Hôm nay,  

Sinh Hoạt Văn Nghệ Cho Đấu Tranh Nhân Quyền Tại Việt Nam

29/09/200300:00:00(Xem: 4632)
Từ Công Phụng & “Bây Giờ Tháng Mấy” tại Sydney

Tối Thứ Sáu, 19/9, tại Hội trường Cabramatta Bowling Club, chương trình nhạc Từ Công Phụng “Bây Giờ Tháng Mấy” đã diễn ra trong khung cảnh ấm cúng, thân mật, vừa đậm đà đường nét nghệ thuật, vừa mang ý nghĩa đặc biệt: Gây qũy hoạt động cho nhân quyền của CĐNVTD/UC. Ngoài sự hiện diện của nhạc sĩ Từ Công Phụng từ Hoa Kỳ, và Đoàn Công Bổn từ Queensland, còn có đông đủ qúy quan khách, các vị đại diện trong ban chấp hành CĐNVTD liên bang, tiểu bang, các hội đoàn, đoàn thể, các văn nghệ sĩ tên tuổi tại Sydney, cùng đông đảo qúy đồng hương hâm mộ nghệ thuật tại Sydney. Mở đầu chương trình, Bác Sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, Chủ tịch CĐNVTD/NSW đã trình bầy một cách ngắn gọn ý nghĩa của buổi trình diễn, và vai trò quan trọng của cộng đồng người Việt tại Úc đối với cuộc đấu tranh chống CS, bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau đó, là phần các nghệ sĩ tên tuổi tại Sydney lần lượt trình diễn các bản nhạc nổi tiếng của Từ Công Phụng, phần tâm tình của chính nhạc sĩ Từ Công Phụng và phần đấu giá sôi nổi dưới sự lèo lái đầy nghệ thuật của ông Nguyễn Đình Khánh và sự hưởng ứng đầy nhiệt tình của nhiều qúy đồng hương. Trong suốt nhiều tiếng đồng hồ, chương trình nhạc Từ Công Phụng “Bây Giờ Tháng Mấy” đã diễn ra một cách nhịp nhàng, linh động qua tài điều hợp của hai MC quen thuộc là cô Ngọc Hân và ông Lưu Dân. Sau đây, SGT kính mời qúy độc giả theo dõi một số hình ảnh chọn lọc trong đêm trình diễn, cùng lá thư ngỏ nhan đề “Khi nào chú trở lại"” của một nữ độc giả đã từ lâu ái mộ Từ Công Phụng.

* * *

Thưa chú Từ Công Phụng,

Cháu chỉ là người phụ nữ bình thường, sống mong manh trong hạnh phúc đơn côi ở một vùng ngoại ô êm đềm của thành phố Sydney. Nhưng đã từ lâu lắm, từ thuở mới biết mộng mơ và biết buồn mỗi khi hoàng hôn buông phủ ở chân trời xa, cháu đã thấy lòng mình như ướp trong âm nhạc của chú... Không biết bao nhiêu bản nhạc, của không biết bao nhiêu nhạc sĩ Việt Nam đã dìu cháu vào hạnh phúc của nhung nhớ, thương đau... Nhất là sau này, qua lời kể của má về thảm kịch thương đau cho Huế với những giải khăn sô trùng điệp vào dịp tết Mậu Thân 1968, cháu mới thấy tội ác của người cộng sản ghê rợn đến thế nào, và cháu mới thấy yêu tha thiết nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng khi nghe bài “Chuyện Một Chiếc Cầu Đã Gẫy”, ông khóc thương cho Huế, quê ngoại của cháu... “Tình người về giữa đêm xuân chưa dứt cuộc vui / Giặc đã qua đây gây cảnh nổi trôi. / Cầu thân ái đêm nay gẫy một nhịp rồi / Nón lá sầu khóc điệu Nam Ai tiếc thương lời vắn dài”...
Tuy biết nhiều bản nhạc, yêu qúy nhiều nhạc sĩ, nhưng có lẽ cháu, cũng như bất cứ người con trai con gái Việt Nam nào của ngày xưa, của cả hôm nay, và có lẽ mãi mãi trong mai sau, cũng đều bâng khuâng khi nghe bài “Bây Giờ Tháng Mấy” của chú, Nhạc Sĩ Từ Công Phụng! Những ai đang sống trong hạnh phúc khi sắp được yêu, mới yêu, đang yêu... mỗi khi nghe bài hát “Bây Giờ Tháng Mấy” cũng đều thấy hạnh phúc nhân lên nhiều lắm để rồi thấy hình ảnh người yêu ngân nga, thấm lắng trong lòng cùng với tiếng ca nốt nhạc của chú. Còn những ai đang cay đắng vì tình yêu tan vỡ, hay phải sang ngang khi nửa đường đứt gánh, khi nghe bài hát “Bây Giờ Tháng Mấy” của chú cũng thấy như mình đang được nếm lại hương vị tình cũ, được nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của ngày xưa... để rồi một chút hối tiếc, một chút ân hận... dành cho người tình cũ chợt về ngự trị trong lòng... phải không chú Từ Công Phụng"
Ngày xưa, khi má cháu còn sống, má có kể cho cháu nghe, có nhiều người say mê hát bài “Bây Giờ Tháng Mấy” mà không hề biết nhạc sĩ Từ Công Phụng là ai. Và quanh bài hát đó đã có bao nhiêu truyền thuyết, bao nhiêu thiên tình sử khiến nó trở thành một trong những bài hát nổi tiếng nhất, dễ nhớ nhất và được nhiều người biết đến nhất, trong đó có má của cháu. Cháu còn nhớ, trong cuốn sổ lưu niệm của má, má có chép bài hát “Bây Giờ Tháng Mấy” bằng mực tím mà má cháu bảo đó là màu của tuổi học trò...

Bây Giờ Tháng Mấy

Andantino

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em"
lênh đênh ngàn mây trôi êm đềm
Chiều nay nếu em đừng hờn dỗi,
trách nhau một lời thôi
Tâm hồn mình đâu lẻ đôi.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em"
Anh đi tìm màu hoa em cài
Chiều nay nhớ em rồi và nhớ
áo em đẹp màu thơ,
môi tràn đầy ước mơ.

Mai đây anh đưa em đi về,
mưa giăng chiều nắng tàn
cho buốt lạnh chúng mình.
Em ơi, thôi đừng hờn anh nữa,
nhìn nhau buồn vời vợi,
để mùa đông buốt giá bờ vai mềm.

Bây giờ tháng mấy rồi hỡi em"
Anh đi tìm mùa xuân trên đời
Mùa đông chết đi rồi mùa xuân
mắt em đẹp trời sao
cho mình thương nhớ nhau.

Thế mới biết sức mạnh thiêng liêng của một người nghệ sĩ sẽ ngự trị bất tử trong tâm hồn của người thiếu nữ từ khi chập chững bước vào đời... cho đến khi nhắm mắt vĩnh biệt trần thế. Sau này, cháu càng ngạc nhiên khi được người bạn gái ở Đà Lạt cho biết, khi sáng tác bản nhạc đó, chú mới có 18 tuổi! Mười Tám Tuổi"! Thật là chuyện khó tin, phải không chú" Từ khi biết được chuyện đó, cháu thường băn khoăn tự hỏi, không biết điều kỳ diệu gì, phép màu nào đã đến với trái tim và tài năng của chú khi chú mới bước vào cái tuổi còn rất trẻ đó" Làm sao ở cái tuổi 18, một người có thể sáng tác được một bài hát đi vào lòng người suốt thời gian hơn 40 năm trời như vậy, chú nhỉ"
Hình như chung quanh nhà văn, nhà thơ hay nhạc sĩ nổi tiếng nào cũng có những huyền thoại... Những huyền thoại nghe xúc động cả lòng người như huyền thoại “những đồi hoa sim” của nhà thơ Hữu Loan. Cháu nghe có người nói về một huyền thoại quanh bài hát “Bây Giờ Tháng Mấy” là niềm xúc động của một thiếu nữ. Vì xúc động cộng với tài hoa, nên nàng đã làm bài thơ 9 khổ 4 câu, mỗi câu 5 chữ rồi gửi cho chú. Nhờ vậy nên đến nay, kho tàng văn hóa Việt Nam của chúng ta có được ca khúc 2 của bài hát “Bây Giờ Tháng Mấy”, cho dù sau 40 năm trời, tên người con gái là gì, chú vẫn không biết...
Cháu đã nghe không biết bao nhiêu bản nhạc của chú Từ Công Phụng, từng thấy hình của chú không biết bao nhiêu lần, nhưng vẫn thật không may mắn khi cháu chưa được một lần thấy chú tận mắt! Vì vậy, khi nghe có chương trình nhạc Từ Công Phụng để gây qũy hoạt động cho nhân quyền của cộng đồng người Việt Úc châu vào tối Thứ Sáu 19/9 tại Sydney (Cabramatta Bowling Club), cháu và nhỏ K.A. đã cố gắng bằng mọi cách tới tham dự để được thấy một nhân dáng mà mình ngưỡng mộ, được nghe trong gang tấc, chính giọng ca của chú, người nghệ sĩ tài hoa với tấm lòng tha thiết muốn góp phần vào cuộc đấu tranh chống lại những vi phạm về nhân quyền của chế độ cộng sản tại quê nhà...
Cháu biết, từ một vùng đất xa lạ nào đó ở tận con đường Hawthorne, thành phố Portland, Oregon, chú đã viếng thăm Úc Châu ba lần. Ba lần trong thời gian hai năm trời ngắn ngủi! Phải chăng điều này chứng tỏ, bên cạnh lòng hiếu khách của người Việt tại Úc dành cho những nhạc sĩ phương xa, cũng còn tấm lòng ái mộ đặc biệt của khán giả Úc châu dành cho chú Từ Công Phụng"... Hai lần viếng thăm trước của chú, cháu đều không đến với chú được. Một lần cháu bị kẹt trên Darwin. Lần sau thì cháu bị ốm phải nằm liệt giường liệt chiếu trong bệnh viện. Nhưng lần này, cháu may mắn được đến với chú bằng cả tấm lòng, cho dù cháu chỉ dám chiêm ngưỡng chú từ xa...
Ngay khi bước vào trong hội trường tối thứ Sáu, cháu đã ngạc nhiên thấy trong khung cảnh ấm cúng, chật cứng người hâm mộ. Cháu và nhỏ bạn may mắn được anh N. là người đồng hương giúp đỡ nên chúng cháu có được chỗ ngồi đủ gần sân khấu để thấy chú...
Trong suốt thời gian hơn 4 tiếng đồng lắng nghe các ca sĩ Bảo Khánh, Phi Phi, Ái Trang... hát những bản hát do chú sáng tác, và được nghe chính chú ca, chú tâm sự, cháu thấy thật hạnh phúc khi được hưởng niềm vinh dự mà má của cháu hằng ao ước cả một đời... Trong lúc nghỉ giữa buổi trình diễn, đã có lúc cháu và nhỏ K.A. muốn đến gặp chú để được trò chuyện với chú, được chụp chung với chú một tấm hình, được hỏi chú đôi câu... nhưng rồi tính nhút nhát cố hữu khiến hai đứa lại ngần ngại mãi mãi đứng xa xa... Trong thâm tâm, cháu vẫn luôn luôn nghĩ, người nghệ sĩ là người của đám đông, và cao hơn nữa, họ là người của sự sống. Thượng đế đã ưu ái cho họ một tài năng, một sự mẫn cảm đặc biệt để khám phá và thổ lộ cái đẹp của tự nhiên như âm thanh, màu sắc, ngôn ngữ... thì họ sẽ phải thuộc về cuộc sống, đâu phải của riêng ai, phải không chú" Vâng, xin hãy để chú đứng đó, một mình, như cây ngọc trong gió lộng, để những người ngưỡng mộ chú có thể chiêm ngưỡng chú từ xa...
Nhỏ Kim Anh có nói cho cháu nghe, trong đêm nhạc Tình Ca Từ Công Phụng cách đây không lâu, sau khi chấm dứt, có bà cụ khoảng 80 tuổi đến chào chú và nói: “Chừng nào ông đến nữa" Ông cố gắng trở lại sớm để tôi còn có dịp đến nghe ông tâm tình một lần nữa. Nếu lâu lắm ông mới trở lại thì có khi tôi đã “đi” rồi.” Tối hôm đó, nghe bà cụ nói vậy, chú đã cầm lấy tay bà cụ mà lòng nghẹn ngào không thốt lên lời, phải không chú"...

Hôm nay, khi viết những dòng chữ này, cháu biết, cháu không được cái hân hạnh cầm tay chú, nhưng lòng cháu cũng nghẹn ngào muốn thì thầm hỏi chú một câu: Khi nào chú trở lại"!... Hy vọng, dù chú không đọc được những dòng chữ này, nhưng ở một nơi nào đó rất xa, rất xa... chú, người nghệ sĩ tài hoa có trái tim mẫn cảm với thế giới âm thanh ngay từ khi tuổi mới trăng tròn lẻ, sẽ nghe được câu hỏi thì thầm của cháu...

Cháu - Người Ái Mộ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.