Hôm nay,  

Xây Dựng Quốc Gia

20/10/200100:00:00(Xem: 3950)
Chế độ Taliban có chia rẽ hay không" Câu trả lời là có, và có vẻ thuận lợi cho cuộc hành quân của Mỹ từ gần hai tuần qua nhằm lật đổ chế độ Taliban bao che trùm khủng bố Osama bin Laden. Nhưng nó cũng cho thấy cả một vấn đề khó khăn là thay thế chế độ Taliban bằng một chế độ nào"

Sau khi Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell đến hội đàm với Tổng Thống Hồi Quốc Pervez Musharraf ở Islamabad người ta thấy lần đầu tiên Mỹ chấp nhận sẽ có cả những phần tử "ôn hòa" của Taliban trong chính phủ tổ chức trên căn bản rộng rãi sau khi chế độ Taliban sụp đổ. Đồng thời có tin Ngoại trưởng Taliban Wakil Muttawakil đã bí mật yêu cầu Mỹ giảm bớt oanh tạc để phe ôn hòa xét lại lập trường về vấn đề giao nạp bin Laden. Chưa biết chuyện này có thực không, hay chỉ là một thủ đoạn của Taliban nhằm nhử mồi cho Mỹ phải ngừng oanh tac để đi vào một cuộc thương thuyết, điều đã bị Tổng Thống Bush dứt khoát bác bỏ. Nhưng có một sự thật không ai phủ nhận, chế độ Taliban không phải là một chế độ thuần nhất mặc dù nó đã kiểm soát 90% lãnh thổ. Và điều này cũng đúng cho những phe phái chống đối Taliban, chính họ cũng chia rẽ từ lâu. A Phú Hãn chưa bao giờ có ý thức đoàn kết dân tộc và tình thần xây dựng quốc gia. Sự kiện này đã có từ hàng trăm năm nay, kể từ thời người Anh đến bán đảo Ấn Độ để lập ra một nước thuộc địa lớn nhất ở Nam Á.

A Phú Hãn là một nước có địa hình hiểm trở nằm sâu trong đất liền, không có bờ biển thuận tiện cho người Tây phương đổ bộ để thi hành sức mạnh cơ khí. Trong nước có 27 triệu dân, gồm nhiều sắc tộc khác nhau, có thể chia ra làm hai loại: các sắc tộc Bắc sống ở miền núi, các sắc tộc miền Nam sống ở đồng bằng phía Nam chiếm hơn 1/3 diện tích toàn quốc. Sắc tộc lớn nhất là Pashtun chiếm 38% dân số, họ sinh sống phần lớn ở miền Nam mà thủ phủ là Kandahar. Những tay lãnh đạo Taliban đều là người sắc tộc Pashtun bởi vậy Kandahar là cứ điểm xuất phát của họ. Các sắc tộc khác gồm có Tajik 25%, Hazara 19%, Uzbek 6% và Turkmen 2%, sống ở miền Bắc có biên giới tiếp giáp với 3 nước cựu Cộng Hòa Xô viết là Tajikstan, Uzbekistan và Turkmenistan. Ngoài ra còn có sắc tộc du mục 3%, Baluchi 1% và thêm một số sắc tộc khác đến 6% không thuộc các loại nói trên. Từ nhiều trăm năm nay các sắc tộc này đánh lẫn nhau, nếu một số có liên minh với nhau thì đó chỉ là giai đoạn tùy thời tùy cảnh. Chuyện hợp rồi chống, kết rồi chia là chuyện thường lệ. Chia rẽ với sắc tộc khác và chia rẽ ngay cả trong một sắc tộc. Pashtun là sắc tộc đông nhất lại càng có nhiều chia rẽ và nếu Taliban ngự trị được trong mấy năm qua đó là vị họ thi hành một chế độ cai trị khắt khe, lấy kinh Coran làm lợi khí trói buộc và đàn áp.

Osama bin Laden, người Ả rập, đã biết rõ hoàn cảnh nước này từ thời kỳ Hồng quân Xô Viết xâm chiếm năm 1979-89. Nếu từ năm 1996 ông ta biết chọn nơi đây làm căn cứ khủng bố quốc tế và dùng thủ đoạn chính trị-tôn giáo để trở thành một thế lực quyền lực trong bóng tối chỉ huy các lãnh tụ dốt nát của Taliban, ông ta quả là một chiến lược gia có tài. Cũng phải nói thêm Hồi giáo có hai phe Sunni và Shiite chống đối lẫn nhau từ khi Giáo chủ Mohammad qua đời. Dân A Phú Hãn 84% theo Sunni, cũng giống như Hồi Quốc, láng giềng lớn ở phía Đông đa số là Sunni. Nước láng giếng lớn thứ hai ở phía Tây là Iran, đa số là Shiite. Cuộc chiến tranh trong thập niên 80 giữa Iran và Iraq phần lớn cũng là cuộc chiến giữa Sunni và Shiite, vì Iraq theo Sunni. Chính vì thế Tổng Thống Hồi Quốc Musharraf đã đòi phải có các phần tử gọi là "Taliban ôn hòa" theo Sunni có mặt trong chính quyền tương lai của A Phú Hãn.

Trong một tình thế phức tạp như vậy, việc xây dựng một "quốc gia" A Phú Hãn là một chuyện thiên nan vạn nan. Tập hợp tất cả những sắc dân A Phú Hãn sống hòa bình dưới một chính quyền quốc gia là chuyện khó chưa ai làm được, kể cả dưới triều đại của cựu hoàng Zahir Shah. Bây giờ người ta nói đến một chính quyền có căn bản đoàn kết rộng rãi, do người dân A Phú Hãn quyết định. Nói thì dễ làm thì khó, và cũng không nên quên rằng chính quyền đó còn phải được sự đồng ý của tất cả các lân quốc Đông Tây như Hồi Quốc Iran, các lân quốc phía Bắc và cả Trung Quốc có một vùng biên giới nhỏ dính vào A Phú hãn. Thế nhưng khó khăn hơn hết là câu hỏi ai sẽ giúp cho việc "xây dựng quốc gia" như vậy" Người ta có thể tìm thấy dễ dàng: đó là LHQ. Chính Mỹ cũng nói đến vai trò của LHQ. Khi Tổng thư ký Kofi Annan được giải thưởng Hòa Bình Nobel năm nay, Tổng Thống Bush là một trong những người đầu tiên gọi phôn đến chúc mừng ông. Nhưng cũng không nên có nhiều ảo tưởng về việc này. LHQ là tổ chức từng bất lực trong những tình huống quốc tế phức tạp. Quân quốc tế gìn giữ hòa bình của LHQ rất yếu, ô hợp, thiếu tinh thần, nhiều khi còn bị bắt cóc và bị tấn công chạy dài. Cần phải có một sức mạnh quân sự như Mỹ tại chỗ, việc xây dựng quốc gia ở A Phú Hãn mới có thể thành công.

Thí dụ sau khi chiến thắng loại trừ được chế độ Taliban, Mỹ rút quân về thì sao" Chắc chắn chỉ trong một thời gian ngắn nội chiến lại bùng nổ, một chế độ Taliban II sẽ thành hình và mọi việc tái diễn như cũ. Trong chiến tranh lạnh, bài học Việt Nam còn đó. Thời nay Mỹ không thích "ăn cơm nhà vác ngà voi" đem quân đi giữ hòa bình ở những nơi xa vời vô bổ như Somalia, Bosnia, Kosovo hay Đông Timor như chính ông Bush trước đây đã từng chống đối. Nhưng tình thế đã đổi khác, Mỹ bắt buộc phải đóng quân sau chiến thắng, hay ít ra cũng là đoàn quân chủ yếu của quân LHQ giữ gìn hòa bình, góp phần vào việc xây dựng quốc gia A Phú Hãn. Đó là mục tiêu hàng đầu trong cuộc chiến tự vệ của Mỹ vì khủng bố đã và đang tấn công thẳng vào nước Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu Lạc Bộ Nhiếp Ảnh Việt Nam/VN Photography Club sẽ tổ chức một cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật "Ánh sáng và sắc màu" tại Little Saigon, Nam Cali. Buổi triển lãm sẽ diễn ra hai ngày, Thứ Bảy và Chủ Nhật, 7 và 8 tháng 12 năm 2019 từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tại Hội trường nhật báo Người Việt
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.