Hôm nay,  

Vững Tin Vào Đôi Tay

02/12/200000:00:00(Xem: 4861)
Thế là tôi định cư ở Úc đã tròn một năm. Ngày tôi đặt chân đến Úc là mùa thu, phong cảnh đẹp tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ được thấy những cây cối của xứ lạnh khi thu về đổi màu vàng thắm, hay đỏ rực dưới ánh nắng ấm dịu của mặt trời và tôi chợt băn khoăn nhớ lại rằng: tuổi của tôi cũng đã cuối thu rồi. Không biết mùa thu của riêng tôi sẽ ra sao trên xứ lạ quê người. Đã đi gần hết cuộc đời mà phải làm lại từ con số không cũng mệt mỏi lắm.

Khi nước mất và một chế độ khắc nghiệt xuất hiện, bản thân tôi lúc đó họ gọi là ngụy quyền. Gia đình là ngụy quân. Vì thế, gia đình tôi chịu biết bao là khổ sở và tủi nhục. Nhưng người xưa đã nói: trong cái rủi có cái may. Tôi vẫn có việc làm. Những kẻ tự xưng là chiến thắng giữ chúng tôi để làm việc cho họ. Có nhiều việc họ rất cần đến chúng tôi để biết cách sử dụng máy nghiệp vụ, hay phương pháp kế toán ngân hàng của tư bản. Dầu vậy, đồng lương họ trả cho chúng tôi lúc đó chỉ là tượng trưng cho có mà thôi. Tôi và gia đình cũng như bao nhiêu người sống ở miền Nam, ý nghĩ duy nhất trong đầu lúc đó là làm sao đến được một đất nước tự do. Sau bao lần thất bại, sự may mắn vẫn không đến với tôi.

Lần sau cùng lên được tàu lớn, lòng tôi khấp khởi mừng thầm. Nhưng, ở đời có chữ "nhưng" rất là tàn nhẫn. Tàu đi mới được một lát thì bị chìm vì tàu đã quá cũ mục, lại chở quá nhiều người. Người ta vùng vẫy, bơi lội, tiếng than khóc thảm thiết vang dội cả một vùng trời nước mênh mông. Lúc đó tôi có cảm tưởng như mình đang bị hành hình dưới địa ngục. Tôi mệt quá nên chỉ thả nổi trên mặt nước để lấy sức. Đột nhiên tôi nghe chung quanh nổi lên những tiếng kêu ọc ọc, càng lúc càng nhiều. Đồng thời tiếng khóc than cũng thưa hẳn đi. Ngạc nhiên tôi đưa mắt nhìn tứ phía và hoảng hốt khi thấy chung quanh tôi chỉ còn khoảng hai mươi người. Không biết những người kia bơi về hướng nào mà mau quá.

Tôi vội ráng quan sát để bơi theo, nhưng không..., lại chữ nhưng tàn nhẫn, họ đuối sức nên uống nước và chìm sâu làm mồi cho cá. Tôi sợ quá vì biết rằng đó cũng là số phận của mình. Tôi cố bơi nhưng chẳng biết đâu là đất liền. Bốn bề chỉ trời với nước. Quá tuyệt vọng tôi chỉ còn biết cầu nguyện ơn trên. Lúc này tôi đã ôm được miếng ván, và mặc cho sóng xô đẩy, tôi không có chút khái niệm về thời gian. Cho đến lúc tàu tuần duyên của công an biên phòng vớt được. Chúng tôi chỉ còn năm người sống sót. Do trong người tôi còn giấu được chút vàng nên tôi đã không bị tù. Nhờ vậy tôi vẫn nghiễm nhiên là công nhân viên của ngân hàng đã đi làm lại sau thời gian nghỉ phép thường niên.

Cho đến bây giờ mỗi lần nhớ lại cuộc vượt biên đó tôi không thể nào giải thích được vì sao tôi có thể sống được ngoại trừ được phép lạ mà thôi. Tôi càng tin tưởng hơn ở Trời Phật và bỏ hẳn ý định vượt biên. Phần vì hết tiền, phần vì sợ, phần vì nghĩ rằng nghiệp của tôi quá nặng không thể dự cuộc thi vượt biển hóa rồng như các đồng hương hữu phước khác. Thôi đành chấp nhận số phận vậy. Mặc dầu đã quyết định an phận mà tinh thần tôi lại sa sút trầm trọng, mặt lơ mày láo. Người Việt mình hay gọi là tửng tửng. Gia đình, bạn bè khuyên lơn an ủi mãi cũng không có kết quả, lúc nào tôi cũng muốn tự hủy cho xong. Mỗi lần muốn thực hiện ý định, thấy gia đình và người thân tôi lại không đang tâm.

Sau cùng tôi nhận thức rằng nếu vì những người thân, thì trước hết tôi phải tự cứu lấy mình. Phải tự vực mình đứng lên. Tốt nhất là hãy nhìn xuống, tôi thấy quanh tôi nhiều người khổ hơn tôi, bất hạnh hơn tôi. Thế là ngoài giờ đi làm lo cho gia đình, tôi tiếp xúc với họ cũng như tìm cách giúp đỡ họ tùy theo khả năng eo hẹp của tôi. Dần dần, có một số bạn bè thích tham gia. Chúng tôi bớt ăn, bớt mặc để đến với những người kém may mắn hơn chúng tôi. Đó là những người già neo đơn, những trẻ mồ côi, những người bị cùi. Thậm chí cả nơi mà xã hội rẻ rúng như trường phục hồi nhân phẩm. Nhiều khi nhìn các tặng phẩm quá khiêm nhường trên tay, chúng tôi cười ra nước mắt, tự an ủi với nhau là cốt ở tấm lòng, tụi mình "lá rách đùm lá tả tơi". Chúng tôi làm việc không biết mệt mỏi là gì. Càng tiếp xúc, càng thấy có nhiều người cần được giúp đỡ, nhưng hỡi ơi vòng tay chúng tôi nhỏ bé quá. Về sau một số bạn bè ở nước ngoài cũng tiếp tay với chúng tôi trong công việc từ thiện. Nhờ vậy những tặng vật của chúng tôi bắt đầu thấy nặng ký hơn.

Cứ thế tháng năm thong thả lướt qua, tôi đã lấy lại được lòng thanh thản và tự tin khi thấy cuộc sống của mình không phải là vô dụng. Cho đến một ngày, với lý do rất riêng tư tôi đã được định cư sang Úc. Tôi qua Úc không phải vì tâm trạng của người được đặt chân lên đất hứa. Bởi vì sau một phần tư thế kỷ sống trong đau khổ, tôi đã biết giá trị của cuộc sống. Tâm trạng tôi không quá lạc quan mà cũng chẳng bi quan. Tôi nghĩ rằng ở đâu cũng phải làm việc, có điều ở đất nước tự do tôi có thể nói lên ý nghĩ thật của mình, làm được những điều mình thích, lẽ dĩ nhiên phải là điều lương thiện, hay có quyền mơ ước nọ kia.

Nước Úc quá khác xa với quê hương bất hạnh của tôi. Đến Úc tôi cảm nhận được ngay đây là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi về mọi phương diện. Dân ở đây họ sống thanh bình quá. Có lẽ họ không biết được thế nào là chiến tranh, là bom đạn, là đau khổ vì mất mát và chia ly. Bên này có nhiều cái lạ trong đời sống, bình thường thôi nhưng tôi biết rằng nếu kể cho bạn bè ở quê hương, họ sẽ cho là tôi nói không đúng sự thật. Thí dụ như không có bụi mù như ở quê nhà, các giao lộ không hề có bóng dáng của cảnh sát... Tôi qua Úc đã mấy tháng cũng chưa nghe được tiếng còi xe, đường phố lúc nào cũng sạch sẽ. Tôi đã từng thấy các chú bé, cô bé khoảng ba bốn tuổi đôi má đỏ hây hây lon ton chạy đến thùng rác kiễng chân bỏ vào đó miếng giấy nhỏ hay mẩu bánh thừa. Trình độ dân trí của họ cao nên họ ý thức được việc làm của họ cũng như tuân hành luật chung của xã hội mà không cần sự giám sát thường xuyên của chính quyền. Và họ cũng dạy cho con cái họ những thói quen tốt từ lúc còn nhỏ. Đến bao giờ quê hương tôi mới theo kịp xứ người""

Như tôi đã trình bày từ đầu, tôi qua đây muộn màng quá, muộn màng về tất cả mọi mặt. Phần lớn tuổi quá, phần không giỏi tiếng Anh, nhưng tôi không muốn sống thừa hay ăn bám. Qua được ba tháng là tôi đi làm, một việc làm chẳng có gì là vẻ vang cả. Không làm được việc bằng trí óc, thì tôi làm việc bằng chân tay. Ban đầu chồng tôi không chịu cho tôi đi làm vì rằng công việc không hợp với khả năng của tôi, tôi thì nhỏ người, công việc lại nặng nhọc. Nhưng tôi cương quyết giữ vững lập trường và thuyết phục chồng tôi là mọi người làm được thì tôi cũng làm được. Quan trọng ở chỗ là có quyết tâm hay không và cứ cho tôi thử, chưa thử làm sao biết không làm được" Thử được thì tiếp tục làm không thì nghỉ kiếm việc khác có mất mát gì đâu. Nhờ vậy tôi đã được toại ý. Thành thật mà nói, trong tuần lễ đầu đi làm tôi không còn biết tôi là ai nữa, nhiều lúc mệt tưởng đứt thở nhưng tôi không dám than sợ sẽ bị bắt ở nhà, vả lại bản tính của phụ nữ Việt Nam là quen chịu đựng. Cũng có người tỏ vẻ khinh thường tôi nhưng tôi không xấu hổ. Không sử dụng được sở trường thì tôi dùng sở đoản, tôi bỏ sức lao động để đổi lấy đồng tiền một cách lương thiện. Tôi vẫn hãnh diện ngẩng cao đầu với mọi người.

Bây giờ mọi việc đã ổn, tôi không còn thấy mệt nhọc trong công việc nữa. Tôi cảm thấy vui và có ý nghĩa hơn vì đã góp sức cùng chồng lo cuộc sống chung. Khi cuộc sống nơi quê hương mới đã tạm ổn thì lòng thương nhớ quê hương lại càng ray rứt tôi hơn. Nơi đó biết bao kỷ niệm tươi đẹp của thời thơ ấu, bao tình cảm thiêng liêng với cha mẹ chị em, của họ hàng bạn bè. Ôi! Tôi nhớ và thương biết là bao quê hương đau khổ của tôi. Cha mẹ tôi năm nay đã gần chín mươi tuổi rồi. Tôi hằng cầu mong cho cha mẹ tôi luôn được khỏe mạnh để khi có điều kiện tôi sẽ về thăm, để được nghe giọng nói thương yêu và ánh mắt hiền từ của cha mẹ tôi. Tôi cũng cầu cho cha mẹ của những đồng hương đang ở lại Việt Nam luôn an khương trường thọ để họ cũng được hạnh phúc như tôi. Tôi chợt nhớ tới bài hát ru em của người Việt mình:

Má ơi đừng gả con xa Một mai cha yếu mẹ già Chén cơm, đôi đũa, kỷ trà ai dâng.

Nhớ xong tôi lại chợt phì cười vì sự mâu thuẫn của tôi. Đi xa là do tôi chọn lựa chớ cha mẹ tôi có "ép duyên" bao giờ đâu mà than với thở, nhiều lúc tôi thấy tôi thật là ngớ ngẩn.

Qua Úc tôi rất thiếu thốn về mặt tình cảm. Đã vậy nhiều khi tôi bắt gặp những ánh mắt khó chịu của người nước ngoài. Tôi không buồn họ, vì tôi nghĩ rằng họ có thành kiến với người mình cũng là lẽ tự nhiên. Vì đương không có một cộng đồng đông đảo khác hẳn họ về màu da, phong tục tập quán, ngôn ngữ đến định cư tại đất nước của họ nên họ e dè là đúng. Vì thế, tôi muốn nói với những đồng bào mới của tôi rằng ngươi Việt Nam chúng tôi với bản chất siêng năng, cần cù và chân thật, đã, đang và sẽ đóng góp công sức của mình tùy theo khả năng để cùng các bạn xây dựng nước Úc ngày một tươi đẹp hơn.

Vậy, các bạn đừng ngần ngại nữa, hãy mở rộng vòng tay và tấm lòng với chúng tôi: CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT LY HƯƠNG, rồi các bạn sẽ thấy các bạn không lầm.

Hoài Niệm
Mt. Pritchard NSW

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.