Hôm nay,  

Tỉ Lệ Tội Phạm Đã Giảm?

29/10/200300:00:00(Xem: 4506)
Bộ Tư Pháp Mỹ, vào Chủ Nhựt 24 tháng 8 năm 2003, vừa công bố tỷ lệ phạm tội của Mỹ năm 2002 giảm 50% trong vòng 10 năm trở lại đây. Tỷ lệ sút giảm đáng mừøng này làm nhiều nhà phạm tội học và nhiều chánh trị gia thắc mắc. Một chuyện khó có thể xảy ra ngoại trừ đó là một phép lạ đối với xã hội Mỹ.
Thực vậy nói đến tội phạm, lâu nay người ta thường nghĩ ngay đến nước Mỹ. Nước Mỹ được các nhà xã hội học đánh giá là nước dẫn đầu - cũng dẫn đầu nữa - nhưng dẫn đầu về tội phạm nếu với các nước đã phát triễn trên thế giới. Năm 1997, thành phố New York có 893 vụ giết người; nói khác, trung bình không ngày nào New York không có một vụ sát nhân. Tỷ lệ tội phạm của Mỹ 5 lần cao hơn của Aâu châu, và tội phạm liên quan đến tài sản cao gấp đôi các loại tội phạm khác. Đa số chết vì súng đạn vì trung bình theo thống kê của Viện Gallup năm 1993, Wright năm 1995, và NORC năm 1999, cứ 3 nhà người Mỹ thì có 1 nhà sỡ hữu từ một cây súng trở lên.Thế mà Bộ Tư Pháp Mỹ nói kết quả điều tra tội phạm của Mỹ giảm giảm 50% là sao. Làm sao hiểu được năm 2002 trung bình chỉ có 23 tội phạm bạo lực xảy ra trên 1.000 người Mỹ, trong khi năm 2001 là 25 tội phạm trên 1000 người. Tỷ lệ tội phạm sút giảm đúng ra là 54%, chớ không phải 50% dã tính tròn cho dễ nhớ. Tỷ lệ sút giảm lại liên quan đến mọi tội phạm, mọi tầng lớp xã hội, mọi cộng đồng sác tộc trên nước Mỹ. Có thật người Mỹ hiền hơn, ít phạm tộilại , và vì lý do gì"
Nhà phạm tội học nổi danh của Caenegie Mellon University, tại Pittsburgh ( Pennsylvania ), là Alfred Blumsten dè dặt giải đơán là do hậu qủa gián tiếp của cuộc khủng bố 911. Vì Oâng không thấy có gì thay đổi trong các lý do thông thường gây tội phạm ở Mỹ. Vẫn là thanh thiếu niên ra trường trung học, chật vật trong khi kiếm việc làm; cảnh sát viên bị mất việc; một số người bực bội vì các biện pháp dòm ngó của nhà cầm quyền trong công cuộc chống khủng bố; kinh phí an sinh xã hội, các quỹ từ thiện bị cắt giảm làm hại đến những dịch vụ phục vụ người nghèo. Số người bị bắt, cầm tù ngay có tăng, chớ không có giảm. Từ đó, có thể dè dặt về kết quả lạc quan của Bộ Tư pháp. Có thể vì ngân sách bị cắt giảm nên cuộc điều tra thiếu phương tiện, không thực hiện đúng phương pháp. Còn nếu Bộ Tư Pháp làm đúng bài bản trong cuộc điều tra, sư sút giảm tội phạm lớn lao nói trên nguyên do chánh, giải đoán thuận lý phải nghĩ ngay đến ảnh hưởng của cuộc khủng bố 911 và nỗ lực chống khủng bố của chánh quyền và nhân dân Mỹ. Trước cái nguy chung, cái lo chung, người Mỹ đoàn kết lại. Tình liên đới quốc gia dân tộc và giữa các thế hệ gắn bó nhau hơn. Biện pháp theo dõi lý lịch và diện điạ làm cho người có ý phạm tội chùng bước. Ô. Alfred Blumstein tóm kết như sau. Đó là "tác dụng của ngay 11 tháng 9: người ta có thể nghĩ tình liên đới tăng lên." Nhưng rồi Oâng cũng dè dặt cho "đó mới chỉ là một ý kiến, không có gì cụ thể cho phép phơi bày ra được." Khoa học thì đòi hỏi sự kiện cân đong đo đếm được.

Nếu nhà phạm tội học tỏ ra nghi ngờ, thì Ô. Tổng Trưởng Tư Pháp trái lại tỏ ra rất tin tưởng, xem đó là " thành quả của ngành cảnh sát và tư pháp." Con số của Bộ là nhữõng con số tổng kết đối chiếu từ ngành cảnh sát, toà án, có cơ sở, căn bản hẵn hòi. Một số chuyên viên cho kết quả đáng mùng đó là thành quả của kế hoạch sử dụng thêm máy báo động, máy quay phim để theo dõi những hành tung đáng nghi của nhũng kẻ âm mưu gây ra tội phạm. Nhưng những lý do của những người thi hành luật pháp đưa ra không thuyết phục một số người suy nghĩ bằng toán học. Có người lập luận rằng nếu trong 10 năm tội phạm giảm 10%, điều này còn có thể nghe được. Đằng này tỷ lệ sút giảm lên đến 50%, tức phân nửa, khó mà hiểu được, trừ ra đó là một phép lạ. Sút giảm như vậy là một sút giảm tổng thể , Gs Franklin Zimming, ĐH Berkeley, cho đó là một hiện tượng đáng cho các nhà phạm tội học tìm hiểu thêm cặn kẽ.
Nhưng các nhà xã hội học chịu khó phăn từ gốc, đối chiếu tiền sử cận đai của tội phạm Mỹ. Người ta thấy những năm 90, tội phạm ở Mỹ bắt đầu giảm vì những người chơi xì ke, ma túy (được đưa vào Mỹ nhiều vào giữa thập niên 80) bắt đầu hiểu tác hại của nó. May mắn hơn thời điểm này kinh tế nói chung cả nước trở nên phồn thịnh. Nên một mặt, thị trường lao động thu hút được phần lớn khối người "nhàn cư vi bất thiện" sa vào ma túy và biết nó là nguy đó. Mặt khác, cũng vào thời điểm này các thành phố lớn như Nữu Ước gia tăng nỗ lực bài trừ xì ke ma túy và các loại tội phạm bạo hành khác. Đó là chính sách " Không dung tha" lúc bấy giờ. Hai nỗ lực này kết họp làm cho tỷ lệ tội phạm ở Mỹ tiếp tục giảm xuống. Phe Bảo Thủ cho đó là nhờ biện pháp cứng rắng của xã hội. Phe Cấp Tiến cho đó là nhờ kinh tế tạo nên việc làm dễ dàng.
Bất đồng ý kiến của hai phe Bảo Thủ và Cấp Tiến về nguyên do làm cho tội phạm ở Mỹ giảm trong thập niên 90 bắt đầu tái diễn khi Bộ Tư Pháp Mỹ công bố tỷ lệ tội phạm ở Mỹ giảm 50% trong 10 năm trở lại đây. Bất đồng ý kiến đó trở nên nẩy lửa với mùa bầu cử tổng thống năm 2004. Đảng Dân Chủ thường được xem chung chung là thành phần Cấp Tiến muốn chứng minh TT Bush và Đảng Cộng Hoà đã thất bại về kinh tế, thì làm sao tin tội phạm giảm nhiều như vậy. Đảng Cộng Hoà thường được xem chung chung là thành phần Bảo Thủ muốn chứng minh nề nếp xã hội là điều kiện để lành mạnh hoá xã hội nên hiểu rất dễ sự sút giảm vượt mức. Từ đó công bố của Bộ Tư Pháp Mỹ trở thành vấn đề tranh luận. Nhưng chẳng lẽ hai ngành cảnh sát và toà án không có con số của các vụ tội phạm do cơ quan mình thụ lý. Có thể có những tội phạm xảy ra, người ta không khai báo vì không muốn rắc rối với cơ quan pháp luật. Nhưng đó là tội phạm sơ hốt, nhỏ vi cảnh, tiểu hình thứ cấp, có thể bỏ qua, dàn xếp giữa cá nhân với nhau. Chớ tội hình liên quan đến trật tự và an toàn xã hội, cá nhân nào dám tự dàn xếp. Số tội phạm không khai nếu có cũng chỉ vài phần trăm. Tỷ lệ giảm thực tính là 54%, Bộ Tư Pháp tính tròn lại 50% để công bố cho dễ nhớ. Sai số 4% dó không ảnh hưởng gì lớn đến tỷ lệ 50% tội phạm giảm ở Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.