Hôm nay,  

Làm Giàu Nhờ Từ Thiện

25/10/200300:00:00(Xem: 4352)
Đa số những người Việt lớn tuổi những ngày đầu đặt chân đến nước Mỹ ít nhiều đều có nhờ đến các cơ quan từ thiện. Những người "đi mồ côi"-- tức không có thân nhân, bè bạn ở Mỹ -- thường phải có một cơ quan từ thiện nào đó bảo trợ. Đến nơi còn rảnh rang, nghe lời bè bạn già, đôi khi cũng có đến các cơ sở từ thiện thấy tiếc của cũng xin thực phẩm cứu trợ. So với cái thiếu thốn ở nước nhà, thực phẩm cúu trợ lúc nào cũng có do cơ quan từ thiệu sẵn sàng cho, khỏi mua cũng thừa sức "sống khoẻ." Nước Mỹ giàu lắm nhưng bất cứ đêm nào, ngày nào cũng có không dưới nửa triệu người không nhà, đa số ngày gậm bánh mì, trái cây từ thiện, đêm nghỉ lưng dưới gầm cầu hay vỉa hè vắng vẻ. Việc làm từ thiện là một nhu cầu bức bách của trái tim con người, của tình đồng loại. Đất nước, nhân dân Mỹ tán trợ việc làm từ thiện. Tiền tặng cho các cơ quan từ thiện được khai thuế. Cơ quan xã hội của Nhà Nước lo cho người nghèo, từ khi con người còn trong bụng mẹ đến lúc qua đời. Kinh phí của Bộ Y tế Xã hội chiếm một tỷ lệ lớn hơn nhiều bộ trong ngân sách quốc gia Mỹ. Cơ quan từ thiện Mỹ lớn, vừa, nhỏ, cấp quốc tế, liên bang, tiểu bang, đều có.
Cộng đồng người Việt tại Mỹ dù đến sau, ở Mỹ mới 28 năm, theo đà chung, công tác từ thiện cũng phát triễn mạnh. Tại Mỹ việc làm từ thiện Việt khó mà kể hết. Chùa, nhà thờ, đền mọc lên sum sê nhờ sự đóng góp. Kinh giảng thu âm, in ấn phát ra đọc không kịp do lòng từ thiện. Giáng sinh, Tết Nhi Đồng, cho người già, người trẻ năm nào cũng hực hở do nhiều hội từ thiện tổ chức. Mỗi lần nước nhà có thiên tai lớn là có cứu trợ. Có người đi về nước làm từ thiện gặp rắc rối với CS vì không chịu giao tiền hàng cứu trợ cho cơ quan Chữ Thập Đỏ hay cơ quan xã hội CS, vẫn không lùi bước. HT Quảng Độ bị CS cưỡng bức quản chế 2 năm cũng chỉ vì Ngài nhứt quyết đi cứu bão lụt Miền Tây, mang quà đến tận tay cho bà con bất hạnh. Nhưng một trăm người làm từ thiện ở VN, chưa có một người dũng cảm, vô úy như vị cao tăng này. Đa số tiền hàng đều phải vào tay Nhà Nước CS. Rất nhiều quần áo cứu trợ người Việt hải ngoại gởi về cho các chùa, nhà thờ, CS đánh thuế nhập cảng quá cao, lệ phí lưu kho quá lớn, các nơi nhận đành chịu thua, không có tiền để đóng. Hoặc bỏ mục trong kho hay bị CS "tuồn" lén ra ngoài bán. Mỗi năm người Việt hải ngoại gởi về trên dưới 3 tỷ đô là, số tiền đó cũng là một hình thức của từ thiện theo nghĩa giúp cho gia đình, bạn bè thiếu thốn. Nhiều người nói số tiền kếch sù đó "làm lợi cho CS". Chỉ trích đó cũng có "lý" về chánh trị vì sau cùng, rồi ra số ngoại tệ đó cũng vào tay CS Hà nội, thừa sức để nuôi bộ máy kềm kẹp trong nước và ngoại giao cùng tuyên truyền quốc ngoại. Nhưng chỉ trích đó không thuyết phục được con tim vận hành bằng tình thương, chớ không bắng lý lẽ vì "Trái tim có những lý lẽ (raisons) mà Lý trí (Raison) không hiểu được. (Le coeur a des raisons que la Raison ne connait pas) [ Xin lỗi máy Mỹ không có chữ oe dính liền và không bỏ dấu ^ trên chữ I được ].

Nhưng huy chưong nào cũng có hai mặt. Mặt trái của việc làm từ thiện là sự lạm dụng của những người làm từ thiện. Viện Public Policy của ĐH Georgetown vừa công bố một công trình sưu khảo, vạch trần những lạm dụng của những người có chức có quyền trong hội đồng quản trị của các hội từ thiện và những hội đoàn bất vụ lợi. Không ít người quyền thế trong các hội từ thiện và thiện nguyện ở Mỹ. Tên cơ quan thì từ thiện và thiện nguyện, làm phước như vậy, nhưng những người làm việc ấy lo cho mình trước hơn là lo cho những người bất hạnh, khác với những người Mỹ có thiện tâm, thiện ý gởi tiền và phẩm vật cứu giúpï do các hội ấy kêu gọi và thu góp.Những lạm dụng đó được mô tả như sau. Lấy quỹ thu góp được để trả lương rất cao cho nhữõng người trong hội đồng quản trị. Thống kế cho biết 64% các hội lớn và 79% các hội nhỏ đều làm như vậy. Năm 1998, sưu khảo 238 hội, thì cả 238 hội ấy đều lấy quỹ đóng góp của những người cho để trả cho những nhà quản trị, trung bình mỗi tháng lương là 44.000$ trở lên- tức mỗi năm kiếm trên nửa triệu lớn hhơn lương Thống đốc Cali Có 14 hội lớn trả cho những người quản trị cấp cao mỗi tháng lên trên 100.000$. Vậy hàng năm mấy ông quản trị từ thiện ấy kiếm khoảng 1 triệu 2 ngon ơ, lớn hơn lương dân biểu, nghị sĩ và bộ trưởng Mỹ. Cụ thể hai quản trị viên chóp bu của Kimberly Art Foundation và Walter Anneberg nhận lãnh từ 700.00 đến 500.000$. Nhưng thẩm tra những công sức đóng góp của những nhà quản trị này vào công tác của hội, ngưòi ta thấy những người này bỏø rất ít thì giờ công sức cho hội. Bộ Tư Pháp và Sở Thuế vụ là hai cơ quan có thẩm quyền giám sát hoạt động và các chi phó các hội này, nhưng tỏ ra lơ là, sơ sót trong nhiệm vụ vì không có ý muốn ngăn chận hay không dám đụng đến những lạm dụng của những nhà quản trị các hội từ thiện và vô vị lợi. Lý do chánh trị. Sưu khảo của ĐH đề nghị những biện pháp cụ thể để tránh các lạm dụng lấy tiền từ thiện làm giàu của những quản trị viên. Hạn chế không cho xuất quỹ quá 8.000$ cho mỗi quản trị viên mỗi năm. Cấm không cho quản trị viên tính số tiền trả cho quản trị viên vào chi phí công tác từ thiện của hội. Bộ Tư pháp và Sở Thuế phải tăng cường quản lý và giám sát các hội từ thiện như tăng cường quản lý đối với công dân trong vấn đề an ninh trật tư và thuế má. Quốc Hội Mỹ chưa nghe lên tiếng.
Công tác từ thiện là một nhu cầu xuất phát từ lòng nhân đạo. Người làm từ thiện có thể lạm dụng nó như đã thấy ở trên. Người hưởng dụng cũng có thể lạm dụng ù. Từ đó mới có từ ngữ "nữ hoàng welfare" trong tiếng Mỹ, và "gia đình Việt Kiều" trong tiếng Việt. Vì trong xã hội Mỹ vẫn có những người Mỹ đi lãnh tiền xã hội bằng xe hơi Mercedes, ăn mặc như ngôi sao Hồ ly vọng. Và trong xã hội nước nhà VN có những người Việt mở miệng ra là nói đô la, mặc quần áo Mỹ, đi xe Dream Nhựt, ở không ăn bằng tiền đổ mồ hôi trán, rán mồ hôi lưng do bà con ở Mỹ "đi cày" không ngày nghỉ gởi về cho. Nhưng việc làm từø thiện vẫn phải làm, và vẫn mãi còn vì đó là việc làm nhân đạo. Nhân hư, chớ đạo bất hư.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.