Hôm nay,  

Thêm Bản Cáo Trạng Áp Đặt: Vụ Án Phạm Hồng Sơn

16/06/200300:00:00(Xem: 4233)
Câu Lạc Bộ Dân Chủ VN vừa phổ biến bài viết “Thêm một bản cáo trạng áp đặt,” nêu lên các điểm phi lý của vụ án Phạm Hồng Sơn, một nhà hoạt động dân chủ ôn hòa. Bài viết như sau.
Tin tức cho biết ngày 18-6-2003 sẽ mở phiên toà xét xử bác sĩ Phạm Hồng Sơn về tội danh gián điệp theo quy định tại điểm c , khoản 1, điều 80 Bộ luật Hình sự Việt nam.
Bác sĩ Phạm Hồng Sơn sinh năm 1968 năm nay 35 tuổi, tôt nghiệp y khoa năm 1992, hiện làm việc tại một hãng nước ngoài Dựoc phẩm TradewinAsia, lương bổng khá, có một vợ hai con trai nhỏ, có nhà riêng.
Mọi người biết đến ông là dịch giả của tài liệu "Thế nào là dân chủ" lấy từ trang Website của đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam, và bài viết “Những tín hiệu đáng mừng cho dân chủ ở Việt Nam” gửi TBT Nông Đức Mạnh nhân một bài phát biểu của ông Mạnh ở đâu đó hứa hẹn về dân chủ.
Thế mà ngay sau đó P4 A25 của Bộ Công an đã mời ông Sơn lên làm việc tại số 7 Nguyễn Đình Chiểu (ngày 25-3-02) chỉ để hỏi về hai tài liệu kể trên.
Và sau đó nữa ngày 27-3-02, công an đột nhiên đến khám nhà ông Sơn và bắt ông đi không rõ lý do. Bà Vũ Thúy Hà vợ bác sĩ Phạm Hồng Sơn trong đơn khiếu nại ngày 20-6-02 viết: "Tối cùng ngày hôm đó, trung tá CA Lê Vân gọi điện thoại đến yêu cầu tôi bình tĩnh và đặc biệt phải giữ kín chuyện, không được nói với một ai. Trong suốt một tuần lễ sau đó, tôi không hề nhận được bản sao của lệnh bắt hoặc một văn bản nào thông báo cho gia đình biết chồng tôi vi phạm tội gì, mức độ như thế nào, đang ở đâu.”
Thế rồi giam cầm ông Sơn suốt từ tháng 3-2002 tới tháng 6-2003 mới đưa tin mang ra xét xử. Tổng cộng là 16 tháng, nghĩa là vượt quá 4 lần thời hạn tạm giam đối với tội nghiêm trọng. (Điều 71 Bộ luật Tố tụng Hình sự ghi: "Thời hạn tạm giam để điều tra không được quá 02 tháng đối với tội ít nghiêm trọng; không được quá 04 tháng với tội nghiêm trọng.)
Thế mà có ai lên tiếng chê trách Nhà nước ta thiếu tôn trọng dân quyền và nhân quyền, thì bà phát ngôn viên Phan Thúy Thanh béo tốt lại cả vú bảo là họ vu khống, bịa đặt.
Sau thời hạn tạm giam quá dài, bất chấp luật pháp, bản cáo trạng về tội danh gián điệp của ông Sơn đã hoàn thành số 06/KSDT—AN lập ngày 10-4-2003 do ông Nguyễn Mạnh Hiền TUQ Viện trưởng VKSNDTC ký.
Chúng tôi được đọc bản cáo trạng này qua đường dây riêng với các cơ quan tố tụng. Theo luật báo chí, không được tiết lộ nơi cung cấp tư liệu. Xin miễn thắc mắc.
Cái lạ lùng của bản cáo trạng là lờ đi tài liệu "Thế nào là dân chủ" của đại sứ quán Hoa Kỳ, và bài viết “Những tín hiệu đáng mừng cho dân chủ ở Việt Nam”. Chắc vì không muốn phiền toái về đường ngoại giao (!). Nhiều vị lão thành bình phẩm: Ta chống Mỹ nhưng lại sợ Mỹ. Căm thù Mỹ nhưng lại thích buôn bán với Mỹ. Ghét Mỹ nhưng lại muốn lấy lòng Mỹ. Cho nên bực bội chính là thế, nhưng không dám buộc tội thế, mà lại bịa ra một tội danh khác để răn đe lớp trẻ. Vả lại, về lý luận và cả thực tiễn thì nền dân chủ XHCN không đủ sức cạnh tranh với nền dân chủ Mỹ. Cứ lờ đi là thượng sách.
Bản cáo trạng kết án Phạm Hồng Sơn về tội gián điệp với những chứng cớ đưa ra:
a)- ở trong nước, thì do đọc một số bài viết của ông Trần Khuê, lại có sự tiếp xúc với các ông Hoàng Minh Chính, Lê Chí Quang, Nguyễn Đắc Kính... Sơn đã đồng tình với các quan điểm của các ông này, thúc đẩy nền dân chủ trong nước phát triển. Những bài viết của ông Trần Khuê đã công khai gửi cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cho Hội đồng lý luận Trung ương, cho Ban Tư tưởng-Văn hoá. Hội đồng lý luận đã mời gặp tác giả và thảo luận. Không có gì là bí mật, ám muội cả. Lời bàn của người viết: Đây là vấn đề tư tưởng, vấn đề chính kiến, vấn đề quan điểm... nó là quyền tự do chọn lựa của mỗi người. Đâu có gì là dính dáng đến tội danh gián điệp"
b)- ở ngoài nước, do đọc được cuốn “Tổ quốc ăn năn” của Nguyễn Gia Kiểng, đứng đầu nhóm Thông Luận ở Pháp, Sơn thích thú, đã chủ động liên lạc với Nguyễn Gia Kiểng qua hộp thư điện tử, và đã có 13 lần trao đổi thư điện tử với Kiểng, cũng như trao đổi thư điện tử với một số Việt kiều khác. Lời bàn của người viết: Đây lại thuộc quyền tự do thông tin, tự do ngôn luận của con người (luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước đều thừa nhận). Đâu có dính dáng gì đến tội danh gián điệp"
Tội danh gián điệp theo điều 80 Bộ luật hình sự là phải có yếu tố nước ngoài.
Còn đây là chuyện giữa người Việt Nam với nhau. Phản động hay tiến bộ thì vẫn là chuyện của người Việt Nam. Không thể đổ cho nhau tội gián điệp được.
Ngay điểm c, khoản 1, điều 80 BLHS dùng để kết tội Phạm Hồng Sơn cũng ghi rõ yếu tố nước ngoài (trích dẫn):
c) Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước CHXHCNVN.
Xin hỏi, bác sĩ Phạm Hồng Sơn làm việc ở Công ty Dược TradewinAsia thì làm sao biết được bí mật Nhà nước" Và ông Sơn đã cung cấp bí mật Nhà nước gì cho nước ngoài " (Về quân sự, về quốc phòng, về tài chính, về tài nguyên ...). Mà nước ngoài nào" Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga hay Tàu" ...

Không có tang chứng, vật chứng gì về hoạt động gián điệp nói trong cáo trạng, chỉ thấy nói về quan điểm, về ý định thúc đẩy nền dân chủ phát triển, dự định thành lập tổ chức “Tập hợp dân chủ đa nguyên” trong nước, “Dự thảo lập quỹ tự nguyện cho dân chủ ở Việt Nam” ... Đã thành lập chưa" Đã hoạt động như thế nào" Đã gây tác hại gì" ... Bản cáo trạng cũng không trình bày được. Còn ý định thì chưa phải là tội phạm. Tội phạm phải căn cứ vào hành động, chứ không căn cứ vào ý nghĩ, vào dự định. Tóm lại, bản cáo trạng viết quá kém.
Việc cung cấp các tài liệu khác để nước ngoài sử dụng chống nước CHXHCNVN thì phải kết tội báo chí đầu tiên. Nhan nhản những tờ báo ngày nào cũng loan tin cướp của, giết người, hiếp dâm, hối lộ, trả thù, tham nhũng, trù úm, vu khống .....đọc đến rức cả đầu hoa cả mắt, người gai gai nhu lên cơn sốt.
Nếu muốn kết tội gián điệp bác sĩ Phạm Hồng Sơn, vì ông đã liên hệ với tổ chức Thông Luận của Nguyễn Gia Kiểng ở Pháp, thì ít ra phải chứng minh được tổ chức Thông Luận của NGK là gián điệp cho nước ngoài (cụ thể là nước Mỹ, nước Anh hay nước Pháp" ...)
Không chứng minh được thế (thiếu chứng cứ họ sẽ kiện ra quốc tế. Lôi thôi to!), thì không thể kết tội gián điệp cho Phạm Hồng Sơn được. Còn cứ kết tội là kết tội bừa, trà đạp lên luật pháp và trà đạp lên dư luận. Càng chứng tỏ chúng ta không có dân chủ, là tự phi bày bộ mặt độc tài, là tự đào huyệt chôn mình.
Bản cáo trạng đưa ra tang chứng: “Sơn cũng đã trực tiếp nhận tiền của các đối tượng trên và chuyển cho gia đình các đối tượng: Lê Chí Quang 100 USD, Nguyễn Vũ Bình 01 triệu đồng Việt Nam, bản thân Sơn đựoc 150 USD nhằm cổ vũ động viên với gia đình các đối tượng bị bắt và làm kinh phí cho Sơn hoạt động" (Bản cáo trạng số 06/ KSDT—AN tr 2 và 3)
Thứ nhất, xin hỏi, có điều luật nào cấm công dân Việt Nam nhận tiền của nước ngoài" Trực tiếp là phải trao tay cho nhau, ông Sơn đã ra nước ngoài đâu mà bảo nhận tiền trực tiếp" Từ ngữ dùng thiếu chính xác. Việc chuyển tiền và nhận tiền giữa trong và ngoài nước là chuyện bình thường ngày nay, với những số tiền còn lớn hơn rất nhiều.
Thứ hai, xin hỏi, nhận kinh phí cho Sơn hoạt động có 150 USD" Người viết bản cáo trạng có ấm đầu không đấy"! Nghe nó buồn cười, rõ ra người viết cố tình kết tội, muốn làm cho to chuyện cái việc nhận tiền bán rẻ nhân phẩm. Có ra là tiền nhận bút một bài báo, bài dịch thuật nghe còn lọt tai hơn.
Vật chứng trong cáo trạng là các tài liệu thu được nơi ổ cứng máy vi tính của Phạm Hồng Sơn. Chúng ta hãy đọc đơn đề nghị của Phạm Hồng Sơn gửi Cục điều tra an ninh Bộ CA ngày 27-3-02 (trích đoạn):
"Khi niêm phong, tôi chỉ được ký vào giữa 2 tờ giấy trắng kiểu A4 đưa cho anh Tuấn (CA) thực hiện niêm phong. Lúc đó tôi đang mải đứng viết bản đồng ý đề nghị niêm phong theo đề nghị của anh Hùng (CA) ở trên nóc tủ ly cách chỗ anh Tuấn khoảng 50 cm. Sau đó, các anh đem CPU, Modem và các tài liệu (khoảng vài trăm trang khổ A4) ra ngoài trước, tôi là người ra khỏi nhà cuối cùng, và lên ô- tô của các anh về số 7 Nguyễn Đình Chiểu. Các anh hẹn tôi 10, 30 sáng hôm sau tới làm việc tại số 7 Nguyễn Đình Chiểu."
Hôm sau đến làm việc (trích đoạn):
“Sau đó các anh tự mở máy và in các dữ liệu ra và yêu cầu tôi ký xác nhận. Tôi chỉ đồng ý ký xác nhận một số bản là đã được in ra vào thời điểm đó còn không xác nhận nội dung, một số bản khác tôi không đồng ý ký vì tôi không thể biết được. Trong khi các anh xem dữ liệu, một số dữ liệu của tôi có mật mã nhưng có anh vẫn tự mở được.” (Đơn đề nghị Phạm Hồng Sn gửi Cục ĐTAN Bộ CA ngày 27-3-2002)
Trong cáo trạng chỉ đưa tin là Sơn chối tội.
Dùng kỹ thuật điện tử để đưa thêm các tư liệu và lắp ghép các hình là điều rất dễ dàng thực hiện với những người có trình độ cao về máy vi tính (computeur). Việc xử án nên lưu tâm. Như muốn bôi nhọ ông Trần Độ, họ đã chụp được cảnh ông già 80 nằm ôm cô gái trẻ. (Ông Trần Độ cuối đời ốm đau nhiều, bị teo hai chân, phi ngồi xe, đâu có làm gì được). Những người không hiểu biết về kỹ thuật điện tử thì cứ tin là thật. Độc ác thay và đểu cáng thay!
Nói gọn lại, đọc bản cáo trạng của VKSNDTC kết tội bác sĩ Phạm Hồng Sơn làm gián điệp, thấy rằng ở nước ta có luật pháp nhưng lãnh đạo không theo, cứ chỉ đạo xét xử theo ý mình, bảo là gián điệp thì phải xử theo tội gián điệp, mặc dù không đủ yếu tố cấu thành tội danh gián điệp.
Bản cáo trạng này lại là một chứng cớ cho thế giới lên án chúng ta vi phạm nhân quyền và dân quyền, cứ kết án kết tội những ngưòi đấu tranh cho dân chủ là gián điệp tất, (một chủ trương hết sức độc ác và đểu cáng!) nhằm phục vụ mưu đồ ngăn chặn lớp trẻ có tri thức muốn lưu tâm đến vấn đề dân chủ, dân quyền.
Bản cáo trạng này lại là một vết nhơ thêm cho VKSNDTC. Kết tội không đúng người có tội là làm rối loạn kỷ cương phép nước!
Ngày 11 tháng 6 năm 2003
Ký giả: Phong Châu
(Bình luận viên tư pháp)
Chuyên mục Pháp lý và Đời sống.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.