Hôm nay,  

Khía Cạnh Chánh Trị Của Cải Tổ Medicare

28/11/200300:00:00(Xem: 4131)
Vấn đề Medicare của Mỹ là một trong những vấn đề chánh trị gây nhiều tranh luận nhứt của hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ. Cuộc tranh luận kéo dài, có thể nói, trong gần 38 năm, từ năm 1965 khi Đạo luật Medicare ra đời.. Và lần đầu tiên trong 38 năm tranh luận đó, luật Cải tổ Medicare lớn nhứt mới được thông qua vào ngày 25 tháng 11, năm 2004, trong mùa Lễ Tạ Ơn của Mỹ. Cải tổ này giúp 40 triệu người già liên quan đến Medicare lần đầu tiên trong 38 năm được bồi hoàn một phần số tiền mua thuốc. Nhưng số tiền thuốc bồi hoàn này sẽ ngốn ngân sách liên bang một kinh phí-- nghe mà chóng mặt-- là 400 tỷ đô la trong vòng 10 năm. Đảng Dân Chủ cũng đã nhiều lần đề nghị cải tổ, giúp cho người lớn tuổi. Lần gần nhứt cách đây 10 năm, bà Hillary Clinton, đệ nhứt phu nhân, chủ trương, nhưng thất bại. Kỳ này TT Bush khi ứng cử đã hứa sẽ cải tổ Medicare, bắt đầu thực hiện lời hứa ngay trong năm thứ tư của nhiệm kỳ đầu, thành công. Oâng mừng khấp khởi và không giấu niềm vui của mình đã thắng đảng Dân Chủ ngay trên sân nhà của đảng Dân Chủ. Đó là vấn đề chăm sóc y tế cho người già, vốn là khối cử tri mẫn cán và nhiều ý kiến và thắc mắc với chánh quyền nhứt. Thế cho nên, chỉ vài giờ sau khi Thượng Viện thông qua luật Cải tổ Medicare do Oâng đề nghị, đích thân TT Bush tuyên bố trước nhân viên và người bịnh của Bịnh Viện Spring Valley ở Las Vegas, đó là "cải tiến lịch sử" và " thắùng lợi chánh yếu".
Lần đầu tiên người Mỹ lớn tuổi được bồi hoàn tiền mua thuốc trong lịch sử Medicare. Cho đến bây giờ người có Medicare chỉ được khỏi trả tiền nằm bịnh viện và tiền khám bác sĩ thôi; tiền mua thuốc phải móc túi riêng ra trả. [ Tại đây thiết nghĩ cần nói rõ, đa số người lớn tuổi Mỹ gốc Việt ít để ý vì vừa có " tiền già Welfare", vừa có Medicare vì là công dân Mỹ trên 65 tuổi, và vừa có Medi-Cal ( các tiểu bang khác gọi là Medicaid ) vì không có lợi tức hay lợi tức dưới mức nghèo khó. Nên khi mua thuốc không phải trả một đồng tiền túi nào, khác với người Mỹ 65 tuổi có Medicare hồi hưu, có lợi tức phải trả 100% tiền toa thuốc. Thực sự Medi-Cal đã trả cho thay cho người Mỹ gốc Việt nghèo. Nên các tiệm thuốc Tây đòi thẻ chữ xanh, BIC ( benefit identification card của Medi-Cal ), chớ không đòi thẻ đỏ Medicare vì Medicare có trả tiền thuốc đâu mà đòi cho mất công xem ] Sở dĩ trình bày chi tiết ra như thế để thấy vấn đề bồi hoàn tiền mua thuốc là một vấn đề lớn và sát sườn, của đau con sót đối với những người Mỹ 65 tuổi có tiền hưu, hay còn đi làm, chỉ có Medicare thôi.
Theo luật cải tiến Medicare, người có Medicare chỉ phải đóng 35 đô mỗi tháng và chỉ phải trả tiền thuốc đến mức 250 đô thôi. Tiền thuốc nếu hơn số 251 đến 2.250 đô sẽ được bồi hoàn 75%. So với Aâu Châu, với định chế này dù đã cải tổ, Nhà Nước Mỹ tỏ ra không rộng rãi với người già. Nhưng trong một quốc gia có cả 42 triệu người hoàn toàn khôngcó một thứ bảo hiểm y tế nào như Mỹ; 40 triệu người già do Medicare bảo chi, cải tiến Medicare ấy là một cái gì dễ chịu hơn phải móc tiền túi trả 100% tiền toa thuốc.. Theo luật mới việc bồi hoàn chỉ bát đầu vào năm 2006, nhưng năm 2004, người có Medicare sẽ được cấp thẻ mua thuốc giảm tiền từ 10 đến 25%.

Dù dựï luật được dự thảo lách né rất nhiều để dễ tạo sự thoả hiệp, việc thảo luận và biểu quyết vô cùng sôi nổi và gay go. Tại Hạ nghị viện dù dân biểu Cộng Hòa đa số, nhưng kết quả biểu quyết cho thấy số phiếu không tương ứng với số dân biểu Công Hoà lẽ ra phải có. Nói khác nhiều dân biểu Cộng Hoà không đồng ý với dự án luật do TT của chánh quyền Cộng Hoà đệ nạp.ø Tại Thượng Viện cuộc thảo luận, biểu quyết càng gay go hơn. Luật được thông qua với số phiếu 54 thuận và 44 chống, sai biệt 10 phiếu. Phân tích phiếu thuận người ta thấy có 11 phiếu của nghị sĩ Dân Chủ. Còn phiếu chống là 44, trong đó có 9 phiếu của Nghị sĩ Cộng Hoà. Đứùng trên phương diện gài thế nhau giữa hai đảng, người ta thấy Dân chủ bị đứng trước một tình thế phải thoả hiệp, nếu không sẽ bị mang tiếng chống người già, "hành tội người già"ø và chống quyền chọn lựa của người già trong việc chọn thầy và thuốc. Thế kẹt sau này của Dân Chủ sẽ dẫn đến việc tư nhân hoá nền y tế, là điều đảng Dân Chủ chống xưa nay. Vai trò của các công ty quản trị y tế tư sẽ lớn với luật cải tổ Medicare trái với truyền thống của Đảng Dân chủ là quốc gia đóng vai trò chánh trong an sinh xã hội trái với với Cộng Hoà càng ít chánh quyền càng tốt.
Cải tổ này chẳng những chia rẽ đảng mà chia phe trong cùng một đảng nữa.. Phiá Dân Chủ TNS Kênedy từ đầu mở cả một chiến dịch chống đối luât cải tổ Medicare của Cộng Hoà. Nhưng những người già lốp bi với Oâng nên sau cùng TNS lại ủng hộ cải tổ Medicare; dưới mắt Dân Chủ đối với một nghị sĩ nòi Dân Chủ như Kennedy, đó là một phản bội. Hai TNS chuẩn ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân Chủ Lieberman và Kerry thì né tránh để vừa không mất lòng Đảng, vừa không mất phiếu phe binh cũng như chống. Hai TNS của Cali cùng là Dân Chủ, nhưng 1 người thuận, 1 người chống. Phiá Cộng Hoà, những người theo đường lối chánh thống chống luật cải tổ vì cho luật cải tổ là một cơn sốt làm cho ngân sách liên bang đã thâm thủng, lại thêm thâm thủng 400 tỷ nữa trong vòng 10 năm. TNS McCain biểu quyết chống, cho là "quá đáng." Còn báo chí, New York Times, Wall Street Journal chỉ trích cơn sốt của công chi. Báo National Review phản đối "sự bành trướng của tinh thần quốc gia hoàng thiên chưa hề có tiền lệ của Medicare trong 40 năm."
Nhưng mà không sao. Người Mỹ gốc Việt nghèo khỏi lo, đã có Nhà Nước Medical lo bảo chi rồi. Còn người Mỹ có lợi tức cứ tủm miệng cười để cho bên binh cũng như bên chống cứ la lên dài dài. Để Hành Pháp có lý do áp lực các công ty làm và bán thuốc tây và các công ty thầu của Medicare để họ hạ giá bảo phí và thuốc tây Điều này có lợi cho người Mỹ già 65 tuổi. Chỉ sát biên giới Mỹ thôi, nước Canada, giá cả thuốc tây thấp hơn Mỹ nhiều vì chánh quyền can thiệp vào giá cả thuốc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.