Hôm nay,  

Dịch Vụ Internet Vn Quá Đắt, Xài Ít Cũng Tốn Nửa Lương Bs

23/06/199900:00:00(Xem: 6074)
HANOI — Đột nhập mạng điện toán, đó là thú vui của Trần Vinh. Trong giờ rãnh, cậu sinh viên điện toán này, người làm việc ở tiệm cà phê Internet Queen nơi đây, đột nhập vào các máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ Internet của VN, và rồi báo cáo các sơ hở này cho người điều hành mạng.
Vinh, 20 tuổi, tự học trình bày trang Web, nói hãnh diện, “Tôi sống một mình ở Hà Nội và kiếm tiền nhờ Internet.” Nhưng kiến thức phải trả giá. Anh tốn hết 8 tháng để tiết kiệm tiền mua 4 cuốn sách về trình bày trang Web từ Hoa Kỳ. Bây giờ thì anh xài 70 Mỹ Kim từ số lương hàng tháng 200 Mỹ Kim kiếm qua Internet.
Hoạt động trong một trong những bầu khí Internet hắc ám nhất thế giới, một nhóm nhỏ doanh gia và đột nhập gia (hackers) Việt Nam đã hiểu ngọn ngành về Net. Một số còn làm giàu theo tiêu chuẩn VN. Nhưng đó vẫn là con đường khó cho nhiều người.
Bây giờ, 19 tháng sau khi có Internet, khoảng 18,000 tới 25,000 người mua dịch vụ Internet của VN phải chịu đựng dịch vụ chậm rì, giá cao vọt, và có thể là bức tường lửa nhà nước nghiêm ngặt nhất thế giới — được dựng lên với kỹ thuật Hoa Kỳ. Năm nay công an cũng tăng cường dò xét bất kỳ ai có kiến thức về Internet, điều mà một số viên chức bảo thủ gọi là “tệ nạn xã hội,” ô nhiễm với đủ thứ thông tin nguy hiểm và ảnh hưởng bên ngoài.
Không may cho những doanh gia, nhà nước không mở đường cho tư nhân lập dịch vụ Internet. Và nha 2nước đặt ra giá, kiểm soát nội dung, và đòi các hãng sử dụng hệ thống xây dựng bởi bưu điện truyền thông độc quyền.
Và như thế, các hãng cung cấp Internet đã cạnh tranh dựa vào lời hứa dịch vụ tốt hơn, và các thứ tặng thí dụ như tặng modem. Không có bao nhiêu thứ khá hơn để tặng, một công ty, tên là FPT, đành vận động bằng cách trộm các khách hàng từ các hãng khác. Các ông giám đốc kiếm được danh sách khách hàng, và gửi thư ào ạt chiêu dụ dịch vụ tốt hơn. Hai tháng sau, máy chủ của hãng này bị phá hoại câm tiếng một cách bí mật, điều mà các giám đốc FPT đổ tội cho một trong các hãng đối thủ phá hoại bằng cách mượn một tay hacker nào đó.

Những người trả giá cao nhất lại là khách hàng. Mặc dù giá dịch vụ đã xuống, từ 1.72 Mỹ Kim còn 1.37 Mỹ Kim một giờ, hầu hết học giả, bác sĩ và sinh viên vẫn không chịu nổi. Do vậy, người dùng thường là con các lãnh tụ chính trị, các thư ký văn phòng các hãng ngoại và một nhóm nhỏ các tay hacker.
“Là một bác sĩ, dĩ nhiên tôi muốn biết các tiến bộ y khoa mới nhất của các viện nghiên cứu thế giới,” theo lời BS Nguyễn Văn Thái tại Viện Ung Thư Sài Gòn. “Chúng tôi biết là có thể học các thông tin mới trên Internet, nhưng nhiều người chúng tôi không có tiền vào.”
Tại bệnh viện của ông, BS Thái nói, khoảng 20% bác sĩ có điện toán, và trong đó, ông ước tính là chỉ đa số 10% có lối vào Internet. Nếu một bác sĩ dùng Internet một giờ đồng hồ một ngày, người đó sẽ phải trả 34 Mỹ Kim một tháng — gần một nửa lương 80 Mỹ Kim một tháng của một bác sĩ.
VN hiện dùng bức tường lửa có tên là Raptor, bán bởi Axent Technologies Inc. ở Maryland, theo lời các viên chức VN và hãng phân phối ở Singapore. Nhu liệu bức tường lửa này chạy trên các máy chủ mua từ Sun Microsystems Inc. ở Mountain View, Calif. Và một chương trình hiệu quả để chạy bức tường lửa cũng dựa vào kỹ thuật hãng Sun, tên là Javascript.
Một tay sát thủ hacker giải thích về cách trị bức tường lửa, như bằng một chương trình do hãng Netwin của Tân Ta6y Lan chế ra nhằm chuyển dịch, che giấu và chuyển vận các protocols bị cấm đoán. Thí dụ, việc phóng tin lên newsgroup, điều bị cấm ở VN, có thể được gửi xuyên qua một cửa vào World Wide Web. Những người khác thì giấu bản tin bí mật phía sau hình ảnh theo dạng Adobe photoshop, và dùng các trương mục email Yahoo hay Hotmail để thoát các lối dò xét cảm từ của bức tường lửa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.