Hôm nay,  

Một Khúc Tự Tình Đầy Mặc Cảm (phẩm Tín Giải, Kinh Pháp Hoa)

01/11/200000:00:00(Xem: 4518)
Thưa bạn đọc,
Với tinh thần Pháp Hoa, kỳ trước chúng ta đã nhận thức được tình thương bao la của Đức Phật như là vị cha già đối với người con của mình, Ngài dẩn dụ các người con thoát ra ngoài căn nhà lửa" như là thoát ra ngoài sự mê muội hồng trần và ngài cho tất cả các con đều là chiếc xe lớn tức là cổ xe Đại Thừa tự độ cho mình mà cũng độ cho chúng sinh nữa. Như vậy qua phẩm "Thí Dụ" kinh Pháp Hoa người hành giả đã có hướng đi như là kim chỉ nam cho hành trình. Thế nhưng người hành giả có thể mạnh dạn và kiên nhẩn tiếp tục cuộc hành trình này không" Còn phải tùy theo niềm tin và sự hiểu biết nhất định về ý hướng tương lai của mỗi người. Vì biết được điều này Đức Phật nói rõ ràng ở kinh Kalama trong Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) là một trong 5 bộ kinh lớn của Phật giáo.

Nguyên Thủy như sau:
"Này hỡi các Người Kalama! ở đời có 5 điều mà các người chớ vội tin ngay:

- Một là: chớ vội tin những lời đồn đại, những điều được người ta lập đi lập lại nhiều lần, vì sự đồn đại hay lời nói lại đó có khi không đúng, bởi ngay người đầu tiên nói ra có khi đã nhận xét sai lầm. Hơn nữa khi một sự việc được nhiều người lập đi, lập lại thì không thể tránh khỏi điều thêm bớt khiến ngày càng xa rời sự thật.
- Hai là: đừng vội tin ngay những gì do truyền thống để lại vì truyền thống thường tùy thời đại và do con người đặt ra nên cũng có điều tốt, điều xấu, khi đúng, khi sai.
- Ba là: đừng vội tin ngay những gì do kinh điển để lại, vì kinh điển cũng có khi bị chép lầm, hoặc người chép lại đã sửa đi theo ý mình rồi đem ra phổ biến.
- Bốn là: đừng vội tin ngay những lời do chính bậc thầy nói ra vì khi các vị đó còn chưa chứng ngộ thì không tránh khỏi những sai lầm, chấp trước.
- Năm là: chớ vội tin ngay những lời của Ta hay bất cứ vị giáo chủ nào nói ra, khi mà các người chưa thấm nhuần ý nghĩa và hiểu rỏ.

Như vậy NIỀM TIN trong đạo Phật là niềm tin có sự hiểu biết và thực chứng chứ không phải là niềm tin mù quáng không lý giải. Đó chính là ý nghĩa cốt lỏi của phẩm này mang tên là "TÍN GIẢI" (Tín là tin thuộc về tình cảm, Giải là hiểu theo lý trí. Tình và lý có đủ đi song đôi với nhau, mới tạo được niềm tin vững chắc không gì lay chuyển được). Và để củng cố niềm tin Đức Phật đã kể chuyện "Đứa con nghèo cùng phiêu bạt" để gởi gấm tâm tư của mình, được tóm lượt như sau: Một vị trưởng lão giàu có quý phái có một đứa con trai thơ dại bỏ nhà phiêu bạt, 50 năm tìm kiếm lại mà không gặp. Vị Trưởng lão tự than thầm "Ta nay đã già không người thừa kế, nếu một mai mất đi thì sản nghiệp này không người giao phó. Ông thường ước mong gặp lại đứa con lưu lạc để mà ủy thác thì mới hết lo mà an vui được." Không ngờ thời gian sau đó chàng cùng tử tức là đứa con phiêu bạt, đói khổ đến kiếm việc làm trước cửa nhà cha mình mà không biết, sau khi nhìn thấy cảnh giàu sang của gia đình Trưởng Giã người con tự ti mặc cảm và khiếp sợ bỏ chạy. Vị Trưởng Giã đã nhận biết được đó chính là đứa con phiêu bạt của mình, nên cho gia nhân đuổi theo bắt lại. Người con lại một lần nữa khiếp sợ bởi cảnh đuổi bắt của gia nhân nên đã ngất xỉu. Vị Trưởng Giã thấy vậy xót xa trong lòng đành quyết địnhthả cho hắn đi rồi sau đó cho gia nhân khuyến dụ hắn trở về với công việc "hốt phân" mỗi ngày, chính ông cũng hóa trang như công nhân để làm việc chung với người con rồi lần hồi khuyến khích nâng đở người con đến cương vị quản lý và đối đãi như con ruột của mình, thế nhưng người con vẫn với tính tự ti khiếp sợ trong 20 năm làm việc vẫn ở căn nhà lá trước cửa nhà. Đến trước khi qua đời vị Trưởng Giã tuyên bố công khai trước hội đồng gia tộc: Người quản lý hiện tại chính là đứa con phiêu bạt của Ngài và tài sản kể từ hôm nay đều do y thừa kế sở hữu. Chàng cùng tử hay là đứa con phiêu bạt khi đó mới thực sự có lòng mừng: "Ta vốn không mong cầu, nay kho báu tự nhiên mà có". Qua câu chuyện đầy ẩn dụ người hành giả nên hiểu tinh thần câu chuyện như sau:

- Vị Trưởng Giả tức là Đức Phật hóa thân
- Đứa con phiêu bạt là chúng sinh mê lầm trong đói khổ trần gian.
- 50 năm tìm kiếm áo cơm là sinh tử luân hồi qua 5 đường
- Tâm lý tự ti, hãi sợ chính là tâm lý sợ sệt và hèn kém của chúng sinh.
- Sự giàu sang của vị Trưởng Giả là biểu hiện Phước đức và Trí tuệ của Phật
- Người con không dám bước vào nhà của vị Trướng Giả là chúngsinh ngại ngùng không dám dấn thân vào cửa Đại Thừa rộng mở
- Người con phải làm nghề "hốt phân" trong thời gian dài tức là chúng sinh tự mình gột bỏ những dơ bẩn trong tâm mình như là phiền não, tham, sân, si, mạn nghi, ác kiến
- Ông Trưởng Giả hòa mình làm việc hốt phân với người con chính là Đức Phật đã hóa thân nhập cõi Ta Bà dơ bẩn để phổ độ chúng sinh, dẩn dụ đứa con vào nhà cũng là đưa chúng sinh vào pháp Đại Thừa.

Có thấu hiểu như vậy người Phật tử mới nhận chân được những bài học quý báu qua Phẩm Tín Giải này như sau :
1. Chúng sinh bỏ Phật chứ Phật không bao giờ bỏ chúng sinh, hay nói khác đi là ta bỏ, ta quên "Phật tính" hay tính giác của mình chứ Phật tính không hề bỏ ta.
2. Người Phật tử nên luôn luôn tinh tấn tu học theo mục đích hướng về phía trước, không nên tự mãn vì một chút chứng ngộ nào đó.
3. Người Phật tử tu tập "Phá Ngã" không chỉ là phá tính tự cao, kiêu mạn mà còn phải phá cả tính tự ty mặ c cảm sợ sệt của mình y như chàng cùng tử khiếp sợ trước cảnh phú quý của ông Trưởng Gia vậy.
4. Tinh thần cốt lõi của con đường tu học chính là "TÍN GIẢI" tức là niềm tin và hiểu biết chứ không phải niềm tin mù quáng thì dễ dàng lạc lối sau này.
5. Để củng cố "Niềm Tin Hiểu Biết" người Phật tử phải đi và sống tự làm việc nuôi thân nghĩa là kinh nhắc nhở ta phải hành trì công phu để nuôi sống HUỆ MẠNG tức là cái thân tinh thần, cái thân còn mãi của người tu.

Thấm nhuần được tinh túy của những bài học quý báu trên, người hành giả Pháp Hoa có thể hội nhập tinh thần này vào cuộc sống thực tiển qua những việc làm như sau:
- Một là: Gột bỏ dần những dơ bẩn trong bản thân mình như làhành động xấu, ác và để cho đời trong sạch và gia đình an lạc , không gì hơn tập dần những đức tính: không khi dối, không trễ nãi, không giận hờn và không oán than.
- Hai là: Phải luôn canh chừng tâm mình đừng để nổi lên hai hiện tượng ngã mạn và khiếp sợ. Cả hai tâm trạng đó đều làm chướng ngại đường tu của ta hay cản trở ta trở về Phật tính, thấy "Tri Kiến Phật".
- Ba là: Hãy thường sống bằng "Tâm giàu có" chứ đừng với "Tâm khó nghèo" để biết cho đi, biết chia xẽ nhiều hơn là thu về, tích lũy cho mình. Đây là cách giải nghiệp tốt nhất và cũng là điều đòi hỏi người tu Pháp Hoa phải thực hành.

Kết thúc phẩm Tín Giải, bạn đọc có thể tự tạo cho mình niềm tin vững chắc để cho đời tươi đẹp hơn không gì bằng con đường trở về "Phật tính " hay tính giác của mình. Không nên tin vào Thần linh hay người khác mà phải tự tin vào chính mình mới có thể đạt được điều sở nguyện này. Chính đó là duyên lành hội ngộ giữa bạn đọc và người viết qua loạt bài tường thuật lớp thuyết giảng Kinh Pháp Hoa này vậy. Ghi Chú : Muốn biết thêm chi tiết về lớp học xin gọi ô. Bách (714)638-2867 - ô. Đệ (714) 775-0872 - ô. Mậu (714)898-8408. ô. Diễn (714) 539-3691. Lịch học tháng 11 có 2 buổi học vào ngày 12, 26 từ 3 đến 6 Pm Kính mời quí vị đồng hương tham dự. Địa chỉ Chùa Liên Hoa số 9561 Bixby Ave, Garden Grove, do cư sỉ MẬT NGHIÊM (Đặng Nguyên Phả) thuyết giảng. Trân trọng kính mời

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.