Hôm nay,  

Từ Trận Chiến Tại Tam Kỳ Đến Triệt Thoái Ra Khỏi Huế

03/04/200400:00:00(Xem: 5849)
LTS: Trong hai bài trước, VB đã lược trình đến bạn đọc tình hình chiến trường Trị-Thiên trong thời gian từ ngày 20 đến 20-3-1975. Sau đây là những ghi nhận về tình hình tổng quát tại Quân khu 1 vào những ngày cuối tháng 3/1975, và diễn tiến cuộc triệt thoái khỏi Huế của các lực lượng thống thuộc Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 Tiền Phương. Loạt bài chiến sử này được biên soạn dựa theo hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ xuất bản; hồi ức của cựu Trung tướng Ngô Quang Trưởng, cựu Thiếu tướng Bùi Thế Lân trong cuộc phỏng vấn của phái viên báo Đời; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của VNCH; hồi ký của cựu Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh, nguyên Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh kiêm Tư lệnh mặt trận Nam-Tín, lời kể của một số nhân chứng, và tài liệu riêng của VB.
* Ngày 24-3-1975: Trận chiến tại Tam Kỳ
Sáng ngày 24 tháng 3/1975, một biệt đội Cộng quân và 2 chiếc 2 PT 76 đã lọt vào thị xã Tam Kỳ, tỉnh lỵ tỉnh Quảng Tín. Do bị tấn công bất ngờ, binh sĩ trú phòng đã không kịp có phản ứng nên Cộng quân đã chiếm thị xã này.Trước tình hình đó, Bộ Chỉ huy Tiểu khu Quảng Tín, Bộ Tư lệnhTiền phương Sư đoàn 2 Bộ binh (BB) và Bộ chỉ huy Trung đoàn 5 BB đang đóng quân ởthị xã đã phải rút đi di chuyển về vùng hoạt động của Sư đoàn 3Bộ binh ở phía bắc quận Thăng Bình.
Sự kiện Cộng quân chiếm Tam Kỳ đã ảnh hưởng không ít đến tinhthần chiến đấu của quân trú phòng trong thị xã Quảng Ngãi, một tỉnh lỵ ở phía Nam thị xã Tam Kỳ, nằm trên Quốc lộ 1. Từ 12 giờ trưa đến tối ngày 24/3/1975, Cộng quân đã bắt đầu mở các cuộc tấn công vào nhiều căn cứ quân sự và làng mạc chung quanh thị xãQuảng Ngãi. Một tiểu đoàn đặc công Cộng quân tấn công vào phi trường, trong khi đó khoảng 1 trung đoàn thuộc lực lượng chủ lựccủa tỉnh đội Quảng Ngãi đã tấn công vào các tuyến phòng thủ vòng đai thị xã.
Để bảo toàn lực lượng, bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1 chấp thuận cho Tiểu khu Quảng Ngãi được quyền cho lệnh các đơn vị Địa phương quân được rời bỏ phòng tuyến và đánh lên phía Bắc để ra khỏi vòng vây của Cộng quân. Do đường từ thị xã Quảng Ngãi đếncăn cứ Chu Lai của Sư đoàn 2 Bộ binh bị gián đoạn và đường ra biển cũng bị Cộng quân phong tỏa nên các đơn vị Địa phương quânđã phải mở đường máu để rút quân. Sáng ngày 25/3/1975, chỉ có một
số ít về đến Chu Lai. Phần lớn đã hy sinh hoặc bị bắt trên đườngdi chuyển.
* Diễn tiến về kế hoạch rút quân khỏi Huế.
Tại Huế, ngày 24/3/1975, các đơn vị của Sư đoàn 1 Bộ binh phòng ngự ở phía Bắc và khu vực cận sơn ở phía Đông thành phố Huế đãđược lệnh rời bỏ phòng tuyến và chuyển quân về gần Huế để cùng với Bộ Tư lệnh và các đơn vị yểm trợ chuẩn bị kế hoạch rút quânkhỏi chiến trường Trị Thiên. Trong khi đó, các tiểu đoàn Bộ binhvà Biệt động quân đang án ngữ phòng tuyến dọc trên quốc lộ 1được lệnh di chuyển về bờ biển và tập trung tại các điểm hẹn để tàu Hải quân vào đón.
Theo kế hoạch tổng quát, Bộ Tư lệnh Tiền phương quân đoàn 1 doTrung tướng Lâm Quang Thi chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm điều động và kiểm soát cuộc rút quân này. Về lịch trình, thì các đơn vị phải có mặt tại điểm tập trung trước 0 giờ sáng ngày 25/3/1975.Về phương tiện vận chuyển, Bộ Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải do Phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại làm tư lệnh có nhiệm vụ cung cấp tối đa tàu để chở tất cả các đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy quânlục chiến, Biệt động quân và lực lượng quân sự của hai tiểu khuThừa Thiên và Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bộ chỉ huy Quân vận Quân khu1 sẽ sử dụng LCU để đưa các đơn vị từ bờ ra tàu, Công binh sẽ lập những cầu phao tại các cửa sông để đoàn quân đi qua.
* Những gian khó trên đường rút quân.
Theo lời kể của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Sư đoàn Thủy Quân Lục chiến, do lệnh rút quân quá nhanh, các đơn vị không có thời gian chuẩnbị nên kế hoạch rút quân đã không thể thực hiện đúng theo thờibiểu. Cũng theo lời Thiếu tướng Lân, khi Trung tướng Trưởng quyết định cho rút quân khỏi Thừa Thiên và thành phố Huế thì Thủy quân Lục chiến có Lữ đoàn 369 đang hoạt động tại chiến trường này. Bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 đóng tại căn cứ Tân Mỹ ở cửa Thuận An, 2 tiểu đoàn đang phòng thủ tại phòng tuyến An Lỗ, cách trung tâm thànhphố Huế khoảng 17 km, tiểu đoàn thứ ba đang phòng thủ ở phía Bắc quận Hương Điền và ở phía Nam của sông Mỹ Chánh.
Sáng ngày 25/3/1975, biển động mạnh nên tàu Hãi quân đến trễ. Cầuphao tại cửa sông cũng chưa hoàn tất kịp để sử dụng. Đến trưa thì thủy triều lên cao, không làm sao qua được. Cũng vào thời gianđó, Cộng quân biết có cuộc chuyển quân nên bắt đầu tập trung hỏalực pháo binh bắn dồn dập vào các vị trí ẩn quân tại cửa Tư Hiền cùng tại nhiều điểm hẹn để tàu đến đón. Bộ Tư lệnh Tiền phươngQuân đoàn 1 từ Mang Cá chuyển về đặt tại căn cứ Tân Mỹ cũng bị pháo kích nặng.

Trước tình hình đó, nhiều đơn vị đã tự tìm ra cách rút quân bằngphương tiện tự túc. Một đơn vị Thủy quân Lục chiến rút theo Quốc lộ 1 để vượt qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng đã bị Cộng quân phục kích chận đánh và bị tổn thất nặng. Một số đại đội Thủy quân Lục chiến và bộ chỉ huy Lữ đoàn 369 do Đại tá Lương, Lữ đoàn trưởng chỉ huy, từ Thuận An đi bộ dọc theo bờ biển để về hướng Đà Nẵng.Trên đường đi, đoàn quân đã được LCU và tàu Hải quân vào đón.Trong khi đang đứng trên bờ để điều động quân sĩ lội ra tàu ơ ûngoài biển, Đại tá Lương đã bị thương ở chân.
Một tiểu đoàn Thủy quân Lục chiến và một số đơn vị Bộ binh cũng rút theo đường biển nhưng khi đến phá Tam Giang ở cửa Tư Hiền thìgặp phải con sông chắn ngang quá rộng, trong khi phía bên kiasông đã bị Cộng quân chiếm giữ. Một số chiến binh quyết vượt qua sông nhưng đã bị tử thương do đạn Cộng quân bắn sang. Theo ước tính của Thiếu tướng Bùi Thế Lân, Tư lệnh Thủy quân Lục chiến, thì chỉcó một số nhỏ chiến binh Thủy Quân vào đến Đà Nẵng, số đông còn lại bị tử thương vì trúng đạn pháo kích hoặc bị kẹt lại ở Huế. Những người bị kẹt lại đã lập thành từng phân đội quyết tử với Cộng quân cho đến khi hết đạn.
Riêng với Sư đoàn 1 bộ binh, các tiểu đoàn của các Trung đoàn1,3, 51 và 54 Bộ binh và các đơn vị thống thuộc như Thiết giáp, Pháobinh, cũng lâm vào tình cảnh như Lữ đoàn 369 TQLC. Một số được tàu Hải quân chở, một số khác mở đường máu ven theo quốc lộ 1 và hoặc ventheo biển phần lớn đã hy sinh ngay trên đường rút quân. Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 thì chỉ có khoảng 1/3 số binh sĩ thuộc các lực lượng của Sư đoàn 1 Bộ binh, Thủy Quân lục chiến, Biệt động quân...về đến Đà Nẵng.
* Sư đoàn 1 Bộ Binh vĩnh biệt chiến trường Trị Thiên và cố đô Huế.
Trở lại với tình hình Sư đoàn 1 Bộ binh, một trung tá trưởng phòng của Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh (không muốn nêu tên) đã kể lại cho người viết bài này nghe diễn tiến những giờ phút cuối tại Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh ở trong căn cứ Giạ Lê.Vị trung tá này nói ông không thể nào quên được buổi họp cuốicùng để nghe tướng Điềm phổ biến lệnh rút quân. Từ vị tư lệnh phó, tham mưu trưởng cho các sĩ quan trưởng phòng, trưởng ban tham mưu như chết lặng khi nghe Thiếu tướng Điềm nói: Sư đoàn 1 Bộ binh có lệnhphải rút khỏi Huế. Và chỉ gần một giờ sau, cảnh tượng đó cũng đã diễn ra tại các bộ chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, Thiếtđoàn Kỵ binh và các tiểu đoàn yểm trợ.
Là một đại đơn vị đầu lòng của Quân lực VNCH, thành lập ngày 1tháng 1/1955 trên sự qui hợp 3 Liên đoàn chiến thuật lưu động, Sư đoàn 1 Bộ Binh với cái tên đầu tiên là Sư đoàn 1 Dã chiến rồi đổithành Sư đoàn 1 Bộ binh từ 1959, trong hơn 20 năm từ ngày thànhlập cho đến ngày được lệnh rút quân khỏi chiến trường Trị Thiên,Sư đoàn 1 Bộ binh là sư đoàn Bộ binh đầu tiên mà tất cả quân nhân thuộc Sư đoàn được mang giây biểu chương Bảo Quốc Huân Chương màu tam hợp. Suốt 20 năm trấn giữ tuyến đầu của Việt Nam Cộng Hòa, Sư đoàn 1 Bộ Binh là hình ảnh của sự bảo bọc, gìn giữ Huế trong suốt những năm dài lửa đạn. Thế nhưng do những biến động chiến trường,Sư đoàn 1 Bộ binh đã phải vĩnh biệt Huế trong tức tưởi, trong uất nghẹn.
Khi vào đến Đà Nẵng, một số hạ sĩ quan tiểu đội trưởng, sĩ quan trung đội trưởng, đại đội trưởng trẻ tuổi của Sư đoàn 1 Bộ binh kể lại cho các đồng đội cũ (đã thuyên chuyển về Sư đoàn 3 Bộ binh) nghe cuộc rút quân bi tráng của họ. Khi nhận được lệnh rút quân, họ hiểu ngay là họ phải vĩnh biệt Huế, vĩnh biệt Trị Thiên, nơi mà họ và bao nhiêu đồng đội đã gởi cả tuổitrẻ cho chiến trường để giữ gìn từng phòng tuyến, từng ngọn đồi,từng căn cứ, trong những năm dài khói lửa. Một trung úy đại độitrưởng cho biết khi nhận được lệnh rút quân thì đại đội của anh đang phòng thủ ở một ngọn đồi cách Huế gần 10 km về phía Đôngnam. Cả đại đội lúc bấy giờ chỉ còn hơn 70 người đã di chuyển trong đêm để đi về hướng biển. Ra khỏi vị trí phòng thủ hơn 1 km,đại đội đã phải quyết chiến với khoảng hơn 100 Cộng quân chậnđánh. Sau hơn 1 giờ giao tranh, đại đội đã vượt qua khỏi vòng vâycủa địch quân và khi về đến bờ biển gần Thuận An thì cả đại đội chỉ còn hơn 40 người.
Một chuẩn úy già chỉ huy hậu cứ một tiểu đoàn Bộ binh đã khóc trong tức tưởi khi gặp lại chúng tôi, đồng đội cũ của ông. Vị sĩ quan này đã gia nhập Sư đoàn 1Bộ binh khi sư đoàn mới thành lập từ đầu năm 1955, và tính đếntháng 3/1975, ông đã có hơn 20 năm gắn bó với đại đơn vị này, từ một binh nhì khinh binh chiến đấu, rồi hạ sĩ tiểu đội phó, trung sĩ tiểu đội trưởng, trung sĩ nhất trung đội phó rồi quyền trung đội trưởng, thượng sĩ thường vụ tiểu đoàn, rồi chuẩn úy chỉ huy hậu cứ. Vị chuẩn uý già này nóivới chúng tôi trong uất hận: Tui có cả hơn 20 năm ở Sư đoàn này,có cả hơn 20 năm với chiến trường Huế, với Quảng Trị, Thừa Thiên.Tui từ binh nhì lên đến Thượng sĩ nhất, rồi chuẩn úy qua từng trận đánh...Trời ơi... Thế mà bây giờ lệnh trên bắt phải bỏ ThừaThiên, bỏ Huế mà đi, tức quá đi thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.