Hôm nay,  

Dean Có Độc Chiêu

28/12/200300:00:00(Xem: 4545)
Ứng cử viên Howard Dean, người hy vọng được đảng Dân Chủ đề cử để tranh ngôi tổng thống với TT Bush, chuẩn bị tung ra một độc chiêu ít ai ngờ: Dean sẽ tuyên xưng rằng Dean cũng sùng đạo, tin vào Thượng Đế và sự cứu rỗi của Jesus Christ, nhất là khi Dean xuống Miền Nam Hoa Kỳ kiếm phiếu.
Đó là một điều hết sức bất ngờ, bởi vì lâu nay chúng ta chỉ thấy ông Bush tuyên xưng mộ đạo và còn giúp nhiều ưu đãi cho các hội đoàn từ thiện tôn giáo, trong khi báo chí Mỹ vẫn thường quy chụp ông Dean là “cổ vũ đồng tính, phá thai...” và như thế hiển nhiên phải là kẻ hết sức lơ là với tôn giáo. Nghĩa là, nhiều giáo hội căm thù Dean thấy rõ, không giấu giếm gì.
Nếu Dean tự chứng tỏ được là tín đồ sùng đạo, bảo đảm sẽ chiêu dụ một số phiếu của nhà thờ.
Dean lâu nay gần như không nói gì về tôn giáo, chỉ trừ trong khi nhấn mạnh về sự tách biệt giữa nhà thờ và chính phủ. Nhưng bây giờ thì Dean, 55 tuổi, tự trình bày với phóng viên của Boston Globe rằng Dean theo giáo hội Congregationalism -- một hội thánh Tin Lành cho phép các nhà thờ được tự trị, độc lập. Vấn đề chỉ là, Dean cũng tự thú là không thường xuyên đi nhà thờ. Tuy nhiên, Dean có một ưu thắng khác: vợ con của Dean lại theo Do Thái Giáo, nghĩa là một nhóm các khuynh hướng tôn giáo này thế nào cũng tìm cách tiếp cận với Dean qua ngõ này.
Thế cho nên, người mang dòng máu Do Thái trong người là ứng cử viên Joseph I. Lieberman, Thượng Nghị Sĩ Connecticut, vẫn thường xuyên đấu tố các ứng viên Dân Chủ khác là “đã quên rằng đức tin là trung tâm đối với sự lập quốc của chúng ta và vẫn là trung tâm cho mục tiêu đất nước chúng ta.”
Hay có phải chăng, chính lời đấu tố của Lieberman đã làm cho Dean phải níu áo các mục sư" Trong bài báo hôm 25-12, nghĩa là đúng ngày lễ giáng sinh, Dean đã nói với ký giả Sarah Schweitzer của tờ Boston Globe rằng “Jesus là sức mạnh ảnh hưởng quan trọng trong đời” của Dean, và rằng Dean sẽ “chia sẻ niềm tin này với một số cử tri về khuôn mẫu Jesus...” mà ông được ảnh hưởng.
Thực sự, các ứng cử viên trước giờ vẫn không quên níu áo các hội thánh. Thí dụ, Richard A. Gephardt, dân biểu Missouri, thường xuyên kể chuyện con trai ông hồi phục khỏi một căn bệnh như là một món quà từ Thượng Đế, trong khi Lieberman vẫn nhiều lần lên gân bày tỏ đau khổ rằng ông không thể vận động kiếm phiếu trong các ngày thứ bảy vì đó là các ngày Sabbath của Do Thái Giáo.
Về mặt Cộng Hòa, TT Bush hiển nhiên lâu nay vẫn lớn tiếng về đức tin của ông, nhất là về biến cố năm 1986 khi Bush “từ bỏ thói quen nghiện rượu và hiến trọn con tim cho Jesus Christ,” đấng mà Bush gọi là “triết gia yêu thích nhất” của Bush.
Các phân tích gia chính trị ghi nhận rằng đức tin tôn giáo có thể là yếu tố quan trọng đối với cử tri Miền Nam Hoa Kỳ. Đa số cử tri Miền Nam cảm thấy tôn giáo và chính trị không thể táchr ời. Bản thăm dò ABC/Washington Post phổ biến tuần qua cho thấy 46% cử tri Miền Nam Hoa Kỳ nói rằng một vị tổng thống nên dựa vào niềm tint ôn giáo khi ra quyết định chính sách, trong khi chỉ 40% trên toàn quốc nói như thế và chỉ 28% tại Miền Đông Hoa Kỳ nói thế.

Chính điều này cho thấy Dean có thể vấp ngã ở Miền Nam, nếu không chịu níu áo các mục sư. Trong khi đó, các đối thủ của Dean như cựu Tướng Wesley K. Clark (ở Arkansas) và Thượng Nghĩ Sĩ John Edwards (North Carolina) lại ưu thế nhờ là dân Miền Nam nhà nòi. Và các năm gần đây, thì Miền Nam lại gây khó khăn cho hầu như tất cả ứng viên Dân Chủ trong khi tổng tuyển cử -- điều này cho thấy sùng đạo cũng là yếu tố quan trọng.
Nhưng có vấn đề: lâu nay, lính cảm tử của Dean lại là các tổ chức bênh vực đồng tính luyến ái. Stephen Hess, phân tích gia tại Brookings Institution, nói rằng nếu Dean khi về Miền Nam mà tuyên xưng đức tin, thì có thể tách khỏi vấn đề kết hôn đồng tính, điều mà các đối thủ có thể đưa ra tấn công Dean. Khi còn làm thống đốc Vermont, Dean trước đây đã ký luật ủng hộ “kết hợp dân sự cho đồng tính” ở tiểu bang Vermont, lâu nay lại đổi giọng để nói là hôn nhân đồng tính nên để cho các giáo hội quyết định.
Thục sự, theo lời Dean, đức tin tới rấtø phức tạp: có mẹ là Catholic, nhưng được nuôi lớn trong truyền thống giáo hội Episcopal như cha. Episcopal là một phần của Anh Giáo, cởi mở hơn Catholic về khuynh hướng xã hội và về nữ quyền, nhưng mới đây lại bên bờ chia rẽ vì vấn đề “giám mục đồng tính.” Bản chất cấp tiến, Dean nói tôn giáo luôn luôn là chuyện riêng tư, và thú thực là “dân chúng vùng Đông Bắc không nói về tôn giáo. Đó là chuyện riêng, và đó là truyền thóáng tôi trưởng thành.”
Nhưng Dean cũng có lá bài để về Miền Nam nói chuyện: Dean đã theo học St. George, một trường đạo nội trú ở Newport, R.I., nơi Dean đi nhà thờ “gần như mỗi ngày và hai lần vào chủ nhật.”
Khi học Đại Học Y Khoa Albert Einstein ở Bronx, Dean gặp vợ, Judith Steinberg, là Do Thái. họ cươi nhau, nhưng tôn trọng đạo của nhau. Hai con của họ, Anne, đang học năm thứ hai ở Đại Học Yale, và Paul, năm cuối trung học ở Burlington, được tự do chọn đạo, và “đều chọn Do Thái Giáo.”
Đầu thập niên, 1980s, Dean rời bỏ giáo hội Episcopal khi giáo hội về phe với các chủ đất trong cuộc tranh chấp về xây đường cho xe đạp đi ở Burlington. Rồi Dean chọn vào hội thánh Congregationalism, vì Dean “thích thế -- không bị trung ương tập quyền...” Các nhà thờ Tin lành này thì tự trị.
Nhưng Dean cũng thú thực, “không đi nhà thờ thường xuyên, nhưng vẫn cầu nguyện mỗi ngày.”
Đây chính thức là trận chiến mà lâu này TT Bush vẫn gần như múa gậy vườn hoang, mà các ứng cử viên Dân Chủ vẫn lơ là: Tôn Giáo, mà cụ thể là các hội thánh Tin Lành. Nhưng Dean với ưu thế có vợ là Do Thái Giáo, thì khi về Miền Nam, hiển nhiên là có thể chụp bót một phần nào lá phiếu hội thánh. Chỉ có Al Gore kỳ trước là dở, vào ngay Chùa Tây Lai tự mà kiếm phiếu, vừa chọc giận Trung Cộng, mà lại không mời gọi được phiếu của các hội thánh Miền Nam. Bây giờ thì Dean thấy rồi. Đây là độc chiêu đó.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.