Hôm nay,  

Đạo Luật Yêu Nước Của Mỹ: Việc Thẩm Tra Căn Cuớc

01/11/200300:00:00(Xem: 4229)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
ĐạO LUẬT YÊU NƯỚC CỦA HOA KỲ, việc THẨM TRA CĂN CUỚC
và Lịch trình đáo hạn chiếu khán di dân tháng 11-2003
Vào Ngày 9 tháng 5 năm 2003, Bộ Tài chính Hoa kỳ, Bộ phận Phòng chống TộI phạm Tài chính và các Cơ quan Điều hành Tài chính Liên bang đã thông báo Qui định sau cùng bắt buộc áp dụng việc yêu cầu thẩm tra căn cuớc các khách hàng theo Đạo Luật Yêu Nước của Hoa kỳ, Mục 326. Qui định này yêu cầu các Tổ chức Tài chính áp dụng một Chương trình Xác định Căn cước Khách hàng bằng cách tiến hành như sau :
1-Thu thập những thông tin về định dạng cá nhân của Khách hàng trong một Chương mục.
2-Xác định rằng Khách hàng chính là ngưi mà Họ tự nhận.
3-Lưu giữ những thông tin đã xử dụng để xác định căn cước của họ
4-Xác định xem một khách hàng có Tên trong bất kỳ một danh sách tình nghi khủng bố hay một tổ chức khủng bố nào hay không"
Vào tháng 7 năm 2003, Bộ Tài chính đã bắt đầu thời hạn 30 ngày đóng góp ý kiến để thẩm tra về những trưng hợp dự phòng cho việc áp dụng Qui định sau cùng của Mục 326, Đạo luật Yêu Nước Mỹ. Bộ Tài Chính tìm kiếm thông tin liên quan đến 2 trưng hợp dự phòng đặc biệt sau :
1-Liệu có cần yêu cầu các Tổ chức Tài chính giữ lại bản sao các hồ sơ cá nhân đã được xử dụng để xác định căn cước các khách hàng hay không."
2-Liệu có thể cấm các Tổ chức Tài chính, không cho phép chấp nhận bất kỳ hồ sơ định dạng cá nhân nào khác được chính phủ ngoại quốc cung cấp, ngoài Hộ Chiếu như một hình thức xác định căn cước có thể chấp nhận được. Thông báo về việc thẩm tra này đã được đăng trên Công báo Liên Bang, kết thúc vào ngày 31 tháng 7 năm 2003.
Sau khi đã phân loại hơn 34,000 li góp ý, Bộ Tài chính xác định rằng không có Thông tin nào mới để hoãn lại việc công bố Qui định sau cùng. Vì thế Bộ Tài chính quyết định không cần phải sửa đổi Qui định sau cùng, cấm việc chấp nhận các chứng từ căn cước do ngoại quốc phát hành, như căn cước do Tòa Lãnh sự cấp, hay yêu cầu các Tổ chức Tài chính phải lưu lại Bản sao các hồ sơ cá nhân.
Bảng phân tích sau cùng các ý kiến nhận được cho thấy phần lớn các ý kiến đều yêu cầu không thay đổi các Qui định. Trong Tổng số 34,602 ý kiến, có 10,704 ý kiến đóng góp cho vấn đề Bản Sao, trong khi có 23,898 ý kiến về thẻ căn cước. Trong số những ý kiến này, 89% đồng ý vớI việc giữ nguyên yêu cầu về Bản sao và 82,73 % đồng ý không thay đổi trong vấn đề Thẻ Căn cước.
Bộ Tài Chính kết luận rằng những lo ngại về an ninh trong việc chấp nhận những Giấy t cá nhân do ngoại quốc phát hành, sẽ được giải quyết theo cách tiếp cận - rủi ro, phù hợp với qui định sau cùng, và có thể sẽ báo cho các tổ chức tài chính biết khi những lo ngại tăng cao đối với một số hồ sơ cá nhân đặc biệt. Bộ Tài chính cho rằng các Tổ chức Tài chính cần tìm cách cải thiện các phương thức họ xử dụng để nhận dạng và thẩm tra căn cước các khách hàng của mình. Những qui định sau cùng cho phép các tổ chức Tài chính được mềm dẻo nhưng vẫn buộc họ trách nhiệm đốI với hiệu quả chương trình nhận dạng khách hàng của họ.
Hơn nữa, Bộ Tài chính cho rằng việc bảo quản các Bản Sao của mọi hồ sơ, cũng không tạo được lợi ích về an ninh đủ để biện minh cho gánh nặng thêm trong việc lưu trữ hồ sơ.
Việc áp dụng Mục 326 của qui định sau cùng, yêu cầu các Tổ chức tài chính lưu trữ hồ sơ theo từng công đoạn để thẩm tra cá nhân. Trong khi những hồ sơ lưu trữ này có thể gồm nhiều Bản sao của giấy t cá nhân., các tổ chức tài chính không cần phải giữ những giấy t này trong hồ sơ khách hàng.

Bộ Tài chính yêu cầu tất cả những tổ chức tài chính lệ thuộc những qui định nhận dạng khách hàng cần phải có bản dự thảo chương trình nhận dạng khách hàng và được chấp thuận trước ngày 1 tháng 11 năm 2003 theo như lịch trình.
Những Tổ chức Tài chính sau đây phải theo qui định : Ngân Hàng và các Công ty Uỷ thác, các Quỹ Tiết kiệm, các Hiệp hội Tín dụng, các công ty Giao dịch Chứng khoán, các Quỹ Hỗ tương, và các công ty Môi giới và Chào hàng.
Lịch trình đáo hạn chiếu khán di dân tháng 11-2003
A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 15 tháng 06-2000
C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 08 tháng 10-1998
D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 01tháng 05-1995
E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 01 tháng 08-1997
F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 15 tháng 01-1992
G- Diện tu sĩ tôn giáo: Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .
HỎI ĐÁP.
1- Câu Hỏi : Tôi đang có giấy Chiếu khán H-1B. Liệu Tôi có thể mỡ một doanh nghiệp cổ phần với các Bạn của Tôi không" Việc đó có vi phạm quy chế hiện nay của Tôi không"
Trả lời: Nếu Bạn làm bất kỳ điều gì khác ngoài là một cổ đông im lặng, tức là Bạn đã vi phạm qui định của Giấy Chiếu khán. Bạn có thể đầu tư vào một doanh nghiệp, nhưng Bạn không thể tham dự vào việc điều hành hay làm việc tại đó. Nếu không Bạn sẽ bị coi là làm việc bất hợp pháp. Hãy nhớ rằng việc được trả Lương không phải là trắc nghiệm duy nhất để xem Bạn có làm việc hay không. Nếu Bạn làm công việc mà một Công dân Mỹ mong được làm để có Lương, cho dù Bạn không nhận Lưong, Bạn vẫn có thể bị coi như làm việc vì mục đích Di trú. Trong trường hợp đó, Bạn cần một Giấy phép thứ nhì cho phép Bạn làm việc này.
2- Câu hỏi : Tôi là một Sinh viên quốc tế đang theo học với Giấy Nhập cảnh sinh viên F-1. Tư vấn viên của Tôi ỡ Văn phòng Sinh viên Quốc tế nói vớI Tôi rằng : Tôi phải mua Bảo hiểm Sức Khoẻ để đúng quy chế theo Luật Di trú. Điều đó có đúng không" Hơn nữa, nếu đúng là có yêu cấu các sinh viên quốc tế phải mua Bảo hiểm mỗi lục cá nguyệt; thì có nghĩa là sinh viên phải mua bảo hiểm do Nhà Trường giới thiệu, hay Tôi được tự do chọn lựa bảo hiểm mà Tôi muốn "
Có điều luật nào yêu cầu sinh viên phải mua loại bảo hiểm đặc biệt nào đó theo tiu bang hay nhà Trường để có thể phù hợp với chính sách và luật Di trú không " hay tùy theo chính sách của nhà Trường được giám sát bỡi lập pháp tiểu bang " Tôi rất muốn được biết thông tin và nơi để Tôi có thể kim tra lại các luật liên quan đến sinh viên quốc tế.
Trả Lời : Không có Luật Liên bang nào đòi hỏi sinh viên quốc tế thuộc quy chế F-1 phải mua Bảo hiểm Sức khoẻ. Tuy nhiên, căn cứ trên hệ thống Sức khoẻ rất đắt đỏ của Hoa kỳ, nhiều Trường và Tiu bang đòi hỏi điều đó. Vì thế Bạn phải mua Bảo hiểm và coi đó như một điều kiện theo học. Chẳng hạn như tại Bang Tennesse, các hệ thống Giáo dục cao cấp đều yêu cầu Bảo hiểm đốI vớI tất cả các sinh viên quốc tế.
Bài Dịch từ website của Siskind Susser. Xin chân thành Cám ơn.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.