Hôm nay,  

Dự Thi Người Việt Trên Đất Uùc: Giáng Hương

05/11/200200:00:00(Xem: 4587)
Ngoài trời gió lạnh từng cơn, bên ngọn lửa hồng, chúng tôi ngồi vây quanh chủ nhân buổi tiệc trà trong một bầu không khí thân mật. Giọng trầm ấm, chị nói:
- Khác với mọi người, tôi đến Úc trong trường hợp khá đặc biệt...
* * *
Gia đình tôi mấy đời nối tiếp nhau kinh doanh ngành gỗ. Không phải cái nghề "Phá Sơn Lâm, đâm Hà Bá", mà chế biến gỗ từ một thân cây sù sì, đen đúa thành những bàn, ghế, tủ, giường xinh đẹp, để tô điểm cho những ngôi biệt thự, phòng ốc trở nên lộng lẫy, sang trọng hơn.
Sài Gòn trước tháng tư bảy mươi lăm, hầu như mọi người đều biết tên ông nội tôi, nhất là những khách sạn, nhà hàng đều là khách hàng của ông. Phòng trưng bày sản phẩm trang trí nội thất nằm trên đường Hồng Thập Tự của gia đình tôi hầu như không lúc nào vắng khách.
Khi ra đời, ông chọn cho tôi cái tên thật đẹp của loài gỗ quí: Giáng Hương.
Ông tôi không hề có ý niệm rời bỏ quê hương, trong khi chung quanh bao nhiêu người đùm túm nhau chạy ngược chạy xuôi ra Bến Bạch Đằng hay vào Tân Sơn Nhất.
Sau ngày lịch sử đó cửa hàng trưng bày và cơ xưởng chế biến gỗ của gia đình tôi bị quốc hữu hoá, ông tôi được giao giữ vai trò cố vấn và cha tôi vẫn làm giám đốc, nhưng có tiếng chứ không có miếng. Một Phó Giám Đốc là cựu Sĩ Quan Bộ Đội lúc nào cũng có mặt ở cửa hàng với đôi mắt soi mói và cây viết cùng cuốn sổ lăm lăm trên tay.
Năm tôi lên sáu thì ông tôi mãn phần, lúc ấy ông còn rất khoẻ, nhưng có lẽ buồn vì thất chí, vì sự tính toán sai lầm, ông trở nên ít nói, lầm lì suốt ngày, bà tôi phải khuyên lơn, an ủi mãi. Một buổi sáng ông không bao giờ thức dậy nữa.
Bà tôi một phần thương nhớ ông tôi, một phần buồn cho tiếng tăm gia đình một sớm một chiều tan biến, khóc lóc suốt ngày, đôi mắt bỗng mờ dần, mặc dầu cha mẹ tôi chạy chữa hết lòng, cuối cùng bà không nhìn thấy hẳn, và ra đi theo ông tôi vài tháng sau đó.
Sau khi bà tôi mất, cha tôi xin từ giã chức vụ giám đốc, người gom tất cả vốn liếng dành dụm, mở một phân xưởng nhỏ tại Hố Nai, làm lại từ đầu. Có lẽ với cái cửa hàng và phân xưởng to lớn đã tịch thu được không còn làm họ bận tâm đến gia đình tôi nữa, nên khi cha tôi xin từ chức, chính quyền vui vẻ chấp thuận và cấp giấy phép hành nghề mới ngay.
Sự khởi đầu nào cũng thật gian nan. Nhưng được cái cha tôi rất nhẫn nại, một phần nhờ tiếng tăm gia đình có sẵn, một phần nhờ tài khéo léo người được thừa hưởng từ ông nội tôi, một phần giá cả phải chăng, lấy công làm lời, nên bạn bè, quen biết người nọ giới thiệu người kia tìm đến tận nhà đặt hàng tấp nập. Bây giờ thì cha tôi ngoài những hàng bán trong nước, người còn nhận gia công vài mặt hàng gỗ trang trí xuất khẩu ra nước ngoài.
Năm vào đại học, tôi có người yêu. Khôi là con một người thợ mộc, cha Khôi mới cộng tác với gia đình tôi được hai năm. Khôi lớn hơn tôi một tuổi, anh học năm thứ hai ngành Ngoại Giao, mặt mũi sáng sửa, ăn nói dễ gây cảm tình. Gia cảnh Khôi thuộc loại tay làm hàm nhai, anh vào đại học cũng là một gánh nặng cho gia đình vì sau anh còn ba đứa em nhỏ.
Khôi thật nhiều tham vọng, lúc nào anh cũng cố gắng học thật giỏi, anh muốn trở thành một nhân vật giàu có, tiếng tăm, anh không thích cái nghề lam lũ của cha anh. Tôi cho đó là một điều tốt, con người ai cũng phải có hướng đi lên, nhất là thanh niên bầu nhiệt huyết tràn đầy.
Cha mẹ tôi rất có cảm tình với Khôi, tuy không nói ra nhưng hai người ngầm chấm Khôi là chàng rể tương lai, nếu một ngày nào hai đứa trưởng thành. Chỉ cần tiếng nói của gia đình anh là cha mẹ tôi chấp thuận ngay.
Riêng tôi thì quá hạnh phúc, người yêu đẹp trai, học giỏi, lại được gia đình tán thành còn gì sung sướng hơn. Nhưng, cái chữ “nhưng” quái ác lúc nào cũng xuất hiện không đúng lúc...
Một buổi đang ngồi trong lớp nghe giảng bài, tự nhiên đầu tôi bỗng nhức như búa bổ, hai mắt nhắm chặt, hai tay ôm lấy màng tang, dầu cố kềm hãm nhưng vẫn bật ra tiếng rên rỉ, bạn bè dìu tôi vào bệnh xá. Sau khi uống hai viên thuốc giảm đau, nằm nghỉ một chốc, cảm giác nhức đầu đã bớt, tôi ngồi dậy định trở lại giảng đường, nhưng thật kinh hoàng khi nhận ra chung quanh tôi bóng tối mờ mờ... Đưa tay lên mặt, tôi chỉ thấy những đường nét không rõ, dù đôi mắt vẫn đang mở trừng trừng, tôi còn nhớ lúc ấy chỉ vào khoảng 9 giờ sáng. Tôi thét lên một tiếng thật to, không còn biết gì nữa...
Tỉnh dậy vì tiếng thút thít của mẹ tôi văng vẳng, chung quanh bóng tối dày đặc. Hai tay quờ quạng lung tung. Thấy tôi tỉnh, mẹ vội nín bặt, ï ôm chầm lấy tôi:
- Thật tội nghiệp con gái tôi!..
Mẹ tôi vừa nói, nước mắt vẫn tiếp tục rơi lã chã. Tôi bàng hoàng:
- Mẹ hãy cho con biết bệnh tình của con, không bao giờ con còn thấy được ánh sáng nữa phải không mẹ"
Mẹ tôi càng khóc lớn hơn:
- Con đừng bi quan, cha con đang nhờ tất cả các bác sĩ giỏi nhất chữa trị cho con, kết quả khả quan lắm.
Khôi thì ở bệnh viện với tôi suốt ngày, ngoài những giờ ở giảng đường. Anh ôm cả tập vở, bài giảng vào làm ngay trong phòng bệnh. Cha mẹ tôi cảm động lắm.
Qua nhiều lần hội chẩn, Bác sĩ Trường, một người bạn thân với cha tôi cho biết bệnh tôi do di truyền từ bà nội, tới một thời điểm nào đó, tế bào thị giác thần kinh tự nó hủy hoại. Ở Việt Nam không thể chữa trị được phải gởi đi nước ngoài may ra, bác sĩ còn cho biết con số khỏi bệnh cũng rất khiêm nhường, chỉ vào khoảng 5%. Và ông giới thiệu một bệnh viện ở Úc, nếu đồng ý ông sẽ liện hệ nhờ chữa trị cho tôi.
Thế là thủ tục giấy tờ xuất cảnh sang Úc chữa bệnh, đồng thời thủ tục du học cho Khôi để nhân đó chăm sóc tôi cũng hoàn tất một lượt, với tất cả phí tổn do cha tôi đài thọ.
Đến Úc tôi nhập viện ngay, Khôi thì vài ngày sau cũng vào khóa học. Thời gian đầu, chỉ có hai đứa với nhau nơi xứ lạ quê người, hầu hết thời gian Khôi đều dành cho tôi. Thật sự nếu không có anh, bệnh viện vẫn chăm lo săn sóc tôi cẩn thận. Nhiều lúc tôi khuyên anh đi chơi cho biết đó biết đây, nhưng anh bảo:
- Bao giờ em khỏi bệnh, chúng ta cùng nhau đi một thể, anh không thể vui chơi khi nghĩ đến em đang nằm một mình cô đơn được.
Nhiều lúc tôi nghĩ, giá mà không nhờ tình yêu của Khôi bên cạnh chắc có lẽ tôi không đủ can đảm sống. Khôi thề hẹn dầu tôi có mù loà anh vẫn một lòng thương yêu tôi.
Bệnh của tôi là căn bệnh chữa trị lâu dài, hết cuộc thử nghiệm nầy đến xét nghiệm khác. Phải chờ đợi ý kiến những bác sĩ chuyên môn để tìm phương án tốt nhất. Cha tôi chuyển tới bệnh viện tất cả mọi phí tổn chữa trị. Tiền ăn xài lặt vặt tôi đều giao hết cho Khôi.
Thấm thoát mà tôi vào viện đã hơn năm tháng.

Thời gian gần đây Khôi không còn vào với tôi thường xuyên nữa. Anh cho biết phải học ngày, học đêm, phải đến thư viện tìm tài liệu nghiên cứu vì kỳ thi sắp đến, và mỗi cuối tuần anh phải làm cho một nhà hàng, kiếm thêm tiền để gởi về phụ cha mẹ nuôi ba đứa em ở quê nhà. Tôi nhận thấy thái độ của anh có phần khang khác, mỗi khi vào thăm tôi chỉ độ 15 phút là anh tìm cách đi ngay. Người anh lúc nào cũng thoang thoảng mùi nước hoa. Người ta bảo, khi bạn mất đi một giác quan, thì các giác quan khác sẽ tinh tường hơn một chút. Điều đó rất đúng, ngay cái hôn âu yếm của anh tôi cũng nhận thấy có phần gượng ép.
Cuộc phẫu thuật đầu tiên cho tôi thất bại, ngày mở băng tôi không còn thiết sống nữa. Khôi cũng hiện diện lúc đó, anh khuyên lơn, an ủi tôi, cho biết đã điện thoại cho cha tôi, người đã gởi thêm tiền đóng viện phí, và yêu cầu bệnh viện mời bác sĩ từ Mỹ qua điều trị dầu phí tổn bao nhiêu người cũng đồng ý.
Nếu không nghe những lời nức nở của mẹ và những khuyên lơn thắm thiết của cha qua điện thoại tôi đã tự tử rồi. Tôi có giấu được hơn 20 viên thuốc ngủ.
Ở đây lâu đường đi nước bước của bệnh viện đã trở nên quen thuộc với tôi, bây giờ là mùa hè, mỗi buổi sáng hoặc chiều sau khi uống thuốc, tôi có thể lần dò ra chiếc băng đá bên ngoài ngồi hóng mát, trò chuyện với những bệnh nhân khác.
Một hôm, đang ngồi mơ màng, bỗng một giọng đàn ông vang lên bên tai:
- Hôm nay trông cô buồn quá, ông anh cô chưa vào thăm cô sao"
Ngạc nhiên, thay vì trả lời, tôi hỏi:
- Tại sao anh tôi" Vì sao ông lại có ý nghĩ đó là anh tôi"
- Vì lần nào ông ấy cũng đi cùng cô bạn gái rất là thân mật, nên tôi nghĩ đó là anh cô...
Thật là sét đánh ngang tai, nhưng nói cho cùng tôi cũng đã đánh hơi chuyện nầy từ khi ngửi thấy mùi nước hoa đàn bà thoang thoảng trên người Khôi rồi.
Cố lấy giọng thật bình tĩnh, tôi bảo:
- Vâng! Anh ấy mấy hôm nay bận thi, có lẽ qua kỳ thi nầy anh ấy mới rảnh rỗi.
Câu chuyện xoay qua đề tài khác. Anh ta cho biết tên là Norman, gia đình anh từ Ăng Lê di dân đến, và hỏi tôi có phải người Trung Hoa không. Tôi cười:
- Không ! Tôi tên Giáng Hương, là người Việt Nam. Bộ anh trông tôi giống người Hoa lắm sao"
Anh nói:
- Xin lỗi, cô và mấy cô bạn cùng trường, người Hồng Kông thoạt nhìn giống nhau lắm. Tôi đang theo năm cuối ngành cơ khí. Mỗi tuần đến bệnh viện ba ngày trông nom, bảo trì các máy móc trang thiết bị.
Từ đó chúng tôi trò chuyện với nhau luôn, kể ra cũng đỡ buồn, tiếng Anh của tôi mặc dầu không thông thạo lắm, nhưng những câu nói thông thường cũng không khó khăn mấy, như tôi đã nói, mất đi một giác quan, tự nhiên trí nhớ cũng sáng ra, những từ ngữ học được ở trường đều hiện ra rất rõ trước đôi mắt mù lòa của tôi.
Có hôm Norman mang đến cho tôi vài trái cam hay táo. Có lúc kẹo chocolate. Chúng tôi trò chuyện thân mật hơn. Anh hay an ủi và khuyên tôi hãy cố gắng kiên nhẫn, anh cho biết đã đọc nhiều sách nói về chứng bệnh tôi, vẫn có thể chữa trị được. Lời nói của anh có vẻ gì trìu mến và chân thật.
Với Khôi, tôi vẫn giữ thái độ bình thường. Khi anh đến, trao đổi dăm câu rồi anh rút lui ngay, tôi biết cô bạn gái của anh đang ngồi ngoài xe hoặc trên băng đá đợi anh, tôi không buồn vì trong thời gian dài nằm một chỗ, cái triết lý cuộc đời tôi nghiền nghẫm thật nhiều. "Nếu bạn chưa tìm thấy cái bạn muốn tìm, thì bạn hãy cố tìm, và khi bạn đã tìm thấy rồi thì bạn nên nắm bắt ngay, hảy dứt bỏ tất cả, đừng do dự, dầu hơi tàn nhẫn". Nhất là với một người nhiều tham vọng như Khôi, một người yêu đẹp đẽ lành mạnh, trong tương lai có thể bảo đảm cho anh trở thành công dân Úc vẫn hơn một người vợ Việt Nam mù loà.
Thấm thoát rồi cái ngày tôi trông đợi cũng đến. Nhà phẫu thuật Nhãn Khoa trứ danh được cha tôi mời từ Mỹ đã hiện diện. Đồng thời cha tôi từ Việt Nam cũng đáp chuyến bay sang. Người đến với ý định nếu cuộc phẫu thuật thất bại, sẽ mang tôi trở về Việt nam. Tôi nghĩ, cha cũng nhìn thấy sự kỳ vọng nơi anh con rể đã tan thành mây khói. Sau thời gian chân ướt chân ráo, bây giờ đã đủ lông đủ cánh, tương lai ổn định thì không cần đến người nữa.
Trong vòng tay cha, tôi thấy như tiếp thêm sức mạnh, cái tình phụ tử thiêng liêng đã lên tiếng bảo tôi phải cố gắng sống, tôi nhớ nhất là mẹ tôi, người không thế nào chịu nổi nếu tôi xảy ra chuyện gì.
Trước giờ vào phòng mổ, Norman đến thăm, nắm chặt tay tôi với câu chúc lành. Tôi giới thiệu anh với cha, nói sơ qua về người bạn mới quen.
Khôi cũng đến, nhưng có vẻ ngượng ngùng khi thấy thái độ cha tôi tỏ ra lạnh nhạt, sau vài câu xã giao, chúc lành tôi, anh từ giã đi ngay vì lý do cho kịp giờ thi.
Sau một giấc ngủ thật dài vì thuốc gây mê, tôi tỉnh dậy với cảm giác đau buốt nơi vùng mắt. Đưa tay định sờ lên mặt, nhưng một bàn tay ai đó giữ chặt tay tôi lại:
- Hương tỉnh rồi ư ! hảy để yên vết thương, ca mổ tốt lắm.
- Thì ra anh Norman, anh đến lâu chưa" Ba tôi đâu"
- Bác đã ngồi đây suốt ngày, vừa mới vào gặp bác sĩ, Hương có đói không" Tôi pha sữa cho Hương nhé!
Anh đỡ tôi ngồi dựa vào chiếc gối đầu giường, anh đút cho tôi từng muỗng sữa. Tôi thật không thốt nên lời, sự tận tụy của anh làm tôi suýt bật khóc. Trong khi người thương yêu thì đã bỏ tôi bơ vơ trong lúc thập tử nhứt sanh...
Những giờ cha tôi đi gặp gỡ khách hàng phối hợp làm ăn, Norman là người săn sóc tôi. Một hôm, anh nắm tay tôi, cho biết tình cảm anh dành cho tôi thật nhiều, anh nói nếu tôi không chê, anh sẽ xin phép cha cưới tôi làm vợ. Tôi nói:
- Anh suy nghĩ kỹ chưa, nếu mai kia ca mổ thất bại, một người mù loà như tôi làm sao đem lại hạnh phúc cho anh.
Anh vẫn cương quyết:
- Anh chỉ cần một người vợ hiền thủy chung bên cạnh là mãn nguyện rồi, anh biết Hương là người vợ mà anh mong đợi. Em vẫn có thể chơi đàn... và anh sẽ là đôi mắt của em...
Phải nửa tháng sau tôi mới được tháo băng. Cả một thời gian dài sống trong hồi hộp, lo âu và cầu nguyện.
Căn phòng tối mờ mờ, tất cả màng cửa đều buông kín, vì cần tránh những tia sáng chói chang đầu tiên làm ảnh hưởng đột ngột đến mắt tôi. Sau khi bác sĩ khám lần cuối và chúc mừng ca mổ thành công. Cha con tôi ôm chầm lấy nhau, lần đầu tiên tôi nhìn thấy cha khóc, nước mắt ướt đẫm má tôi.
Quay sang người đàn ông da trắng duy nhất không mặc áo choàng trắng trong phòng, tôi ngờ ngợ. Cha tôi cười:
- Đây là Norman, bạn con đấy!
Anh bước tới, cả thân hình tôi ngả vào vòng tay anh...
Sau đó tôi mới biết, thời gian tôi nằm viện lâu vì phải chờ đợi tìm cho được một đôi mắt thích hợp từ ngân hàng mắt.
* * *
Chúng tôi cám ơn và từ giã chủ nhà, đồng hồ trên tường điểm đúng con số 12 .
Nếu ngày nào bạn đi dạo phố City, hay siêu thị, bắt gặp một phụ nữ Á Châu nhỏ bé, có cặp mắt màu xanh lơ thăm thẳm bên cạnh một người đàn ông Âu Châu to lớn với cử chỉ đầy âu yếm thì đó là Giáng Hương và Norman đấy...

Nguyễn Kim Thế Vinh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.