Hôm nay,  

Tôi Đã Làm Hoà Với Việt Nam

04/05/200000:00:00(Xem: 4868)
OTTAWA (KL) - Tạp chí hàng tuần “PEOPLE” số May 1, 2000 đã cho đăng tiếng nói của Thượng nghị sĩ Hoa kỳ John McCain, một anh hùng của Hoa kỳ cho dẹp xuống sự đau thương trong những năm bị bắt làm tù binh.

Thượng nghị sĩ John McCain là một người tù binh được nhiều người biết đến tại Hoa kỳ. Thượng nghị sĩ từng là phi công trong Hải quân Hoa kỳ, đã bị hạ tại Hanoi năm 1967, chịu cực hình tàn bạo năm năm rưỡi trong trại giam tù binh tại Bắc Việt với cuộc sống lẻ loi cô quạnh. Sự gian khổ đã được thượng nghị sĩ thuật lại chi tiết trong cuốn “Faith of My Father”, một cuốn sách bán chạy nhất được viết vào năm ngoái cùng với Mark Salter, người phụ tá của thượng nghị sĩ. Trong cuốn sách, thượng nghị sĩ đã mô tả những gì đã xẩy ra, người tốt và kẻ xấu khi VC đã phát giác ra cha của thượng nghị sĩ là Hải quân Đề đốc John S. McCain, Tư lệnh của Hải quân tại vùng Thái Bình Dương. McCain năm nay 63 tuổi, vợ là Cindy, 46 tuổi, cả hai đều sống chung tại Phoenix. Thượng nghị sĩ có bẩy đứa con và bốn đứa cháu.

Phần sau đây do chính tay McCain đã viết cho tạp chí “People”, kể lại thượng nghị sĩ đã cam chịu như thế nào với sự đau thương của dĩ vãng.

Đã nhiều năm rồi, tôi được biết rất ít về Việt Nam. Tôi biết Việt Nam qua những vòng cao độ của những tấm không ảnh hay ghé mắt nhìn qua kính phòng lái của chiếc phản lực A-4. Tôi nghe rõ âm thanh, tôi biết được bên ngoài bức tường nhà tù là một xã hội của người Việt Nam. Ngày qua ngày, tôi đã liếc mắt nhìn không được lâu lắm qua kẽ hở của cánh cửa sà-lim. Song Việt Nam có một ảnh hưởng sâu đậm trong trường kinh nghiệm của đời tôi nhiều hơn đối với nước khác, nó như dành riêng cho tôi, những cái nhận xét nho nhỏ, những cái ngẫu nhiên trong chiến tranh hầu như khó mà quên đi được. Những nhận xét ấy tô thêm một chút đậm vào sự nhớ của tôi về cái nơi tôi đã học được nhiều bài học quan trọng cho suốt cuộc đời.

Khi các tù binh Hoa kỳ được phóng thích năm 1973, chúng tôi đầu tiên được chở bằng máy bay tới căn cứ không quân Clark tại Phi Luật Tân. Tôi vẫn thường nhủ thầm, tôi đã bỏ Việt Nam lại phía sau khi tôi tới phi trường Clark. Thiệt là quá đáng. Nhưng kể từ khi tôi lấy lại được sự tự do, tôi đã dự tính không nghĩ tới Việt Nam, hay ít ra không để hồi tưởng thời gian hắc ám xâm nhập vào hạnh phúc tương lai của tôi. Nhìn lại dĩ vãng với sự giận dữ ởợ bất cứ khía cạnh nào mình đã trải qua là tự mình hủy hoại lấy mình, tôi may mắn đã tránh thoát khỏi chuyện này.

Khi tôi còn là tù binh của họ, người Việt Nam thường xuyên súc phạm tới tinh thần của chúng tôi như rêu rao Hoa kỳ đã bị chia rẽ nặng vì chiến tranh Việt Nam. Khi tôi trở về nhà, tôi mới kinh ngạc và phát giác ra lời rêu rao của họ là lộng ngôn, hoàn toàn có tính cách tuyên truyền. Dân chúng Hoa kỳ bị chia rẽ và nhiều người đã mất lòng tin để tin chắc rằng Hoa kỳ là một lực lượng hùng hậu nhất làm công việc thiện trên trái đất này.

Những năm sau này, sau khi tôi bước vào đời sống công cộng, tôi đã làm việc cho Thượng nghị sĩ John Kerry của Massachusetts, cùng với các cựu chiến binh khác tại Quốc hội để giúp giải quyết những đề xuất ngăn cản sự bình thường hoá giữa Hoa kỳ với Việt Nam. Những đề xuất này trong đó có sự công tác của Việt Nam để tìm kiếm các quân nhân bị mất tích, sự rút quân của Việt nam ra khỏi đất của Kampuchia, sự còn giam cầm những giới chức quân sự và những nhà chính trịỳ của miền Nam Việt Nam ngày xưa và cho những người nàyỳ được di trú tại Hoa kỳ. Tối hậu chúng tôi tiến tới công việc khuyến khích Tổng thống Clinton cho lập lại quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 11 tháng bẩy 1995.

Tôi được cái hân hạnh đóng một vai trò nhỏ trong nỗ lực này, nhưng có điều quan trọng là sự bình thường hóa không có nghĩa là sự hòa giải. Chúng tôi quyết định như thế để cho những người dân Hoa kỳ khác có thể dễ bỏ và quên đi cuộc chiến tranh và sự phân hóa trong dĩ vãng. Chúng tôi đã có thể giúp một số người Hoa kỳ cũng như một số người Việt Nam xoa dịu những sự bất bình còn đang kéo dài dài. Nhưng không có một ai có thể chính thức hòa giải giữa hai dân tộc của hai nước để khắc phục những mâu thuẫn đã diễn ra cay đắng và sắt máu. Cũng chắc chắn không có lấy một cựu chiến binh nào có quyền nhân danh cho một cựu chiến binh khác để mà hoà giải. Việc này là việc làm của mỗi người trong chúng ta phải tự hoàn tất lấy.

Tôi đã làm hòa với Việt Nam và nhân dân Việt Nam. Có những người Việt Nam mà tôi sẽ không bao giờ tha thứ vì sự ác độc của họ đối với chúng tôi. Tôi cũng sẽ không chấp nhận Việt nam là nơi để Hoa kỳ bị thua trận. Dân tộc Việt Nam sẽ được tự do trong một ngày nào đó, nhưng hiện nay chưa thể được. Sự chống đối của chúng tôi đối với chế độ của Việt nam hiện nay là chế độ đã từ chối sự tôn trọng quyền cơ bản để làm người. Song tôi đã chọn những cơ hội này để có quan hệ bình thường, quan hệ này giúp cho Việt Nam tìm ra một tương lai khá hơn đối với cuộc chiến tranh đã qua, một cuộc chiến tranh khốn khổ và tiêu hao.

Đối với bản thân chính của tôi, tôi thiệt khó khăn lắm mới xử dụng hồi ức mặt tốt của tôi cho Việt Nam, cũng như hầu hết các cựu chiến binh khác đang làm để xoa dịu chính cái bản ngã thuộc về dĩ vãng và để tìm ra sự khôn ngoan mà tất cả chúng tôi đã hằng khao khát ngày xưa.
Đây là một sự quá mỉa mai, vì những sự kinh hãi của chiến tranh, cuộc chiến dâng cho người chiến binh từng kinh nghiệm khả nhận về loài người. Những kinh nghiệm này phải dùng nguyên cả đời người mới chiêm nghiệm được, cảm thấy thấm thía trong một thoáng thời gian. Trong khi tôi đã viết ra cuốn sách của tôi, có một lúc những kẻ từng bắt tôi đã ép tôi phải ký thú nhận giả về những tội vi phạm trong chiến tranh. Hậu quả thất vọng của tôi đã gây cho tôi cái lúc đau thương nhất trong cuộc đời của tôi. Nhưng cái lý do dùng để đánh đập tôi buộc phải thú tội và sự khước từ của tôi như khi người Việt Nam sẽ cho tôi về với gia đình trước các tù binh bạn, nó chính là do tinh thần tự trọng vẫn còn trong tôi ngày nay mà ra.

Vì lòng nhân đạo, người ta đã ghét một kẻ thù trong những kẻ thù. Tôi đã viết về tôi đã bị bỏ cô độc, quạnh hiu trong hai năm trời. Trong hai năm, một tên cai ngục đã vào trong sà lim và ra lệnh tôi phải cúi đầu. Khi tôi từ chối, thằng này đã đánh tối gục xuống sàn. Cách cư xử này hầu như được làm vào mỗi buổi sáng suốt hai năm trời đối với riêng tôi.

Nhưng có khi tôi đang dở từng trang sách, tên cai ngục khác đã giúp chỉ cho tôi cái nghĩa của sự đặt hết lòng tin vào đạo, lòng tin mà thỉnh thoảng gần gũi tôi trong suốt cuộc sống. Vào một buổi tối, tôi bị trói bằng dây chão để hành hạ và bỏ nằm trong phòng vắng để chịu đau khổ suốt đêm. Sau đó viên cai ngục này người tôi chưa từng nóivới trước đây, vào phòng và nới lỏng dây chão để làm bớt đau. Trước khi trời sáng, viên cai ngục này đã trở lai và thắt chặt dây chão như cũ trước khi tên cai ngục khác có thể phát giác sự tử tế của hắn đối với tối. Hắn chẳng bao giời nói với tôi nửa lời, nhưng vài tháng sau, đúng vào buổi sáng ngày Giáng sinh, tôi đang đứng một mình trong sân nhà tù, cái người có lòng bác ái này bước lại gần tôi và đứng cạnh tôi một hồi. Sau đó hắn đã dùng giầy sandal vẽ một chữ thập dưới đất. Cả hai tù binh và cai ngục đứng im lặng tại đó khoảng một hay hai phút, tỏ lòng sùng bái cái thập tự đó cho tới khi người cai ngục xóa nó đi và bước đi để tránh xa.

Những kinh nghiệm này hiện đang làm tôi thay đổi, tôi chưa bao giờ cảm thấy có tự do hơn đối với riêng con người của tôi, tôi chỉ là một phần bé nhỏ của sự kháng chiến có tổ chức. Tôi đã khám phá thấy không có cái gì trong đời người cho bằng tự do tranh đấu cho cái nguyên do đang bao quanh bạn, nhưng không có nghĩa là chỉ có một mình bạn thôi đâu.

Tôi đã để mất tuổi niên thiếu, xông vào cuộc sống xã hội vạm vỡ của lớp học và thành công trong sự nghiệp của hải quân. Ngay chính bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn còn ấp ủ cái tính chất phù du trong tuổi thơ được nuông chiều sung sướng. Nhưng tại Việt Nam tôi đã học đuợc cái bài học chịu đựng. Đó là danh dự chúng ta đang có và tình thương ban đi nếu vào một thời gian nào đó trong cuộc đời của chúng ta, chúng ta hy sinh cho cái cao cả hơn cả quyền lợi riêng của chúng ta. Chúng ta có thể chọn để lúc đó qua đi. Nhưng chúng ta sẽ đau khổ cho sự mất mát sâu đậm hơn là sự hiến thân một lần để trả cho sự phù phiếm và niềm khoái lạc.

Năm 1985, tôi đã trở lại Việt Nam cùng với Walter Cronkite vào dịp kỷ niệm thứ 10, ngày Sai gon bị sụp đổ. Chúng tôi đã đi thăm nơi tôi đã bị bắt và trở lại thăm cái nhà tù để nhốt riêng một mình tôi, nơi có cả nguyên một đại đội tù còn đau khổ hơn tôi và can đảm hơn khi tôi gom sức. Tôi không có thể nào không nhớ những kẻ xấu và những người tốt tại nơi đây, tất cả như đang tràn ngập diễn ra trong trí nhớ của tôi. Nhưng những sự nhớ này không có gì lạ ngoài tiếng thở dài và tiếng gọi của tổ quốc, chính vì nó mà tôi đã có lần chiến đấu và chịu nhận ra rằng: Đời tôi đã được bề trên ban ơn và mãi mãi nó là của tôi.

(Kim Lai chuyển ngữ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.