Hôm nay,  

Vẫn Xét Hồ Sơ Thân Nhân Khi Người Bảo Lãnh Qua Đời

12/01/200200:00:00(Xem: 5254)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

ĐỀ TÀI : THƯỢNG VIỆN THÔNG QUA SẮC LUẬT HR-1892, CHO PHÉP THÂN NHÂN TIẾP TỤC HỒ SƠ KHI NGƯỜI BẢO LÃNH QUA ĐỜI

Sắc luật HR-1892 cho phép một người thân tích trong gia đình thay thế người bảo lãnh trong trường hợp người bảo lãnh qua đời .

Người đứng thay thế phải hội đủ điều kiện lợi tức và phải là công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân.

Những người được công nhận để trở thành người bảo lãnh tài chánh thay thế cho người bảo lãnh đã qua đời là những người có quan hệ với người được bảo lãnh như sau:

Phối ngẫu, cha mẹ, cha mẹ của người phối ngẫu, anh chị em, con thành niên (18 tuổi trở lên), con trai, con gái, con rể, con dâu, chị dâu, anh rể, ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại, hoặc một người giám hộ hợp pháp của người được bảo lãnh.

Sắc luật mới này áp dụng cho những trường hợp người bảo lãnh qua đời sau khi hồ sơ được chấp thuận. Nếu hồ sơ đã bị bãi bỏ vì sự qua đời của người bảo lãnh, người được bảo lãnh phải thỉnh nguyện sở di trú tái phục hồi hồ sơ cũ dựa trên sự thay thế của một thân nhân trong gia đình đứng lập thủ tục bảo trợ tài chánh.

PHẦN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

Câu hỏi 1) Tôi hiểu là sắc lật mới đòi hỏi người đứng thay bảo trợ tài chánh có một liên hệ gia đình mật thiết nào đó với người được bảo lãnh, thay vì chỉ có quan hệ với người bảo lãnh đã quá cố. Điều đó có đúng không"

Đáp 1: Thưa đúng thế, ví dụ như một bà mẹ đã qua đời sau khi hồ sơ bảo lãnh cho người con gái được chấp thuận, người đứng thay bảo lãnh tài chánh phải liên hệ bà con với đứa con gái. Bởi thế, những anh chị em hay con cái hoặc ông bà nội/ngoại của người con gái có thể đứng thay bảo lãnh tài chánh, nhưng cô dì chú bác của cô ta thì không hợp lệ .

Câu hỏi 2) Nếu hồ sơ bảo lãnh đã bị bãi bỏ vì sự qua đời của người bảo lãnh, làm thế nào để xin phục hồi hồ sơ"

Đáp 2: Người được bảo lãnh phải liên hệ với sở di trú nơi hồ sơ được chấp thuận, đính kèm một văn kiện xin tiếp tục hồ sơ với một thủ tục bảo trợ tài chánh của một thân nhân đứng thay thế.

Câu hỏi 3) Liệu sở di trú luôn luôn phục hồi hồ sơ nếu có một người thân đứng thay bảo lãnh tài chánh hay không"

Đáp 3: Không có gì bảo đảm về việc này hết. Hãy lấy một thí dụ của một bà mẹ độc thân tại Mỹ bảo lãnh cho đứa con trai tại Việt Nam, bà ta qua đời sau khi hồ sơ được chấp thuận. Đứa con trai không còn ai thân tích tại Hoa Kỳ ngoài một người chú và anh em bạn dì của mẹ. Trường hợp này không có một thân nhân nào hợp lệ đứng thay bảo lãnh tài chánh, vì thế, sở di trú có thể sẽ từ chối phục hồi hồ sơ nói trên.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento 1-800-411-0495 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.