dân trong nước về nền giáo dục hiện nay của đảng Cộng sản Việt Nam . Thiết nghĩ chả cần phải bàn bạc thêm làm gì cho mất thời giờ. Có điều là những hạt nhân được đẻ ra từ một nền giáo dục chỉ biết ăn gian và nói dối như thế thì tương lai của thế hệ thanh niên được gọi là rường cột của đất nước đang đi về đâu" Và đảng CSVN có trách nhiệm gì không hay cứ việc ăn rồi vãi ra đấy cho người khác đổ vỏ"
Phạm Trần (6-2003)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.