Hôm nay,  

Phúc Trình Nhân Quyền Mỹ: Csvn Đàn Áp Các Quyền Tự Do

4/2/200300:00:00(View: 4888)
WASHINGTON D.C. - Các vi phạm nhân quyền trong năm qua ở Nam Á đã giết hại hàng ngàn người.
Phúc trình hàng năm về tình hình nhân quyền khắp thế giới của Bộ ngoại giao Hoa kỳ đã lên án các chính quyền từ Aán Độ tới Pakistan, và Nepal, nơi các hành động giết người của cảnh sát đang gia tăng - chính phủ liên hiệp thân Aán Độ Giáo không chận đứng bạo động chống người Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo, mà 1 số vụ gây ra do các tổ chức thân chính.
Phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói "các nhóm tôn giáo thiểu số bị tấn công ở 5, 6 tiểu bang của Aán Độ, trên 1000 người bị sat hại trong năm qua ở tiểu bang Gujarat - chính quyền và cảnh sát địa phương bị tố giác là không can thiệp".
Theo các tổ chức tranh đấu nhân quyền, con số nạn nhân trên thực tế có thể cao gấp đôi.
Ở Pakistan, thành tich nhân quyền cũng xấu, bạo động chủng tộc, và tệ nạn giếùt phụ nữ vì thể diện là nghiêm trọng - hàng trăm phụ nữ bị chồng hay thân nhân giết vì tội ngoại tình. Theo nhận xét của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, cuộc bầu cử Tháng 10-2002 (duy trì Quốc Hội 3 năm sau ngày Tướng Musharraf chiếm quyền) là tương đối trung thực, nhưng cuộc trưng cầu dân ý giữa năm (gia hạn nhiệm kỳ TT Musharraf) thì không - các quan sát viên bầu cử nhận thấy bằng chứng của gian lận rộng lớn.
Phúc trình của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng chính quyền Musharraf đã cấm một số đảng đối lập hội họp, và bắt khoảng 3000 nhà tranh đấu.

Vẫn theo phúc trình này, bạo động vì khác chính kiến ở Bangladesh gây thiệt mạng 420 người - và ở Nepal, cảnh sát tiếp tục các vụ giết người vô luật pháp, trong khi loạn quân Maoist giết, tra tấn thường dân và bắt coc trẻ em. Ở đảo quốc Sri Lanka, các vi phạm nhân quyền vẫn còn dù có cố gắng.
Trong khi đó, tin của Đài VOA cho biết, dựa theo tin của hãng thông tấn Reuters và hãng thông tấn Pháp đánh đi từ Washington hôm thứ ba cho hay chính phủ Mỹ nhận định rằng thành tích nhân quyền của Việt Nam trong năm 2002 tiếp tục ở trong tình trạng tệ hại.
Nhận định vừa kể được đưa ra trong phúc trình hàng năm của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Theo bản phúc trình công bố hôm thứ hai này, chính phủ Việt Nam tiếp tục có những hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, trong đó có việc cảnh sát đánh đập nghi can trong lúc bị bắt, bị câu lưu, và bị thẩm vấn.
Theo một số nguồn tin do bộ ngoại giao Mỹ thu thập, trong năm vừa qua, các lực lượng an ninh Việt Nam đã câu lưu, đánh đập và chịu trách nhiệm đối với việc một số người bị mất tích.
Bộ ngoại giao Mỹ cũng tố cáo rằng giới hữu trách Việt Nam tiếp tục hạn chế quyền tự do dân sự và tôn giáo của những người sắc tộc thiểu số trong vùng Cao nguyên Trung phần sau khi xảy ra những rối loạn qui mô lớn trong năm 2001.
Ngoài ra, phúc trình mới nhất của chính phủ Mỹ về tình trạng nhân quyền thế giới còn cho rằng tại Việt Nam, quyền tự do chỉ trích đảng Cộng sản đương quyền và giới lãnh đạo cao cấp của đảng này vẫn tiếp tục bị hạn chế nghiêm nhặt, mặc dù sự khống chế của nhà chức trách đối với báo chí đã được nới lỏng đôi chút.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bà Margarete Bause, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, đã cho loan báo trên Facebook chính thức nhận bảo trợ cho ông Hoàng đức Bình, một nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và môi sinh Việt Nam
sau vài tuần, niềm vui của ông vơi dần, thay vào đó là nỗi nhớ nhà rất da diết – dù ông chẳng còn nhà; vì “nhà nước” đã chiếm đất để xây đường “cao tốc” hay bán cho Trung cộng ông cũng chả rõ
Bài báo nói trên là một minh chứng rõ ràng phản lại những lời vu cáo thiếu đứng đắn, vô trách nhiệm nhằm vào tổ chức VOICE cùng một số thiện nguyện viên có lòng, nhưng cũng là nỗi buồn phiền cho các nhà bảo trợ
Lịch sử cho thấy Liên Bang Sô Viết với một đế quốc CS lớn, nhiều nước thống thuộc hơn TC mà lại chết yểu, mới có 75 tuổi so với các đế quốc trên thế giới niên đại thường tính bằng thế kỷ.
BRUSSELS - Liên Âu và vương quốc UK đồng ý tăng tốc thương lượng Brexit, sau cuộc tiếp xúc giữa bộ trưởng Brexit Steve Barclay của UK và trưởng đoàn Michel Barbier của Liên Âu vào ngày 11 tháng 10.
LONDON - Vào ngày 11 tháng 10, khoảng 5, 6 người bị thương trong 1 vụ đâm chém tại thương xá Arndale tại trung tâm thành phố Manchester, Anh Quốc.
JEDDAH - Tin BBC ngày 11 tháng 10: Tàu dầu Sabiti thuộc chủ quyền công ty quốc doanh Iran NIOC đã bị tấn công tại vùng biển cách cảng Jeddah của Saudi Arabia 60 dặm.
IDLIB - Tin chiến sự ghi: lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ loan báo tổn thất nhân mạng đầu tiên, trong lúc bắt đầu vây đánh dân quân Kurd tại Ras al-Ain và Tal Abyad ven biên giới.
NEW DEHLI - Lãnh tụ Trung Cộng đến nước lớn Nam Á ngày Thứ Sáu 11 tháng 10, để họp thượng đỉnh không chính thức thứ nhì với Thủ Tướng Natrenra Modi.
KABUL - Taleban phản ứng dè dặt với các phát biểu của TT Trump, ngay cả sau tuyên bố của ông trong tháng qua “cơ may hòa đàm đã chết”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.