Hôm nay,  

Bữa Cơm Người Già

11/13/199900:00:00(View: 8315)
Bạn,
Theo tài liệu Hội Chữ thập đỏ (Hồng thập tự) Sài Gòn, hầu hết các cơ sở từ thiện tại 11 quận nội thành, 6 quận vùng ven và 5 huyện ngoại thành Sài Gòn đều nhờ vào tài trợ của các hộitừ thiện. Đáng nói là tại mỗi quận, huyện đều có phòng Xã hội trực thuộc Ủy ban “Nhân dân” địa phương, nhưng các phòng này chỉ đóng vai trò quản lý, kiểm tra để cuối tháng báo cáo, cuối năm tổng kết “thành tích hoạt động xã hội”. Đối với việc giúp đỡ những người già neo đơn, khốn khó, các cơ quan chức năng CSVN cũng lờ đi, không có một chương trình cứu trợ thiết thực, trong khi đó, số người già neo đơn, bị con cái bỏ rơi hoặc không còn thân thích để nương tựa, ngày mỗi tăng. Tại nhiều quận vùng ven như Gò Vấp, Thủ Đức, mỗi quận có hơn 500 cụ già sống trong tình cảnh khốn cùng. Trước hiện trạng bi thương này, từ vài năm nay, một số hội viên hội Hồng Thập Tự Sài Gòn đã vận động các nhà hảo tâm tham gia chương trình “bữa cơm người già”. Đến nay, dù chỉ mới giúp được 814 người già trên toàn thành phố có được hai bữa cơm ăn mỗi ngày, thế nhưng chương trình từ thiện này nói trên đã là điểm tựa cho các cụ trong những ngày gần đất xa trời. Một phóng viên báo Người Lao Động đã ghi nhận về chương trình nói trên như sau:

Tại quận 3, ông Lê Hữu Nghĩa trong ban điều hành hội cho biết: từ hoàn cảnh thực tế của những người già neo đơn, khốn khổ trên địa bàn quận cần được giúp đỡ, đầu năm 1993, hội đã phát động chương trình “bữa cơm người già” ở tất cả các phường trong quận, với mục đích chăm lo hai bữa cơm miễn phí trong ngày cho các cụ bằng nguồn kinh phí vận động từ các cá nhân, đơn vị giàu lòng hảo tâm. Qua hơn 6 năm phát động, 70 cụ già neo đơn trong quận được nuôi cơm hai bữa trong ngày với mỗi suất cơm trị giá 5 ngàn đồng một bữa. Bên cạnh đó, các cụ còn được chăm sóc, giúp đỡ công việc sinh hoạt cá nhân, gia đình hàng ngày và động viên an ủi tinh thần bởi đội ngũ trên 100 người tình nguyện đưa cơm mỗi ngày. Tương tự, ở quận 1, chương trình bữa cơm người già được hội phát động trong 10 phường từ đầu năm 1996. Đến nay, có 322 cụ trong toàn quận được chăm sóc miễn phí hai bữa cơm trong ngày, với mỗi phần cơm trị giá 4,000 đồng/bữa. Tại quận Gò Vấp, đơn vị dẫn đầu các quận, huyện vùng ven về chương trình này, hiện có 61 cụ già neo đơn tại 12 phường trong quận được nuôi dưỡng, chăm sóc mỗi ngày với chi phí trên 4 triệu đồng một tháng từ nguồn vận động các nhà hảo tâm. Ở các quận, huyện cũng xuất hiện nhiều tấm lòng vàng tham gia đóng góp cho chương trình như ông Nguyễn Văn Nhung ngụ tại phường 3 quận Gò Vấp đóng góp gần 20 triệu tiền dành dụm cho chương trình. Đặc biệt là đội ngũ tình nguyện viên đưa cơm, chăm sóc các cụ trong thành phố có rất nhiều tấm gương nổi bật, như em Trần Ngọc Anh ở phường 2 quận 3. Hơn 6 năm qua, Ngọc Anh vừa đi học, vừa đi làm thêm nhưng vẫn tình nguyện đưa cơm đều đặn mỗi ngày hai cụ già trong phường, em Lê Đăng Sơn ở phường 11-Phú Nhuận, ngoài giờ học ở trường, Sơn đạp xe đi đưa cơm, chăm lo cho 10 cụ già khốn khó trong quận, Hoàng Tất Thắng ở Bình Mỹ Củ Chi chăm sóc cho một cụ già trong xã mỗi ngày từ năm 1994 đến nay, đồng thời Thắng nuôi heo đất được 2 triệu đồng để sửa nhà cho cụ trong năm 1998.

Bạn,
Tại hường 3 quận Gò Vấp, phóng viên trên đã gặp một bé tên là Phạm Thị Thanh Tâm, đạp xe dưới mưa tầm tã để đem cơm chiều đến cho cụ Trần Thị Duy, 75 tuổi sống một mình cùng phường. Em nói: Trời mưa, em càng phải đến sớm để lo cho cụ, Tội nghiệp, cụ sống một thân, một mình lại bị sốt. Vừa nói, em vừa tất tả quét dọn nhà cửa, vừa đút cơm cho cụ ăn, rồi đưa cho cụ một hộp thuốc bổ mà em mới mua bằng tiền dành dụm của mình.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã mơ hồ, viển vông và hão huyền khi tránh đương đầu với Trung Cộng ở bãi Tư Chính, Trường Sa.
Năm ấy, sau khi pháo giao thừa tắt lịm, không gian trở laị tịch mịch vô cùng, lúc ấy trong nhà bảo sanh có một người mẹ đau bụng chuyển dạ.
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Thượng Nghị Sĩ Tom Umberg, Cơ quan Contractors State License Board, và Dehli Center kính mời quý vị tham dự buổi Hội thảo miễn phí với đề tài Giúp Cao Niên Ngăn Ngừa Nguy Cơ Bị Lừa Gạt.
Trong giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay của Nhất Linh khoảng 1958 có Mục Hoa Hàm Tiếu. Đây là “Trang Thơ” dành cho những người mới tập làm thơ, hay nói đúng hơn là trang thơ thiếu nhi. Ở đây, tôi đã đọc những bài thơ của Sa Giang Trần Tuấn Kiệt, lúc này Trần Tuấn Kiệt 19 tuổi.
Tại các cơ sở thương mại mà đặc biệt là nhà hàng và tiệm Nail khắp Hoa Kỳ, thường thấy có trưng bảng thông báo “We reserve the right to refuse service to anyone” (tạm dịch: “Chúng tôi dành quyền từ chối phục vụ bất kỳ người nào”).
Mưa bay Trên Ngọn Tình Sầu Vì thơ dỡ mộng công hầu áo xanh
Lâu lắm rồi tôi có viết một bài với chủ đề "Người máy có biết yêu không?". Trong bài viết tôi đặt vấn đề xoay quanh câu hỏi làm sao người máy có được cảm xúc như con người, khi tôi nhìn thấy sự tiến bộ kỳ diệu của người máy.
Kế hoạch tổ chức Ngày Diễn Hành Tết 2020 đã bắt đầu thành hình. Năm nay, ngày diễn hành sẽ vào ngày thứ bảy, 25 tháng 1 năm 2020, bắt đầu từ 8 giờ sáng đến 11:30 giờ trưa, nhằm ngày Mồng Một Tết năm Canh Tý.
Trời kêu ai nấy dạ không chỉ là một thành ngữ mà còn là một triết lý sống của người dân Việt. Ai cũng chịu “gọi dạ” và “bảo vâng” như thế cả, và ai cũng chỉ mong sao là “ổng” kêu ai cũng được – trừ mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.